lengockhanhi
Film critic
Các bạn cinéphile thân mến
Đã lâu lắm rồi các bạn không thấy bóng dáng của Nhi chỗ này, Nhi rât tiếc vì điều đó. Sự vắng mặt của Nhi do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thứ nhất, dù bản thân Nhi vẫn còn khá gắn bó với diễn đàn, nhưng theo thời gian Nhi đã nhận thức được rằng sẽ tốt hơn nếu Nhi giữ cho riêng mình những cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm về phim ảnh, có một số điều mình không thể nói ra cho tất cả mọi người, vì sẽ gây tranh cãi, bât hòa và tổn thương nhau.
Thứ hai là Nhi vừa trải qua một thời gian khó khăn. Có một dạo Nhi phải ngừng sinh hoạt giải trí để chữa bệnh trầm cảm, sau đó Nhi tập trung làm và bảo vệ luận án PhD, rồi Nhi lại phải giải quyết chuyện giấy tờ cư trú hết hạn, chạy tìm một chỗ làm mới. Trong hoàn cảnh đó Nhi còn rất ít thời gian xem phim và lên mạng. Trong những ngày đó, thực ra Nhi không bỏ đi quá xa, Nhi cũng post nhạc, ghé qua thăm nhà anh Poly một vài lần, thấy mọi chuyện vẫn tốt đẹp. Anh Poly vẫn hào hứng giới thiệu những phim mới chiếu rạp, một số bạn mới viết bài bình luận phim.
[FONT=&]Hôm nay Nhi trở lại với các bạn, Nhi sẽ t[/FONT]âm sự [FONT=&]với các bạn v[/FONT]ề cách Nhi cảm nhận phim và đánh giá chúng.
Trong thời gian ngưng cầm bút, Nhi đã suy nghĩ nhiều về những gì mình đã viết, những gì Nhi đọc được từ các nhà phê bình phim, trong đó không ít là để quảng cáo cho phim đang chiếu rạp. Nhi nghĩ về vai trò của khán giả đối với điện ảnh.
Nhi không thể đưa ra định nghĩa thế nào là một chuyên gia phê bình phim, có khác nhau gì giữa họ với những nhà làm phim, và với khán giả bình thường.
Nhưng quan trọng nhất, Nhi khẳng định mình chưa bao giờ là một người phê bình phim chuyên nghiệp, càng không phải là người biết làm phim, vì Nhi chỉ là một khán giả bình thường.
Có 3 quan hệ tương tác giữa phim ảnh và xã hội, một, những nhà điện ảnh có kiến thức chuyên môn (đạo diễn, quay phim, diễn xuất...), có khả năng làm ra phim, tài năng của họ sẽ cho ra đời những bộ phim hay. Hai, là những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp, ví dụ nhà báo, nhà văn... có kiến thức về điện ảnh, nhưng công việc của họ không phải là làm phim, họ giữ vai trò thẩm định giá trị nghệ thuật của bộ phim. Ý kiến của họ được công chúng mặc nhiên xem là chuẩn mực.
Thành phần thứ ba, là khán giả. Đây là một nhân tố đặc biệt.
Khán giả không biết (và không cần biết) bộ phim đã làm ra như thế nào, họ không bao giờ làm phim. Tuy nhiên, khán giả là đối tượng quan trọng nhất để điện ảnh có thể tồn tại và phát triển. Một bộ phim dù tốt đến mấy nhưng không có khán giả thì không còn ý nghĩa gì cả.
Khán giả đón nhận bộ phim trước hết như một thụ thể, họ không xem phim để nhằm mổ xẻ phân tích, mà rất thụ động. Bằng khả năng cảm thụ, trình độ văn hóa nhất định của mình, mỗi khán giả có một đánh giá riêng về bộ phim mình xem. Họ định nghĩa một cách đơn giản là phim này hay vì làm họ thích, phim kia dở, làm họ chán. Nhưng ý kiến của số đông khán giả lại mang tính sống còn cho doanh thu và số phận của bộ phim. Để hiểu được những cảm xúc « thích, hay, dở, chán » của khán giả còn khó khăn phức tạp hơn việc phân tích bộ phim dưới góc nhìn kỹ thuât chuyên môn nữa.
Nhi là khán giả, các bạn trong này phần lớn, cũng là khán giả.
Nhi chưa bao giờ tự cho mình là một người phân tích phim chuyên nghiệp, vì Nhi chưa có ngày nào học ở trường điện ảnh, chưa bao giờ đi theo đoàn làm phim, và dĩ nhiên là không biết làm phim. Nhưng Nhi là một khán giả đặc biệt.
Thứ nhất: Nhi hiểu rõ, và có khả năng diễn đạt lại chính xác hiệu quả mà bộ phim mang lại cho mình. Nhi có thể cười, khóc vô thức theo câu chuyện phim, nhưng cùng lúc Nhi hiểu mình là một cái máy cảm thụ những tín hiệu kích thích của phim, tất cả đều có cơ chế sinh lý, vật lý, tâm lý của nó.
Nói cách khác, Nhi biết gọi tên của những cảm xúc của bản thân mình, hiểu rõ cơ chế nào dẫn đến những cảm xúc đó. Từ đó Nhi có thể phân tích bộ phim và giải thích được điểm mạnh và yếu của nó.
Sau đó, Nhi là một khán giả rất khó tính, vì số lượng phim Nhi đã xem trong đời quá nhiều. Như một người nghiện ma tuý nặng, cùng một liều thuốc thông thường có thể chinh phục nhiều người có thể không là gì cả đối với Nhi. Và Nhi thấy hạnh phúc vì những điều đó.
Nếu các bạn có thể gọi tên được những cảm xúc của mình, đó là một bước rất quan trọng để đi tìm hạnh phúc do phim ảnh mang lại, khi bạn hiểu vì sao mình yêu thích bộ phim này đến như vậy, bạn sẽ có một kinh nghiệm, vẽ được bản đồ đi đến hạnh phúc, và bạn sẽ không bao giờ vấp ngã, lạc lối, những niềm vui mới sẽ chờ đón bạn ở mọi ngã, chỉ cần bạn chọn đúng hướng để đón nhận chúng.
Trong bài thứ 1 này, Nhi sẽ phân tích yếu tố đầu tiên làm một bộ phim được gọi là hay. Vì đối với khán giả phim hay là phim làm cho họ thỏa mãn. Họ sẽ dùng những chữ như "hay, đã, sướng, thích..." để mô tả bộ phim. Cảm giác đó là chung cho mọi người, Nhi hay anh Poly cũng rất nhiều lần sử dụng những từ như vậy. Nhưng rất khó để giải thích nguyên nhân của những cảm giác này.
Một bộ phim có thể "hay,sướng" theo rất nhiều cách.
Có phim hay vì có những hình ảnh tuyệt đẹp (ví dụ: bất cứ phim Anime nào của Ghibli)
Có phim hay vì mang lại rất nhiều cảm xúc vui buồn (ví dụ: bất kì 1 phim hài nào làm bạn cười nghiêng ngả)
Có phim hay vì câu chuyện lôi cuốn, bất ngờ (ví dụ: Millenium, Game of Thrones, Dark Knight...)
Có phim hay vì mọi thứ thật vĩ đại, choáng ngợp, kì lạ (ví dụ: Transformers, 300, Avatar...)
...
Vì vậy có rất nhiều ngã đường đưa đến hạnh phúc cho khán giả
Chúng ta sẽ vẽ ra con đường thứ nhất, mà theo Nhi là quan trọng nhất...
----------------------------------------------------------------
Bài 1 : Một phim hay là một câu chuyện hay
Nội dung của con đường thứ nhất rất đơn giản, Nhi sẽ nói về yếu tố đầu tiên, cũng là quan trọng nhất quyết định giá trị một bộ phim. Đó chính là câu chuyện mà nó kể cho bạn. Một phim hay chính là một câu chuyện hay. Và con người luôn thích nghe những câu chuyện hay.
Thật vậy, khi còn nhỏ ai trong chúng ta cũng thích nghe kể chuyện, ở nhà trẻ, ở nhà, giữa bạn bè, bên người thân…
Khi lớn lên, nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng nhìn mọi sự kiện trong thế giới xung quanh theo cách rời rạc, và nghĩ rằng không còn những câu chuyện kể nữa, nhưng những câu chuyện luôn tồn tại. Câu chuyện là cách sắp xếp những sự kiện theo một trình tự nhất định, có điểm mở đầu và điểm kết thúc. Tất cả mọi thứ ta gặp hằng ngày là những câu chuyện, nếu ta nhìn ra đâu là mở đầu, đâu là kết thúc.
Người biết kể một câu chuyện hay sẽ thành công trong mọi lĩnh vực. Cùng là cuốn sách giáo khoa, nhưng thầy giáo giảng bài dễ hiểu dễ nhớ là người biết sắp xếp, liên kết những kiến thức thành một câu chuyện có ý nghĩa, cùng 1 sự kiện nhưng phóng viên thành công là người viết bài báo thành một câu chuyện hấp dẫn độc giả, trong giới khoa học cũng vậy, một nhà khoa học có tài không phải hoàn toàn vì họ tìm ra những thứ siêu đẳng, mà một phần vì họ biết cách trình bày, diễn giải chúng một cách rõ ràng, đơn giản và mỗi bài báo khoa học hay là một câu chuyện. Một nhà chính trị giỏi thuyết phục công chúng nếu trong khi diễn thuyết, họ biến lời nói thành một câu chuyện.
Bản năng con người thích nghe kể chuyện, và phim ảnh không ngoại lệ.
Một bộ phim hay phải là một câu chuyện hay.
Nhi chợt nhớ đến phim Rambo, khi người ta nghe ông già 60 tuổi làm 1 phim hành động, và đóng vai chính, ai cũng cười lăn. Nhưng khi phim chiếu rồi, ai cũng khen là hay. Nó hay hơn nhiều so với 2 phần trước đó. Chỉ đơn giản vì phim Rambo là một câu chuyện hoàn chỉnh, khéo léo, vừa kích động lòng thù hận của khán giả, vừa có chút triết lý, mọi thứ đều liên kết với nhau, có trình tự, có lí lẽ, và có kết thúc thỏa mãn.
Tương tự, phim The Dark Knight hay hơn rất nhiều so với những phim Batman trước đó, vì nó là một câu chuyện, phức tạp hơn, lôi cuốn hơn, ... tóm lại nó hay vì cách kể chuyện hơn là những cảnh hành động.
Thế nào là một câu chuyện hay ?
Thứ nhất: Câu chuyện đó phải đáng tin :
Trong suốt chiều dài câu chuyện, chỉ cần có một chi tiết phi lý, không hợp lẽ cũng có thể làm người nghe thất vọng, bất mãn. Để tạo nên một câu chuyện đáng tin đòi hỏi rất nhiều công sức. Từ biên kịch, thiết kế, cho tới diễn xuất. Những người đạo diễn làm phim cẩn thận trong mọi chi tiết không phải vì họ cầu toàn, đòi hỏi quá đáng đâu, nhưng vì họ muốn câu chuyện trong phim không được có một điểm sơ hở nào cả. Ví dụ đang giữa chiến trường đánh nhau ác liệt mà khán giả nhìn thấy diễn viên mặc một cái áo mới tinh và sáng bóng (như là phim Transformers phần 3), đó là 1 chi tiết vô lý, câu chuyện đang hay bỗng trở thành lố bịch. Cũng tương tự nếu xe đạp, đồng hồ, điện thoại xuất hiện trong một cảnh phim thời trung cổ, hay một cô thôn nữ da trắng và trang điểm như công chúa…
câu chuyện còn có điểm nghi ngờ, giả tạo sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Về tình tiết cũng vậy; câu chuyện đáng tin đòi hỏi mọi thứ đều gần với lý lẽ bình thường. Không thể có sự chuyển biến tâm lý quá nhanh của một nhân vật, không có kẻ nào tốt đẹp một cách hoàn hảo, cũng như xấu xa cùng cực, không thể có những sự tình cờ phi lý, không có cái nhìn một chiều, không có những lời thoại « quá kịch » … Nhiều khán giả thất vọng khi phải thấy người hùng trong phim không hề hấn gì ngay cả khi hàng trăm tay súng nã đạn vào anh ta. Có những phim hành động tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng chỉ vì một vài tình tiết khiên cưỡng phi lý mà bị chê bai không tiếc lời.
Ta không nên coi thường những điều nhỏ nhặt, vì chúng sẽ ghi vào bộ não của khán giả và dồn lại, chồng chất, có thể biến đổi cảm xúc của họ theo cách rất xấu.
Sự chân thực còn đòi hỏi nhiều ở diễn viên, họ phải sống thực trong hoàn cảnh đó, không cần phải chê về những cách diễn như trả bài, vô hồn, nhưng nhiều khi nét mặt, ánh mắt và lời nói của diễn viên có thể làm khán giả yêu thích hay chán ghét. Có nhiều người không thích phong cách của Nicolas Cage, cũng như giọng của Johnny Trí Nguyễn thực sự là thảm họa…
Một bộ phim hay là một bàn cờ mà mỗi con cờ đều có giá trị, ở những phim trường Âu Mỹ, diễn viên quần chúng cũng là những người chuyên nghiệp, có hợp đồng hẳn hoi, dù họ chỉ đóng vai người bán hàng, đi qua đi lại, các bạn hãy tin Nhi, không dưới một lần Nhi bức xúc khi xem phim VN trong đó 2 vai chính đang diễn rất ngọt thì bà bán hủ tíu hay cô bán cafe xuất hiện và nói bằng một giọng đều đều như trả bài. Câu chuyện biến thành vô duyên ngay lập tức.
2) Câu chuyện hay cần có những thứ bị che giấu
Trong "nghìn lẻ một đêm", nàng Scheherazade đã kể chuyện khéo đến mức có thể phá giải lời nguyền độc ác của nhà vua. Bí quyết của nàng để những câu chuyện có thể kéo dài 1001 đêm mà vẫn hấp dẫn, đó là kết cục của câu chuyện luôn được ẩn giấu để dành cho đêm sau.
Hầu hết những bộ phim hay đều lôi cuốn sự tập trung theo dõi của khán giả bằng một cấu trúc kịch bản mà trong đó có nhiều bí ẩn bị che giấu. Một kết thúc quá dễ đoán luôn làm thất vọng người xem, kì vậy đó, người ta luôn hy vọng giải đáp được những câu đố, nhưng lại thất vọng nếu tự mình tìm ra câu trả lời một cách quá dễ dàng.
Bộ phim Millenium dựa trên một tiểu thuyết trinh thám xuất sắc, và khán giả bị lôi cuốn theo câu chuyện vì muốn biết chân tướng của vụ án, hơn là vì thương cảm cho cô gái vai chính, mặc dù đó là một nhân vật trung tâm, cuộc đời cô là một bi kịch. Nếu người ta kể một câu chuyện bi kịch xoay quanh cô ấy, có thể nó không thành công đến mức như vậy.
Trong những phim kinh dị tâm linh của Hàn quốc, luôn có một bí ẩn giấu kín và chỉ xem đến phút cuối ta mới hiểu được toàn bộ câu chuyện. Còn những phim truyền hình thì không cần phải nói vì nó rất rõ ràng, nếu không có những câu hỏi, ẩn số, khán giả không thể nào theo nổi một series dài mấy năm trời được.
Tính ẩn giấu, những câu đố và bất ngờ là những nhân tố quan trọng để xây dựng một câu chuyện phim có sức hấp dẫn cao. Những kịch bản phim hiện đại không ít lần đã sử dụng cấu trúc không tuyến tính để đảo lộn tất cả mọi trật tự nhân quả, nhằm kích thích tối đa trí tò mò của khán giả, ví dụ rõ nhất là phim Memento, hay Vantage Points.
3) Cách kể chuyện bằng lời
Nhi đặc biệt thích những bộ phim có hình thức độc thoại của nhân vật chính, nó cho Nhi cảm giác rất gần gũi và thoải mái, giống như nhân vật trong phim đang ngồi tâm sự bên tai mình vậy. Nghe câu chuyện bằng lời thực sự thú vị hơn cả quan sát nó bằng hình ảnh. Lần đầu tiên Nhi được nghe 1 câu chuyện như vậy, là khi xem phim Forest Gump. Các bạn cũng còn nhớ cảm giác này. Trong phim : The Inside man, nó đã mở đầu thế nào nhỉ ? Tên cướp ngồi nhìn vào mắt bạn và thổ lộ : tôi có kế hoạch hoàn hảo để cướp ngân hàng, các bạn hãy chú ý nghe tôi nói. Và rất nhiều, nhiều phim hay khác mà nhân vật chính luôn tâm sự với khán giả về nhiều điều, suy nghĩ của anh ta, bình luận những sự kiện, hướng dẫn người xem theo bước đi của mình. Đó thực sự là một câu chuyện kể chứ không còn là kịch hay phim nữa.
...
Nhưng một phim hay không đòi hỏi phải đi theo một con đường duy nhất, không ai đòi hỏi phim nào cũng phải có triết lý hay bí ẩn
Trong kì tới Nhi sẽ vẽ ra những con đường khác của cái "hay" cho phim.
Thân.
Đã lâu lắm rồi các bạn không thấy bóng dáng của Nhi chỗ này, Nhi rât tiếc vì điều đó. Sự vắng mặt của Nhi do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thứ nhất, dù bản thân Nhi vẫn còn khá gắn bó với diễn đàn, nhưng theo thời gian Nhi đã nhận thức được rằng sẽ tốt hơn nếu Nhi giữ cho riêng mình những cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm về phim ảnh, có một số điều mình không thể nói ra cho tất cả mọi người, vì sẽ gây tranh cãi, bât hòa và tổn thương nhau.
Thứ hai là Nhi vừa trải qua một thời gian khó khăn. Có một dạo Nhi phải ngừng sinh hoạt giải trí để chữa bệnh trầm cảm, sau đó Nhi tập trung làm và bảo vệ luận án PhD, rồi Nhi lại phải giải quyết chuyện giấy tờ cư trú hết hạn, chạy tìm một chỗ làm mới. Trong hoàn cảnh đó Nhi còn rất ít thời gian xem phim và lên mạng. Trong những ngày đó, thực ra Nhi không bỏ đi quá xa, Nhi cũng post nhạc, ghé qua thăm nhà anh Poly một vài lần, thấy mọi chuyện vẫn tốt đẹp. Anh Poly vẫn hào hứng giới thiệu những phim mới chiếu rạp, một số bạn mới viết bài bình luận phim.
[FONT=&]Hôm nay Nhi trở lại với các bạn, Nhi sẽ t[/FONT]âm sự [FONT=&]với các bạn v[/FONT]ề cách Nhi cảm nhận phim và đánh giá chúng.
Trong thời gian ngưng cầm bút, Nhi đã suy nghĩ nhiều về những gì mình đã viết, những gì Nhi đọc được từ các nhà phê bình phim, trong đó không ít là để quảng cáo cho phim đang chiếu rạp. Nhi nghĩ về vai trò của khán giả đối với điện ảnh.
Nhi không thể đưa ra định nghĩa thế nào là một chuyên gia phê bình phim, có khác nhau gì giữa họ với những nhà làm phim, và với khán giả bình thường.
Nhưng quan trọng nhất, Nhi khẳng định mình chưa bao giờ là một người phê bình phim chuyên nghiệp, càng không phải là người biết làm phim, vì Nhi chỉ là một khán giả bình thường.
Có 3 quan hệ tương tác giữa phim ảnh và xã hội, một, những nhà điện ảnh có kiến thức chuyên môn (đạo diễn, quay phim, diễn xuất...), có khả năng làm ra phim, tài năng của họ sẽ cho ra đời những bộ phim hay. Hai, là những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp, ví dụ nhà báo, nhà văn... có kiến thức về điện ảnh, nhưng công việc của họ không phải là làm phim, họ giữ vai trò thẩm định giá trị nghệ thuật của bộ phim. Ý kiến của họ được công chúng mặc nhiên xem là chuẩn mực.
Thành phần thứ ba, là khán giả. Đây là một nhân tố đặc biệt.
Khán giả không biết (và không cần biết) bộ phim đã làm ra như thế nào, họ không bao giờ làm phim. Tuy nhiên, khán giả là đối tượng quan trọng nhất để điện ảnh có thể tồn tại và phát triển. Một bộ phim dù tốt đến mấy nhưng không có khán giả thì không còn ý nghĩa gì cả.
Khán giả đón nhận bộ phim trước hết như một thụ thể, họ không xem phim để nhằm mổ xẻ phân tích, mà rất thụ động. Bằng khả năng cảm thụ, trình độ văn hóa nhất định của mình, mỗi khán giả có một đánh giá riêng về bộ phim mình xem. Họ định nghĩa một cách đơn giản là phim này hay vì làm họ thích, phim kia dở, làm họ chán. Nhưng ý kiến của số đông khán giả lại mang tính sống còn cho doanh thu và số phận của bộ phim. Để hiểu được những cảm xúc « thích, hay, dở, chán » của khán giả còn khó khăn phức tạp hơn việc phân tích bộ phim dưới góc nhìn kỹ thuât chuyên môn nữa.
Nhi là khán giả, các bạn trong này phần lớn, cũng là khán giả.
Nhi chưa bao giờ tự cho mình là một người phân tích phim chuyên nghiệp, vì Nhi chưa có ngày nào học ở trường điện ảnh, chưa bao giờ đi theo đoàn làm phim, và dĩ nhiên là không biết làm phim. Nhưng Nhi là một khán giả đặc biệt.
Thứ nhất: Nhi hiểu rõ, và có khả năng diễn đạt lại chính xác hiệu quả mà bộ phim mang lại cho mình. Nhi có thể cười, khóc vô thức theo câu chuyện phim, nhưng cùng lúc Nhi hiểu mình là một cái máy cảm thụ những tín hiệu kích thích của phim, tất cả đều có cơ chế sinh lý, vật lý, tâm lý của nó.
Nói cách khác, Nhi biết gọi tên của những cảm xúc của bản thân mình, hiểu rõ cơ chế nào dẫn đến những cảm xúc đó. Từ đó Nhi có thể phân tích bộ phim và giải thích được điểm mạnh và yếu của nó.
Sau đó, Nhi là một khán giả rất khó tính, vì số lượng phim Nhi đã xem trong đời quá nhiều. Như một người nghiện ma tuý nặng, cùng một liều thuốc thông thường có thể chinh phục nhiều người có thể không là gì cả đối với Nhi. Và Nhi thấy hạnh phúc vì những điều đó.
Nếu các bạn có thể gọi tên được những cảm xúc của mình, đó là một bước rất quan trọng để đi tìm hạnh phúc do phim ảnh mang lại, khi bạn hiểu vì sao mình yêu thích bộ phim này đến như vậy, bạn sẽ có một kinh nghiệm, vẽ được bản đồ đi đến hạnh phúc, và bạn sẽ không bao giờ vấp ngã, lạc lối, những niềm vui mới sẽ chờ đón bạn ở mọi ngã, chỉ cần bạn chọn đúng hướng để đón nhận chúng.
Trong bài thứ 1 này, Nhi sẽ phân tích yếu tố đầu tiên làm một bộ phim được gọi là hay. Vì đối với khán giả phim hay là phim làm cho họ thỏa mãn. Họ sẽ dùng những chữ như "hay, đã, sướng, thích..." để mô tả bộ phim. Cảm giác đó là chung cho mọi người, Nhi hay anh Poly cũng rất nhiều lần sử dụng những từ như vậy. Nhưng rất khó để giải thích nguyên nhân của những cảm giác này.
Một bộ phim có thể "hay,sướng" theo rất nhiều cách.
Có phim hay vì có những hình ảnh tuyệt đẹp (ví dụ: bất cứ phim Anime nào của Ghibli)
Có phim hay vì mang lại rất nhiều cảm xúc vui buồn (ví dụ: bất kì 1 phim hài nào làm bạn cười nghiêng ngả)
Có phim hay vì câu chuyện lôi cuốn, bất ngờ (ví dụ: Millenium, Game of Thrones, Dark Knight...)
Có phim hay vì mọi thứ thật vĩ đại, choáng ngợp, kì lạ (ví dụ: Transformers, 300, Avatar...)
...
Vì vậy có rất nhiều ngã đường đưa đến hạnh phúc cho khán giả
Chúng ta sẽ vẽ ra con đường thứ nhất, mà theo Nhi là quan trọng nhất...
----------------------------------------------------------------
Bài 1 : Một phim hay là một câu chuyện hay
Nội dung của con đường thứ nhất rất đơn giản, Nhi sẽ nói về yếu tố đầu tiên, cũng là quan trọng nhất quyết định giá trị một bộ phim. Đó chính là câu chuyện mà nó kể cho bạn. Một phim hay chính là một câu chuyện hay. Và con người luôn thích nghe những câu chuyện hay.
Thật vậy, khi còn nhỏ ai trong chúng ta cũng thích nghe kể chuyện, ở nhà trẻ, ở nhà, giữa bạn bè, bên người thân…
Khi lớn lên, nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng nhìn mọi sự kiện trong thế giới xung quanh theo cách rời rạc, và nghĩ rằng không còn những câu chuyện kể nữa, nhưng những câu chuyện luôn tồn tại. Câu chuyện là cách sắp xếp những sự kiện theo một trình tự nhất định, có điểm mở đầu và điểm kết thúc. Tất cả mọi thứ ta gặp hằng ngày là những câu chuyện, nếu ta nhìn ra đâu là mở đầu, đâu là kết thúc.
Người biết kể một câu chuyện hay sẽ thành công trong mọi lĩnh vực. Cùng là cuốn sách giáo khoa, nhưng thầy giáo giảng bài dễ hiểu dễ nhớ là người biết sắp xếp, liên kết những kiến thức thành một câu chuyện có ý nghĩa, cùng 1 sự kiện nhưng phóng viên thành công là người viết bài báo thành một câu chuyện hấp dẫn độc giả, trong giới khoa học cũng vậy, một nhà khoa học có tài không phải hoàn toàn vì họ tìm ra những thứ siêu đẳng, mà một phần vì họ biết cách trình bày, diễn giải chúng một cách rõ ràng, đơn giản và mỗi bài báo khoa học hay là một câu chuyện. Một nhà chính trị giỏi thuyết phục công chúng nếu trong khi diễn thuyết, họ biến lời nói thành một câu chuyện.
Bản năng con người thích nghe kể chuyện, và phim ảnh không ngoại lệ.
Một bộ phim hay phải là một câu chuyện hay.
Nhi chợt nhớ đến phim Rambo, khi người ta nghe ông già 60 tuổi làm 1 phim hành động, và đóng vai chính, ai cũng cười lăn. Nhưng khi phim chiếu rồi, ai cũng khen là hay. Nó hay hơn nhiều so với 2 phần trước đó. Chỉ đơn giản vì phim Rambo là một câu chuyện hoàn chỉnh, khéo léo, vừa kích động lòng thù hận của khán giả, vừa có chút triết lý, mọi thứ đều liên kết với nhau, có trình tự, có lí lẽ, và có kết thúc thỏa mãn.
Tương tự, phim The Dark Knight hay hơn rất nhiều so với những phim Batman trước đó, vì nó là một câu chuyện, phức tạp hơn, lôi cuốn hơn, ... tóm lại nó hay vì cách kể chuyện hơn là những cảnh hành động.
Thế nào là một câu chuyện hay ?
Thứ nhất: Câu chuyện đó phải đáng tin :
Trong suốt chiều dài câu chuyện, chỉ cần có một chi tiết phi lý, không hợp lẽ cũng có thể làm người nghe thất vọng, bất mãn. Để tạo nên một câu chuyện đáng tin đòi hỏi rất nhiều công sức. Từ biên kịch, thiết kế, cho tới diễn xuất. Những người đạo diễn làm phim cẩn thận trong mọi chi tiết không phải vì họ cầu toàn, đòi hỏi quá đáng đâu, nhưng vì họ muốn câu chuyện trong phim không được có một điểm sơ hở nào cả. Ví dụ đang giữa chiến trường đánh nhau ác liệt mà khán giả nhìn thấy diễn viên mặc một cái áo mới tinh và sáng bóng (như là phim Transformers phần 3), đó là 1 chi tiết vô lý, câu chuyện đang hay bỗng trở thành lố bịch. Cũng tương tự nếu xe đạp, đồng hồ, điện thoại xuất hiện trong một cảnh phim thời trung cổ, hay một cô thôn nữ da trắng và trang điểm như công chúa…
câu chuyện còn có điểm nghi ngờ, giả tạo sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Về tình tiết cũng vậy; câu chuyện đáng tin đòi hỏi mọi thứ đều gần với lý lẽ bình thường. Không thể có sự chuyển biến tâm lý quá nhanh của một nhân vật, không có kẻ nào tốt đẹp một cách hoàn hảo, cũng như xấu xa cùng cực, không thể có những sự tình cờ phi lý, không có cái nhìn một chiều, không có những lời thoại « quá kịch » … Nhiều khán giả thất vọng khi phải thấy người hùng trong phim không hề hấn gì ngay cả khi hàng trăm tay súng nã đạn vào anh ta. Có những phim hành động tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng chỉ vì một vài tình tiết khiên cưỡng phi lý mà bị chê bai không tiếc lời.
Ta không nên coi thường những điều nhỏ nhặt, vì chúng sẽ ghi vào bộ não của khán giả và dồn lại, chồng chất, có thể biến đổi cảm xúc của họ theo cách rất xấu.
Sự chân thực còn đòi hỏi nhiều ở diễn viên, họ phải sống thực trong hoàn cảnh đó, không cần phải chê về những cách diễn như trả bài, vô hồn, nhưng nhiều khi nét mặt, ánh mắt và lời nói của diễn viên có thể làm khán giả yêu thích hay chán ghét. Có nhiều người không thích phong cách của Nicolas Cage, cũng như giọng của Johnny Trí Nguyễn thực sự là thảm họa…
Một bộ phim hay là một bàn cờ mà mỗi con cờ đều có giá trị, ở những phim trường Âu Mỹ, diễn viên quần chúng cũng là những người chuyên nghiệp, có hợp đồng hẳn hoi, dù họ chỉ đóng vai người bán hàng, đi qua đi lại, các bạn hãy tin Nhi, không dưới một lần Nhi bức xúc khi xem phim VN trong đó 2 vai chính đang diễn rất ngọt thì bà bán hủ tíu hay cô bán cafe xuất hiện và nói bằng một giọng đều đều như trả bài. Câu chuyện biến thành vô duyên ngay lập tức.
2) Câu chuyện hay cần có những thứ bị che giấu
Trong "nghìn lẻ một đêm", nàng Scheherazade đã kể chuyện khéo đến mức có thể phá giải lời nguyền độc ác của nhà vua. Bí quyết của nàng để những câu chuyện có thể kéo dài 1001 đêm mà vẫn hấp dẫn, đó là kết cục của câu chuyện luôn được ẩn giấu để dành cho đêm sau.
Hầu hết những bộ phim hay đều lôi cuốn sự tập trung theo dõi của khán giả bằng một cấu trúc kịch bản mà trong đó có nhiều bí ẩn bị che giấu. Một kết thúc quá dễ đoán luôn làm thất vọng người xem, kì vậy đó, người ta luôn hy vọng giải đáp được những câu đố, nhưng lại thất vọng nếu tự mình tìm ra câu trả lời một cách quá dễ dàng.
Bộ phim Millenium dựa trên một tiểu thuyết trinh thám xuất sắc, và khán giả bị lôi cuốn theo câu chuyện vì muốn biết chân tướng của vụ án, hơn là vì thương cảm cho cô gái vai chính, mặc dù đó là một nhân vật trung tâm, cuộc đời cô là một bi kịch. Nếu người ta kể một câu chuyện bi kịch xoay quanh cô ấy, có thể nó không thành công đến mức như vậy.
Trong những phim kinh dị tâm linh của Hàn quốc, luôn có một bí ẩn giấu kín và chỉ xem đến phút cuối ta mới hiểu được toàn bộ câu chuyện. Còn những phim truyền hình thì không cần phải nói vì nó rất rõ ràng, nếu không có những câu hỏi, ẩn số, khán giả không thể nào theo nổi một series dài mấy năm trời được.
Tính ẩn giấu, những câu đố và bất ngờ là những nhân tố quan trọng để xây dựng một câu chuyện phim có sức hấp dẫn cao. Những kịch bản phim hiện đại không ít lần đã sử dụng cấu trúc không tuyến tính để đảo lộn tất cả mọi trật tự nhân quả, nhằm kích thích tối đa trí tò mò của khán giả, ví dụ rõ nhất là phim Memento, hay Vantage Points.
3) Cách kể chuyện bằng lời
Nhi đặc biệt thích những bộ phim có hình thức độc thoại của nhân vật chính, nó cho Nhi cảm giác rất gần gũi và thoải mái, giống như nhân vật trong phim đang ngồi tâm sự bên tai mình vậy. Nghe câu chuyện bằng lời thực sự thú vị hơn cả quan sát nó bằng hình ảnh. Lần đầu tiên Nhi được nghe 1 câu chuyện như vậy, là khi xem phim Forest Gump. Các bạn cũng còn nhớ cảm giác này. Trong phim : The Inside man, nó đã mở đầu thế nào nhỉ ? Tên cướp ngồi nhìn vào mắt bạn và thổ lộ : tôi có kế hoạch hoàn hảo để cướp ngân hàng, các bạn hãy chú ý nghe tôi nói. Và rất nhiều, nhiều phim hay khác mà nhân vật chính luôn tâm sự với khán giả về nhiều điều, suy nghĩ của anh ta, bình luận những sự kiện, hướng dẫn người xem theo bước đi của mình. Đó thực sự là một câu chuyện kể chứ không còn là kịch hay phim nữa.
...
Nhưng một phim hay không đòi hỏi phải đi theo một con đường duy nhất, không ai đòi hỏi phim nào cũng phải có triết lý hay bí ẩn
Trong kì tới Nhi sẽ vẽ ra những con đường khác của cái "hay" cho phim.
Thân.
Chỉnh sửa lần cuối: