EOS 1DX, sản phẩm DSLR chủ lực mới của Canon vừa công bố, sẽ là kẻ thay thế cho 1D mk IV và 1DS mk III. Từ năm 2002, trước khi 1DS ra đời, Canon có 2 dòng máy ảnh chuyên nghiệp đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường. Phiên bản 1DS mark III hiện tại với cảm biến hình ảnh kích thước đầy đủ (full-frame sensor) là sự lựa chọn cho studio và các tay máy chụp phong cảnh, chân dung và chụp ảnh sản phẩm, trong khi “quái vật” tốc độ 1D mark IV lại là sự lựa chọn tốt cho cánh nhà báo, thể thao và các tay máy chuyên về đề tài thiên nhiên. 1D mark IV sử dụng cảm biến cúp 1.3 và chế độ chụp liên tục 10 hình/ giây.
Canon 1DX mới có cấu hình hấp dẫn và vượt mặt 2 dòng trên ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có 2 tính năng không được nâng cấp. Đầu tiên là độ phân giải. 1DX “kiêu hãnh” với độ phân giải 18.1 MP, nếu so với 21 MP của 1DS mk III là thấp hơn. Sự “thua kém” này tạo cho nhiều người cảm giác là 1DX…tệ hơn (rất, rất và rất nhiều người vẫn luôn cho rằng, máy ảnh “chấm” càng cao thì chụp càng đẹp !). Sỡ dĩ có điều này là vì chính sách marketing của nhiều công ty tấn công dồn dập vào độ phân giải, tạo ra 1 sự thừa thãi về pixel. Trong khi đó, nhiều “chấm” chỉ đồng nghĩa với việc phải mua thẻ nhớ và ổ cứng dung lượng cao hơn để lưu trữ ảnh mà thôi!
Một số người xem việc giảm số lượng pixel xuống trên dòng 1DX là bước đi tốt của Canon. Số pixel ít hơn đồng nghĩa với kích thước vật lý của mỗi pixel sẽ lớn hơn, kéo theo lượng ánh sáng trên mỗi diện tích bề mặt nhiều hơn sẽ giảm nhiễu nhiều hơn. Canon 1DX có thể “nhìn” xuyên đêm nhờ vào thiết đặt độ nhạy sáng tối đa ISO 51200 tiêu chuẩn và ISO 204800 chế độ mở rộng.
Tất nhiên, đối với mọi tay máy thì 1 bước lùi của công nghệ không thể được xem là sự tiện lợi được. Hạn chế của dòng 1DX chính là chức năng autofocus chỉ làm việc với ống kính f/5.6. Chắc chắn, sự hạn chế này sẽ không làm “sứt mẻ” tình yêu của phần đông tay máy (chuyên lẫn sắp chuyên) dành cho Canon. Tuy nhiên, những tay máy thể thao và chuyên về thiên nhiên sẽ không…hài lòng tí nào với hạn chế này của 1DX.
Hệ số cúp
Có nhiều tay máy dư dả về kinh tế xài những loại ống kính trắng, dài đắt tiền. Có lẽ họ cũng sẽ thích tốc độ của mẫu này với cảm biến cúp 1.3x (1.3x crop sensor) và chế độ chụp liên tục 10 khung hình mỗi giây, đồng thời tính năng chống nước chuyên nghiệp (pro-spec waterproofing) cũng sẽ là 1 lợi điểm lớn trước những thời tiết khắc nghiệt. Vấn đề còn lại chỉ là tầm ngắm của chú em 1DX.
Rõ ràng, khi bạn chụp Chim và Bướm (như bác Poly hay làm trong Sở thú) thì ống kính càng dài càng tốt. Hệ số phóng đại hay cúp sẽ càng tốt. 1D mk IV có ống kính hệ số nhân 1.3x và thật sự là lợi thế cho một số tay máy.
Buồn thay, đó chưa phải là kết thúc câu chuyện bởi vì hầu hết những dòng camera chuyên nghiệp đời trước luôn có tính năng autofocus với ống kính khẩu độ giảm tối đa f/8.0. Không phải ống kính nào cũng có khẩu độ tối đa f/8.0. Đa phần, khẩu độ bị giảm do những thiết bị mở rộng hoặc chuyển đổi tê lê 2x và 1.4x (teleconverter or extender) thực hiện.
Một bộ chuyển đổi tê lê 1.4x giảm khẩu độ tối đa xuống 1 và bộ 2x giảm khẩu độ xuống 2. Nghĩa là 1 ống kính 500mm hay 600mm f/4.0 với bộ chuyển đổi tê lê 2x sẽ cho khẩu độ tối đa là f/8.0. Cho tới nay, thì sự kết hợp ống kính như thế trên các dòng máy Canon chuyên nghiệp luôn luôn cho tính năng autofocus, nhưng nếu kết hợp 1DX với ống kính và bộ chuyển đổi thì chỉ có bộ chuyển đổi 1.4x là cho được tính năng autofocus.
Một máy EOS-1Dmk IV (hệ số phóng đại 1.3x) với bộ chuyển đổi têlê 600 mm 2x sẽ autofocus:
• 1.3 x 600 x 2 = EFL 1560 mm (Tiêu cự hiệu dụng) với tính năng AF
Một máy EOS-1DX với bộ chuyển đổi têlê 1.4x 600 mm 1.4x sẽ autofocus:
• 1 x 600 x 1.4 = EFL 840 mm
Canon cho rằng hiệu năng autofocus của 1DX sẽ làm việc hiệu quả hơn những dòng trước trong điều kiện thiếu sáng, và để hỗ trợ cho tính năng nhạy sáng này họ cần phải hạn chế chức năng AF, để nó chỉ hoạt động với ống kính khẩu độ tối đa là f/5.6 mà các tay máy “chưa chuyên” hay sử dụng?
Giải pháp?
Có thể Canon sẽ bình tâm lại và sửa lại vấn đề này. Dù gì thì chỉ cần 1 lần cập nhật firmware là đủ.
Một khả năng khác là Canon trở lại với 2 dòng camera chuyên nghiệp kia để thỏa mãn những tay máy cần đến những tầm với xa tít. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên về thể thao và đề tài hoang dã rất thích máy ảnh chuyên nghiệp với hệ số cúp 1.6 hay 2x. Chẳng lẽ Canon lại hờ hững với cộng đồng nhiếp ảnh của họ đến thế?
B
Chỉnh sửa lần cuối: