Khi tín hiệu raw bị chạy qua nhiều link kiện, ic hoặc bị chuyển đổi thành các dạng khác (vd như i2s -> usb -> i2s ) thì bị tăng jitter đó bác.
Khi chơi 2 máy thì tín hiệu raw phải chạy qua ít nhất là chip ethernet (tín hiệu raw khi qua ethernet ko biết có bị đổi định dạng như khi qua chip usb ko) của 2 máy, dây LAN, SW, 1 mớ linh kiện tụ trở... Thay vì chạy thẳng ra dac nên chắc chắn jitter tăng nhiều.
Việc giải mã pcm rất nhẹ nên nếu chơi 2 máy để giảm tải cho cpu mình thấy cũng ko được lợi nhiều. Trừ phi chơi upsampling thì buộc phải dùng 2 máy rồi.
Bác nghe thử Vsound chưa?
Bác play vsound rồi xem service trong linux của nó sẽ thấy truyền qua địa chỉ MAC từng group data qua Netmap (bác đọc google tài liệu Netmap) nó là định dạng đặc biệt dùng trong truyền dẫn tốc độc cao (có thể nói là tốc độ tối ưu nhất cho thời gian thực), máy FE đẩy ra Vsound, FE nó nhận máy BE qua địa chỉ MAC. (Hình như mình có để link tài liệu Netmap và Real-time bên VNAV)
Không liên quan gì USB hay bị chuyển đổi cả, Vsound - Raw - Netmap chỉ đi qua dây LAN dùng MAC (không wifi), ví dụ Tidal/Qobuz truyền cái file đến Music Sever DAC nó sẽ đi qua TCP/IP, cơ mà nghe nhạc nó vẫn hay dù từ Server chứa nhạc cách 1 vòng trái đất, vậy nên loại trừ jitter do truyền dẫn (mấy năm trước từng test bằng cách coi link stream Tidal - download file Flac từ Tidal về nghe so với nghe online => không khác nhau, chắc tai trâu).
Còn AoE không truyền nguyên cái file đi, mà truyền từng group Raw data, nhằm loại trừ jitter do CPU xử lý gây nên.
Nói dễ hiểu trong chụp ảnh chuyên nghiệp, máy ảnh lưu ảnh Raw (1 file ảnh khoảng vài chục MB - hơn 100 MB) là lưu giữ bit data nguyên bản thông số ánh sáng, nhờ đó bức ảnh Raw chỉnh sửa dễ dàng hơn ảnh lưu dạng file nén JPG. Này cũng tương tự vậy data bit nguyên bản đẩy đi nhờ tốc độ cao nhờ "cao tốc Netmap" và không bị nén hay chỉnh sửa - không bị sai lệch bit - không cần fix bởi reclock router.
Cơ chế Netmap truyền gần như ngay tức thời từng gói Raw (không cần router reclock - fix data bit..) qua dây LAN đến đầu máy nhận máy nhận là Pi 4 nhận data tổng họp lại đẩy ra I2S DAC cũng không liên quan gì USB cả. Hiện nay chưa thấy bản AoE nào chạy USB DAC.
Nhóm symphonic-mpd.com Nhật đã có nhiều năm tối ưu và nâng cấp, ban đầu là SMPD cho Pi 2 mà trước kia anh em hay dùng, sau symphonic-mpd họ nâng thành AoE realtime, bác vào diễn đàn họ để xem.
Còn tại sao OS này hay hơn OS kia. Nói đơn giản - cài Roon Server lên PC Windows thường, nghe không bao giờ qua được OS Euphony, đơn giản là Euphony cách ly CPU - độ trễ thấp hơn Window rất nhiều, không gây ra stress cpu (xung nhịp/s). Mấy năm qua anh em hay chơi bản Windows LTSC (thường là những bản IOT) cho phép can thiệp cách ly CPU/ giảm tải process, để cài Roon. Lý do giảm tải CPU là vậy, giảm độ trễ tín hiệu audio.
Nói thêm:
Kiến thức mình góp nhặt AoE qua đo đạc và xem tài liệu, không dùng ChatGPT, vì nhều lúc nó tào lao ba phải lắm, copy bài này bỏ vào hỏi nó, nó bảo phân tích đúng... mà nó chả đưa ra tài liệu dẫn chứng nào cả.
Tuy nhiên bửa giờ build ít nhất 5 OS Linux RealTime cho PC, Pi để test toàn nhờ ChatGPT hướng dẫn.