lengockhanhi
Film critic
Hôm qua Nhi đi làm về mệt, nhân mới tải được dĩa phim Xà Hình Điêu Thủ (Snake in the eagle's shadow), lấy ra xem, thấy hay quá chừng luôn. Nên Nhi ngẫu hứng viết 1 bài ngắn về nó, chia sẻ ít cảm xúc, chứ bộ phim quá xưa rồi, nhiều người biết, nên không có gì mới lạ.
Lần cuối cùng Nhi xem phim này là từ rất lâu rồi, năm 1994 trên băng VHS thì phải, và bộ phim làm năm 1978. Lần xem này đối với Nhi có 2 ý nghĩa, thứ nhất xem 1 phim võ thuật xưa bằng máy chiếu trên màn chiếu lớn rất đã, nó làm Nhi có cảm giác sống lại thời thơ ấu, khi những bộ phim võ thuật của Thiệu Thị, Gia hòa còn sót lại từ thập niên 70 được mang ra chiếu lần cuối vào khoảng năm 1985-1988, trước khi vĩnh viễn biến mất. Sinh ra vào thế hệ 8X trong những ngày đói kém mà được xem phim võ trên màn hình đại vĩ tuyến tại rạp là một may mắn trong đời Nhi, nếu sinh ra trễ vài năm, chắc Nhi chỉ còn biết tới Lý tiều Long, Địch Long, Trần Quan Thái, La liệt qua băng video thôi.
Ý nghĩa thứ hai là Nhi hôm trước mới xem xong phim mới nhất của Viên Hòa Bình làm chỉ đạo võ thuật là Nhất đại Tôn Sư, thì hôm nay Nhi xem phim đầu tiên của ông ta trong vai trò đạo diễn. Nhi tự hỏi tại sao ộng già tài năng này lại giấu mình trong vai trò chỉ đạo của những phim không mang lại mấy hiệu quả, trong khi những phim do chính ông làm đạo diễn thì lại xuất sắc, hay hơn rất nhiều.
Vào thập niên 1980, nhiều bạn chắc còn nhớ tới 2 tựa phìm: Võ Say, và Võ rắn rất nổi tiếng trong dòng phim video gia đình, đó là tên thông dụng của 2 bộ phim : Túy quyền và Xà Hình điêu Thủ, gắn liền với tên tuổi Thành Long và cả 2 do Viên Hòa Bình đạo diễn. Đó cũng là 2 cơ hội cuối cùng chúng ta nhìn thấy sự kết hợp giữa 2 cha con: Viên Tiểu Điền (ông già đóng vai sư phụ của Thành Long trong 2 phim này) với Viên Hòa Bình, và Thành Long. Viên Tiểu Điền qua đời năm 1979, nhiều người tiếc nuối cho rằng nếu ông sư phụ này còn sống, bộ phim Lâm thế Vinh của Viên Hòa Bình với Hồng Kim Bảo sẽ còn thành công hơn nữa.
2 tác phẩm đầu tay này của Viên Hòa Bình có nội dung hết sức đơn giản (như đa số phim võ thuật thời đó ), nhưng cả 2 ghi dấu cuộc cách mạng trong dòng phim này, vì những sáng tạo hết sức độc đáo. Nét độc đáo này tương đồng trong cả 2 phim: Lần đầu tiên 1 phim võ hiệp đi sâu về triết lý của "Võ" như thế, trong cả 2 phim Viên Hòa Bình đã tạo ra 2 bài quyền pháp (Xà hình quyền và Túy bát tiên), với nội dung đòn thế rõ ràng có ý nghĩa logic (tính nhu, cương, tĩnh, động, tính khắc chế của các đòn thế), và người xem được dẫn dắt trong quá trình luyện tập của võ sinh từ chỗ chưa biết gì cho tới khi tinh thông 2 bài quyền này.
Trong phim Xà hình điêu thủ, sự sáng tạo còn ở chỗ thể hiện được rõ nét bản chất của môn "Hình ý quyền " là mô phỏng các con vật trong tự nhiên (Trước đó hãng Thiệu thị cũng đã có 2 phim về hình ý quyền là Hầu quyền và Đường Lang quyền ). Nhân vật chính quan sát con mèo đánh nhau với con rắn hổ mang và kết hợp giữa Miêu trảo và Xà quyền để thành Xà hình điêu thủ. Vì thế cũng là Xà quyền, nhưng phim của Viên Hòa Bình hay hơn rất nhiều so với phim Xà hạc bát bộ (cũng do Thành Long đóng vai chính ) làm trước đó.
Cấu trúc kịch bản "Tầm sư học đạo, khổ luyện thành công" này rất độc đáo, mà chỉ có 1 số phim Hong Kong cuối thập niên 70, đầu 80 mới có (ví dụ trong phim Phá gia chi tử năm 1981, Nguyên Bưu bái Lâm Chánh Anh và Hồng Kim Bảo làm sư phụ, đó là một mô hình kịch bản rất hấp dẫn, thú vị mà sau này vào thời của Lý Liên Kiệt, Chung tử đơn nó hoàn toàn biến mất, để lại đống đổ nát, hầm bà lằng của phim võ Hong Kong cuối thập niên 90 cho tới nay. Sau năm 80, phim võ không bao giờ còn nói về Võ đạo nữa, mà chỉ là những màn giao đấu nặng kỹ xảo, vô nghĩa và náo động trên màn ảnh.
Bản thân Nhi thì khi xem những phim cũ của đôi bạn Hồng Kim Bảo, Thành Long, như Ngũ Phúc Tinh, Túy Quyền, lại thấy buồn ngẩn ngơ.
Ngày đó họ thật hồn nhiên, vui tươi, mang lại niềm vui cho khán giả, trong khi thời nay những con người hồn nhiên đó như đã chết, chỉ còn lại những kẻ thực dụng, toan tính khi họ đóng hàng loạt những phim vô vị, mang màu sắc thương mại.
Các bạn có thể dành chút thời gian xem lại 3 phim: Xà Hình điêu Thủ, Túy quyền, và Lâm Thế Vinh, để hiểu tại sao cho tới ngày nay người phương tây vẫn còn say mê dòng phim võ hiệp Tàu những năm 70, trong khi đó những phim mới nhất kiểu như Matrix chỉ có thể lóe sáng vài năm rồi bị chê là vô vị và nhàm chán.
Lần cuối cùng Nhi xem phim này là từ rất lâu rồi, năm 1994 trên băng VHS thì phải, và bộ phim làm năm 1978. Lần xem này đối với Nhi có 2 ý nghĩa, thứ nhất xem 1 phim võ thuật xưa bằng máy chiếu trên màn chiếu lớn rất đã, nó làm Nhi có cảm giác sống lại thời thơ ấu, khi những bộ phim võ thuật của Thiệu Thị, Gia hòa còn sót lại từ thập niên 70 được mang ra chiếu lần cuối vào khoảng năm 1985-1988, trước khi vĩnh viễn biến mất. Sinh ra vào thế hệ 8X trong những ngày đói kém mà được xem phim võ trên màn hình đại vĩ tuyến tại rạp là một may mắn trong đời Nhi, nếu sinh ra trễ vài năm, chắc Nhi chỉ còn biết tới Lý tiều Long, Địch Long, Trần Quan Thái, La liệt qua băng video thôi.

Ý nghĩa thứ hai là Nhi hôm trước mới xem xong phim mới nhất của Viên Hòa Bình làm chỉ đạo võ thuật là Nhất đại Tôn Sư, thì hôm nay Nhi xem phim đầu tiên của ông ta trong vai trò đạo diễn. Nhi tự hỏi tại sao ộng già tài năng này lại giấu mình trong vai trò chỉ đạo của những phim không mang lại mấy hiệu quả, trong khi những phim do chính ông làm đạo diễn thì lại xuất sắc, hay hơn rất nhiều.
Vào thập niên 1980, nhiều bạn chắc còn nhớ tới 2 tựa phìm: Võ Say, và Võ rắn rất nổi tiếng trong dòng phim video gia đình, đó là tên thông dụng của 2 bộ phim : Túy quyền và Xà Hình điêu Thủ, gắn liền với tên tuổi Thành Long và cả 2 do Viên Hòa Bình đạo diễn. Đó cũng là 2 cơ hội cuối cùng chúng ta nhìn thấy sự kết hợp giữa 2 cha con: Viên Tiểu Điền (ông già đóng vai sư phụ của Thành Long trong 2 phim này) với Viên Hòa Bình, và Thành Long. Viên Tiểu Điền qua đời năm 1979, nhiều người tiếc nuối cho rằng nếu ông sư phụ này còn sống, bộ phim Lâm thế Vinh của Viên Hòa Bình với Hồng Kim Bảo sẽ còn thành công hơn nữa.



2 tác phẩm đầu tay này của Viên Hòa Bình có nội dung hết sức đơn giản (như đa số phim võ thuật thời đó ), nhưng cả 2 ghi dấu cuộc cách mạng trong dòng phim này, vì những sáng tạo hết sức độc đáo. Nét độc đáo này tương đồng trong cả 2 phim: Lần đầu tiên 1 phim võ hiệp đi sâu về triết lý của "Võ" như thế, trong cả 2 phim Viên Hòa Bình đã tạo ra 2 bài quyền pháp (Xà hình quyền và Túy bát tiên), với nội dung đòn thế rõ ràng có ý nghĩa logic (tính nhu, cương, tĩnh, động, tính khắc chế của các đòn thế), và người xem được dẫn dắt trong quá trình luyện tập của võ sinh từ chỗ chưa biết gì cho tới khi tinh thông 2 bài quyền này.
Trong phim Xà hình điêu thủ, sự sáng tạo còn ở chỗ thể hiện được rõ nét bản chất của môn "Hình ý quyền " là mô phỏng các con vật trong tự nhiên (Trước đó hãng Thiệu thị cũng đã có 2 phim về hình ý quyền là Hầu quyền và Đường Lang quyền ). Nhân vật chính quan sát con mèo đánh nhau với con rắn hổ mang và kết hợp giữa Miêu trảo và Xà quyền để thành Xà hình điêu thủ. Vì thế cũng là Xà quyền, nhưng phim của Viên Hòa Bình hay hơn rất nhiều so với phim Xà hạc bát bộ (cũng do Thành Long đóng vai chính ) làm trước đó.

Cấu trúc kịch bản "Tầm sư học đạo, khổ luyện thành công" này rất độc đáo, mà chỉ có 1 số phim Hong Kong cuối thập niên 70, đầu 80 mới có (ví dụ trong phim Phá gia chi tử năm 1981, Nguyên Bưu bái Lâm Chánh Anh và Hồng Kim Bảo làm sư phụ, đó là một mô hình kịch bản rất hấp dẫn, thú vị mà sau này vào thời của Lý Liên Kiệt, Chung tử đơn nó hoàn toàn biến mất, để lại đống đổ nát, hầm bà lằng của phim võ Hong Kong cuối thập niên 90 cho tới nay. Sau năm 80, phim võ không bao giờ còn nói về Võ đạo nữa, mà chỉ là những màn giao đấu nặng kỹ xảo, vô nghĩa và náo động trên màn ảnh.
Bản thân Nhi thì khi xem những phim cũ của đôi bạn Hồng Kim Bảo, Thành Long, như Ngũ Phúc Tinh, Túy Quyền, lại thấy buồn ngẩn ngơ.
Ngày đó họ thật hồn nhiên, vui tươi, mang lại niềm vui cho khán giả, trong khi thời nay những con người hồn nhiên đó như đã chết, chỉ còn lại những kẻ thực dụng, toan tính khi họ đóng hàng loạt những phim vô vị, mang màu sắc thương mại.
Các bạn có thể dành chút thời gian xem lại 3 phim: Xà Hình điêu Thủ, Túy quyền, và Lâm Thế Vinh, để hiểu tại sao cho tới ngày nay người phương tây vẫn còn say mê dòng phim võ hiệp Tàu những năm 70, trong khi đó những phim mới nhất kiểu như Matrix chỉ có thể lóe sáng vài năm rồi bị chê là vô vị và nhàm chán.