(Vụ này đang hot bên VOZ, chắc có bác đã đọc, em post qua bên này để nhiều người biết hơn nữa...)
Bác mod nào cho lên trang chủ được thì tốt biết bao!
Huyền Chip (19/9/1990) là tác giả cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi". Nội dung nói về việc du lịch bụi qua hơn 25 quốc gia chỉ với 700$. Đi tới đâu sẽ tìm việc làm thêm kiếm tiền sinh hoạt, mua vé máy bay. Theo như sách thì Huyền Chip (HC) tự túc tất cả, từ việc xin visa tới việc làm thêm...
Đầu tiên là việc xin visa, xin trích dẫn đoạn nói chuyện của HC với bác phó thủ tướng Vũ Khoan:
- bác Vũ Khoan: Cháu xin visa như nào?
- HC: Ăn vạ thôi ạ. Nếu không được thì đòi lên cấp trên, không được nữa thì đòi lên cấp trên nữa.
- bác Vũ Khoan: Thế thì cũng vất vả nhỉ.
Có thể thấy câu trả lời về việc xin visa của HC là rất vô lý. Xin visa mà cứ như đi chợ, "ăn vạ" là được? Trong khi thực tế nhiều nước xin visa phải chứng minh được tài chính hoặc có người bảo lãnh, với số tiền kia thì không thể chứng minh tài chính được. Thậm chí thời gian chờ để xin visa cũng lâu, trong sách viết thì HC rất "may mắn" trong truyện này.
Ví dụ như Israel ở Trung Đông, nếu đã qua Palestine thì sẽ không được quay lại Israel. Nhưng HC vẫn dễ dàng qua Palestine trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng, rồi quay lại Israel bình thường như không có gì...
Tiếp theo là công việc và những gì trải qua trong cuộc hành trình... đa phần mọi thứ đều dễ dàng.
Trong buổi nói chuyện gần đây HC có chia sẻ ở tập 2, cô làm trong sòng bạc ở châu Phi. Với một người không biết tiếng bản địa, không bằng cấp, visa du lịch, thực tế là xin việc làm ở nước ngoài rất khó, có cũng chỉ là làm chui, nhưng ở đây thì HC quá may mắn.
+ Một casino hạng sang, theo HC là lớn nhất mà lại đi tuyển một người không ngoại hình, không có giấy phép lao động, không có background check cho nhân viên.
+ Bà quản lí dễ tới mức cho ứng ngay vài trăm đô sau buổi thử việc?
Nội dung, hình ảnh trong sách chủ yếu là chơi bời khám phá, không có một bức ảnh nào liên quan tới công việc.
Chip 2.0 – Travel and Write » Blog Archive
Có thể thấy: trong post đầu tiên không hề có màn viết sách, sang post thứ hai, sau khi đề cập tới một số offer thì HC đã "quyết định" viết sách, một cuốn cẩm nang du lịch, một dạng Lonely Planet. Và giờ chúng ta có hai quyển "nhật ký hành trình" này.
Hiểu đơn giản là HC không hề một thân một mình tự túc mọi thứ, mà nhận được hỗ trợ từ những nguồn khác.
Vậy mà HC nói em thích thì đi, không cần dự tính kế hoạch gì cả, trong khi viết thư xin tài trợ các kiểu.
Kết luận:
Việc du lịch bụi, đi đây đi đó là tốt, nếu được chuẩn bị và tìm hiểu kĩ lưỡng mọi thứ, có tính toán trước. Nhưng sách của HC vô tình tạo ra một ảo tưởng tai hại cho một bộ phận lớn thanh thiếu niên. Họ nghĩ rằng HC tài giỏi, dũng cảm, dám thể hiện mình, và sẽ làm theo.
Thực tế cuộc sống bên ngoài không phải đi đâu cũng gặp may mắn, rất nhiều nguy hiểm nếu không tìm hiểu trước. Những nguy hiểm đề cập trong sách không nhiều, tuy nhiên cũng đủ thấy đi bừa như vậy có ngày bỏ mạng (dẫn chứng trong sách là cuộc biểu tình đụng độ ở Palestine).
Cầm sẵn tiền đi chơi thì ai cũng làm được, chứ đừng làm cho người ta nghĩ rẳng đi du lịch không cần tiền và có thể tìm việc đơn giản.
Việc có được hỗ trợ tài chính và việc vượt biên trái phép là rõ ràng. Chính HC đã thừa nhận mình có vượt biên trái phép trong buổi nói chuyện, thậm chí còn cổ xúy giới trẻ làm theo việc làm vi phạm pháp luật và cực kì nguy hiểm này. Giả như bị bắt thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Nguyên văn HC nói trong buổi nói chuyện:
"Thật ra thì có những nước không xin được visa nhưng mình vẫn vào, và trong sách có đề cập. Vậy nên nó không dành cho những người chậm tiến"
HC hoàn toàn nhận thức được việc làm sai trái, và có ý cổ xúy giới trẻ. Những phủ định mới đây trên báo của HC là vô căn cứ.
---
Mọi người nên có một cái nhìn khách quan, biết cái gì nên đọc và cái gì không nên đọc, tránh những tác động tiêu cực. Trước khi quyết định làm gì, hãy chuẩn bị thật kĩ, nghĩ cho bản thân và gia đình... Thế giới không che chở bao bọc đâu, không thể ăn mày xã hội được.
---
Để hiểu rõ hơn tác hại từ những ảo tưởng tới lớp trẻ, mời mọi người đọc thêm:
Xách balo lên và đi, nhưng đi đâu???
Và hãy chia sẻ đường link topic này lên facebook cá nhân, post lên những diễn đàn khác, cùng chung tay làm việc tốt nhé anh chị em
Bác mod nào cho lên trang chủ được thì tốt biết bao!
Huyền Chip (19/9/1990) là tác giả cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi". Nội dung nói về việc du lịch bụi qua hơn 25 quốc gia chỉ với 700$. Đi tới đâu sẽ tìm việc làm thêm kiếm tiền sinh hoạt, mua vé máy bay. Theo như sách thì Huyền Chip (HC) tự túc tất cả, từ việc xin visa tới việc làm thêm...

Đầu tiên là việc xin visa, xin trích dẫn đoạn nói chuyện của HC với bác phó thủ tướng Vũ Khoan:
- bác Vũ Khoan: Cháu xin visa như nào?
- HC: Ăn vạ thôi ạ. Nếu không được thì đòi lên cấp trên, không được nữa thì đòi lên cấp trên nữa.
- bác Vũ Khoan: Thế thì cũng vất vả nhỉ.
Có thể thấy câu trả lời về việc xin visa của HC là rất vô lý. Xin visa mà cứ như đi chợ, "ăn vạ" là được? Trong khi thực tế nhiều nước xin visa phải chứng minh được tài chính hoặc có người bảo lãnh, với số tiền kia thì không thể chứng minh tài chính được. Thậm chí thời gian chờ để xin visa cũng lâu, trong sách viết thì HC rất "may mắn" trong truyện này.
Ví dụ như Israel ở Trung Đông, nếu đã qua Palestine thì sẽ không được quay lại Israel. Nhưng HC vẫn dễ dàng qua Palestine trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng, rồi quay lại Israel bình thường như không có gì...
Tiếp theo là công việc và những gì trải qua trong cuộc hành trình... đa phần mọi thứ đều dễ dàng.
Trong buổi nói chuyện gần đây HC có chia sẻ ở tập 2, cô làm trong sòng bạc ở châu Phi. Với một người không biết tiếng bản địa, không bằng cấp, visa du lịch, thực tế là xin việc làm ở nước ngoài rất khó, có cũng chỉ là làm chui, nhưng ở đây thì HC quá may mắn.
+ Một casino hạng sang, theo HC là lớn nhất mà lại đi tuyển một người không ngoại hình, không có giấy phép lao động, không có background check cho nhân viên.
+ Bà quản lí dễ tới mức cho ứng ngay vài trăm đô sau buổi thử việc?
Nội dung, hình ảnh trong sách chủ yếu là chơi bời khám phá, không có một bức ảnh nào liên quan tới công việc.
Những bằng chứng trên được lấy từ blog cũ của HC. Khi bị phát hiện, HC đã xóa blog. Tuy nhiên vẫn tìm ra được nhờ cache:Dựa theo những gì thu thập được...
Post của HC trước đây:
![]()
Phần comment:
![]()
Và sau đó vài ngày:
![]()
Chip 2.0 – Travel and Write » Blog Archive
Có thể thấy: trong post đầu tiên không hề có màn viết sách, sang post thứ hai, sau khi đề cập tới một số offer thì HC đã "quyết định" viết sách, một cuốn cẩm nang du lịch, một dạng Lonely Planet. Và giờ chúng ta có hai quyển "nhật ký hành trình" này.
Canon 400D giá mới 2006 cỡ $800, cứ cho là máy cũ, qua 2011 chắc vẫn phải $400. Không có bảo hiểm du lịch nữa. Vậy tiền ở đâu ra?2/6/2011 ở Israel và mua Canon 400D
![]()
29/6/2011 bị bệnh nặng và không có bảo hiểm
![]()
![]()
Hiểu đơn giản là HC không hề một thân một mình tự túc mọi thứ, mà nhận được hỗ trợ từ những nguồn khác.
Vậy mà HC nói em thích thì đi, không cần dự tính kế hoạch gì cả, trong khi viết thư xin tài trợ các kiểu.

Kết luận:
Việc du lịch bụi, đi đây đi đó là tốt, nếu được chuẩn bị và tìm hiểu kĩ lưỡng mọi thứ, có tính toán trước. Nhưng sách của HC vô tình tạo ra một ảo tưởng tai hại cho một bộ phận lớn thanh thiếu niên. Họ nghĩ rằng HC tài giỏi, dũng cảm, dám thể hiện mình, và sẽ làm theo.
Thực tế cuộc sống bên ngoài không phải đi đâu cũng gặp may mắn, rất nhiều nguy hiểm nếu không tìm hiểu trước. Những nguy hiểm đề cập trong sách không nhiều, tuy nhiên cũng đủ thấy đi bừa như vậy có ngày bỏ mạng (dẫn chứng trong sách là cuộc biểu tình đụng độ ở Palestine).
Cầm sẵn tiền đi chơi thì ai cũng làm được, chứ đừng làm cho người ta nghĩ rẳng đi du lịch không cần tiền và có thể tìm việc đơn giản.
Việc có được hỗ trợ tài chính và việc vượt biên trái phép là rõ ràng. Chính HC đã thừa nhận mình có vượt biên trái phép trong buổi nói chuyện, thậm chí còn cổ xúy giới trẻ làm theo việc làm vi phạm pháp luật và cực kì nguy hiểm này. Giả như bị bắt thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Nguyên văn HC nói trong buổi nói chuyện:
"Thật ra thì có những nước không xin được visa nhưng mình vẫn vào, và trong sách có đề cập. Vậy nên nó không dành cho những người chậm tiến"
HC hoàn toàn nhận thức được việc làm sai trái, và có ý cổ xúy giới trẻ. Những phủ định mới đây trên báo của HC là vô căn cứ.
---
Mọi người nên có một cái nhìn khách quan, biết cái gì nên đọc và cái gì không nên đọc, tránh những tác động tiêu cực. Trước khi quyết định làm gì, hãy chuẩn bị thật kĩ, nghĩ cho bản thân và gia đình... Thế giới không che chở bao bọc đâu, không thể ăn mày xã hội được.
---
Để hiểu rõ hơn tác hại từ những ảo tưởng tới lớp trẻ, mời mọi người đọc thêm:
Xách balo lên và đi, nhưng đi đâu???
Và hãy chia sẻ đường link topic này lên facebook cá nhân, post lên những diễn đàn khác, cùng chung tay làm việc tốt nhé anh chị em