Ứng dụng mới của máy bay không người lái: Làm công cụ chiếu sáng cho nhiếp ảnh
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Masshachusetts (MIT) đã phát minh ra một ứng dụng mới cho máy bay không người lái (Drone), biến chúng thành bộ đèn chiếu nhiếp ảnh biết bay.
Công nghệ chiếu sáng có tên là MIT Office Rim thực chất là một kỹ thuật chiếu sáng viền chủ thể, với nguồn sáng thường đặt ở phía sau hoặc kế bên chủ thể đó.
Còn được gọi là kỹ thuật chiếu sáng nền, kỹ thuật này đòi hỏi các nhiếp ảnh gia để xác định vị trí các đèn chiếu sáng và đối tượng chính xác để đạt được hiệu quả mong muốn.
Nếu các nhiếp ảnh gia hoặc chủ thể thay đổi vị trí, nguồn và hướng ánh sáng cũng cần phải di chuyển theo. Sẽ mất thời gian để đạt được góc độ ưng ý, vì vậy các nhà nghiên cứu tại MIT và Đại học Cornell đã đưa ra một giải pháp thông minh: Drone.
Được trang bị bộ nhớ flash, Drone có thể thay đổi vị trí tự động thông qua sự tương tác với một chiếc camera gắn bên trên.
Drone thực chất là một chiếc Parrot AR.Drone (máy bay điều khiển từ xa loại nhỏ, có 4 bộ cánh quạt, có kết nối không dây, điều khiển bằng thiết bị chạy iOS) được chỉnh sửa, tích hợp bộ nhớ flash điều khiển không dây, đèn chiếu halogen, và máy đo khoảng cách bằng laser.
Quá trình tính toán quỹ đạo di chuyển cho Drone phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ. Không phải chỉ đơn giản là bay xung quanh chủ thể, hệ thống nguyên mẫu cho phép Drone có phản ứng với chuyển động của đối tượng.
Trước tiên, các nhiếp ảnh gia đưa ra gợi ý về góc độ ánh sáng viền chiếu vào vật thể. Sau đó, chiếc Drone sẽ di chuyển đến đúng vị trí, việc tiếp theo là thiết lập độ rộng phần viền vật thể được chiếu sáng, theo tỷ lệ phần trăm của giá trị ban đầu. Nếu chủ thể thay đổi vị trí, Drone sẽ di chuyển theo để duy trì các thông số kỹ thuật ánh sáng viền đã được thiết lập.
Ngoài việc xác định vị trí của đối tượng, hệ thống cũng bao quát cả vị trí của nhiếp ảnh gia. Mỗi giây, camera chụp khoảng 20 hình ảnh và gửi cho một máy tính xử lý thông qua thuật toán điều khiển.
Tùy theo các hình ảnh gửi về, thuật toán căn cứ vào độ rộng viền và sau đó thiết lập lại vị trí của Drone nếu cần.
"Chiếu sáng viền là một hiệu ứng đặc biệt thú vị, bởi vì bạn muốn định vị chính xác hướng chiếu sáng để mang lại hiệu ứng đổ bóng," Ravi Ramamoorthi, giáo sư khoa học và kỹ thuật máy tính tại trường Đại học California, San Diego cho biết.
Ngoài ứng dụng cụ thể trong nhiếp ảnh, công nghệ mới này có tiềm năng áp dụng trong các kỹ thuật chiếu sáng, cũng như các hoàn cảnh khác.
Hệ thống nguyên mẫu sẽ được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế về tính toán thẩm mỹ trong Đồ họa, Hiển thị và Hình ảnh, diễn ra vào tháng Tám năm nay.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Masshachusetts (MIT) đã phát minh ra một ứng dụng mới cho máy bay không người lái (Drone), biến chúng thành bộ đèn chiếu nhiếp ảnh biết bay.

Công nghệ chiếu sáng có tên là MIT Office Rim thực chất là một kỹ thuật chiếu sáng viền chủ thể, với nguồn sáng thường đặt ở phía sau hoặc kế bên chủ thể đó.
Còn được gọi là kỹ thuật chiếu sáng nền, kỹ thuật này đòi hỏi các nhiếp ảnh gia để xác định vị trí các đèn chiếu sáng và đối tượng chính xác để đạt được hiệu quả mong muốn.
Nếu các nhiếp ảnh gia hoặc chủ thể thay đổi vị trí, nguồn và hướng ánh sáng cũng cần phải di chuyển theo. Sẽ mất thời gian để đạt được góc độ ưng ý, vì vậy các nhà nghiên cứu tại MIT và Đại học Cornell đã đưa ra một giải pháp thông minh: Drone.
Được trang bị bộ nhớ flash, Drone có thể thay đổi vị trí tự động thông qua sự tương tác với một chiếc camera gắn bên trên.
Drone thực chất là một chiếc Parrot AR.Drone (máy bay điều khiển từ xa loại nhỏ, có 4 bộ cánh quạt, có kết nối không dây, điều khiển bằng thiết bị chạy iOS) được chỉnh sửa, tích hợp bộ nhớ flash điều khiển không dây, đèn chiếu halogen, và máy đo khoảng cách bằng laser.

Quá trình tính toán quỹ đạo di chuyển cho Drone phức tạp hơn nhiều so với bạn nghĩ. Không phải chỉ đơn giản là bay xung quanh chủ thể, hệ thống nguyên mẫu cho phép Drone có phản ứng với chuyển động của đối tượng.
Trước tiên, các nhiếp ảnh gia đưa ra gợi ý về góc độ ánh sáng viền chiếu vào vật thể. Sau đó, chiếc Drone sẽ di chuyển đến đúng vị trí, việc tiếp theo là thiết lập độ rộng phần viền vật thể được chiếu sáng, theo tỷ lệ phần trăm của giá trị ban đầu. Nếu chủ thể thay đổi vị trí, Drone sẽ di chuyển theo để duy trì các thông số kỹ thuật ánh sáng viền đã được thiết lập.
Ngoài việc xác định vị trí của đối tượng, hệ thống cũng bao quát cả vị trí của nhiếp ảnh gia. Mỗi giây, camera chụp khoảng 20 hình ảnh và gửi cho một máy tính xử lý thông qua thuật toán điều khiển.
Tùy theo các hình ảnh gửi về, thuật toán căn cứ vào độ rộng viền và sau đó thiết lập lại vị trí của Drone nếu cần.
"Chiếu sáng viền là một hiệu ứng đặc biệt thú vị, bởi vì bạn muốn định vị chính xác hướng chiếu sáng để mang lại hiệu ứng đổ bóng," Ravi Ramamoorthi, giáo sư khoa học và kỹ thuật máy tính tại trường Đại học California, San Diego cho biết.
Ngoài ứng dụng cụ thể trong nhiếp ảnh, công nghệ mới này có tiềm năng áp dụng trong các kỹ thuật chiếu sáng, cũng như các hoàn cảnh khác.
Hệ thống nguyên mẫu sẽ được giới thiệu tại Hội thảo quốc tế về tính toán thẩm mỹ trong Đồ họa, Hiển thị và Hình ảnh, diễn ra vào tháng Tám năm nay.
Nguồn: cnet.com
Chỉnh sửa lần cuối: