Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Có thể nói ASUS EXPO 2015 đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn khác về triển lãm công nghệ tại Việt Nam. Không cần thực chất, không cần hiệu quả, chỉ cần đông vui, chỉ cần xếp hàng nhiều là cho rằng triển lãm thành công, thành công nhờ “khuyến khích” các em sinh viên.
ASUS EXPO 2015 toàn sinh viên
Triển lãm công nghệ đang ngày càng mất sức hút
Không phải đợi đến ASUS EXPO chúng ta mới nhận ra được điều này. Những triển lãm về công nghệ ở Việt Nam đang dần mất đi sức hút đối với người dùng, đối với khách tham quan và đối với nhiều đối tượng, tầng lớp khách hàng.
Tại sao ASUS phải liên kết với các trường đại học, bày ra trò cộng điểm chuyên cần, một hình thức “ép” các em sinh viên đi triển lãm, coi như là một hoạt động ngoại khóa. Vì đơn giản, một mình ASUS, với danh tiếng, lượng sản phẩm cũng như lượng fan của mình khó mà lấp đầy một không gian khiêm tốn như nhà thi đấu Phú Thọ.
VCW 2010
Những người đam mê công nghệ trong những năm gần đây khó tìm ra được một triển lãm nào mà họ hào hứng tham gia và cảm thấy thỏa mãn về trải nghiệm cũng như kiến thức thu được khi tham dự triển lãm. Khi mà những triển lãm công nghệ lớn đang lụi tàn dần và thay vào đó là những triển lãm chuyên biệt của các hãng.
Nhớ lại cách đây vài năm, triển lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số (VCW) thường được tổ chức ở trung tâm triển lãm Tân Bình. Đây thực sự là một triển lãm thời đó với sự góp mặt của hầu hết những tên tuổi lớn trong làng công nghệ ở Việt Nam. Khách tham quan luôn cực kỳ đông và luôn chật kín suốt mấy ngày triển lãm.
Thế nhưng, dần dần do thay đổi chính sách của các hãng công nghệ, triển lãm VCW mất dần sức hút. Phải dời địa điểm qua quận 7, quận 4, rồi năm nay (2015) lại làm ở một khách sạn với không gian khá nhỏ bé, sẽ diễn ra từ ngày 24 – 25/9 tới đây, với rất ít ỏi những tên tuổi nổi trội và khó mà thu hút được khách tham quan. Triển lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số Việt Nam là ví dụ điển hình nhất cho sự lụi tàn của triển lãm công nghệ trong những năm gần đây.
VIBA Show 2013
Một triển lãm công nghệ khá lớn khác là VIBA Show, triển lãm này không chỉ giới thiệu các thiết bị di động mà còn tập trung vào thiết bị âm thanh, hình ảnh, truyền hình, giải trí. Những năm đầu tổ chức thì triển lãm luôn thu hút rất đông khách tham dự, nhiều gian hàng lớn, nhiều chương trình biểu diễn, nhiều thiết bị trải nghiệm. Những năm gần đây, triển lãm trở nên vắng bóng và chỉ còn mỗi Canon là đơn vị lớn duy nhất đầu tư mạnh, còn lại chỉ góp mặt giới thiệu và ngày càng nhiều những đơn vị đến từ Trung Quốc. VIBA Show vẫn là một triển lãm lớn về công nghệ nhưng nó đã giảm dần cả lượng khách tham dự lẫn những đơn vị đầu tư hoành tráng.
Cần phải thay đổi mới có thể phát triển
Một triển lãm công nghệ khác đang rất được mong chờ, sẽ diễn ra vào cuối tuần này (25/9) là Sony Show. Đây thực sự là một triển lãm có chất lượng, một tên tuổi uy tín cùng với lượng fan đông đảo luôn ủng hộ. Danh tiếng của Sony chắc chắn đủ sức hút để kéo người dùng đến tham quan những thiết bị mới nhất của họ trong năm.
Sony Show 2014
Nhưng nếu chỉ triển lãm xoay quanh một cái tên danh tiếng, một hãng lớn và những thiết bị của hãng thì chắc chắn khả năng phát triển thêm lượng khách hàng là rất khó. Bởi lượng khách chính vẫn là fan của hãng, còn khách chưa là fan rất ít. Triển lãm riêng vừa có cái lợi là độc tôn sản phẩm của mình vừa có cái hại là khó thu hút được lượng khách không biết hoặc không quan tâm đến hãng.
Tại sau ở những nước lớn phát triển, họ vẫn có những triển lãm công nghệ lớn, mang tầm thế giới và quy tụ được hầu hết những cái tên lớn của làng công nghệ như CES hay IFA. Và các hãng lớn vẫn duy trì việc đầu tư tham gia vào những triển lãm đó chứ không tự đứng ta làm riêng. Bởi một điều đơn giản, nhiều cây chụm lại mới nên hòn núi cao và việc thu hút khách hàng chéo của nhau sẽ tốt hơn ở những triển lãm như thế. Ngược lại, ở Việt Nam thì triển lãm tổng hợp lại càng lụi tàn mà phát triển thành triển lãm riêng.
CES luôn là triển lãm lớn, quy tụ các hãng công nghệ danh tiếng
Những khách tham quan triển lãm họ mong muốn khi được tham gia triển lãm sẽ nhìn ngắm được nhiều thứ, trải nghiệm nhiều thiết bị của các hãng khác nhau. Từ đó, lượng khách hàng của mỗi hãng sẽ thay đổi và có cơ hội phát triển hơn. Ví dụ như fan của Sony nhưng đi triển lãm sẵn tiện ghé trải nghiệm Galaxy Note 5 bên Samsung cảm thấy cũng thích ghê, vậy là mở mang thêm một chút, vậy là phát triển thêm một chút.
Ngoài ra, việc có nhiều hãng lớn đầu tư vào một triển lãm sẽ thu hút thêm rất nhiều người đến xem, những màn trình diễn, những trò chơi, những món quà tặng … Tất cả sẽ tạo nên một triển lãm tầm cỡ về số lượng cũng như chất lượng, chất lượng về cả gian hàng lẫn chất lượng khách tham dự, chứ không phải chỉ toàn sinh viên xếp hàng đợi đóng dấu rồi ra về.
Vietnam Motor Show 2014
Một ví dụ điển hình là triển lãm (không phải công nghệ) lớn nhất, thu hút được đông khách tham quan nhất hiện nay ở Việt Nam là Việt Nam Motor Show, một triển lãm quy tụ đầy đủ các hãng xe, đủ các hoạt động trình diễn, nhiều người đẹp, nhiều quà tặng, nhiều trải nghiệm, khách tham quan đông nghịt. Chắc chắn là sẽ không có hãng xe lớn nào tự mình đứng ra tổ chức riêng triển lãm cả nếu không muốn thuê sinh viên.
Kết luận
Triển lãm công nghệ ở Việt Nam ngày càng ít và ngày càng nhạt, chất lượng giảm dần đều. Cần lắm những hãng công nghệ danh tiếng ngồi lại với nhau, cùng đứng ra tổ chức và tham gia vào một triển lãm thật sự lớn, thật sự ấn tượng, một ngày hội công nghệ lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ và tiếng vang mạnh mẽ. Vừa thỏa mãn những người yêu công nghệ, vừa đạt được mục đích quảng bá tên tuổi, phát triển khách hàng. Bao giờ cho đến ngày xưa!

ASUS EXPO 2015 toàn sinh viên
Triển lãm công nghệ đang ngày càng mất sức hút
Không phải đợi đến ASUS EXPO chúng ta mới nhận ra được điều này. Những triển lãm về công nghệ ở Việt Nam đang dần mất đi sức hút đối với người dùng, đối với khách tham quan và đối với nhiều đối tượng, tầng lớp khách hàng.
Tại sao ASUS phải liên kết với các trường đại học, bày ra trò cộng điểm chuyên cần, một hình thức “ép” các em sinh viên đi triển lãm, coi như là một hoạt động ngoại khóa. Vì đơn giản, một mình ASUS, với danh tiếng, lượng sản phẩm cũng như lượng fan của mình khó mà lấp đầy một không gian khiêm tốn như nhà thi đấu Phú Thọ.
VCW 2010
Những người đam mê công nghệ trong những năm gần đây khó tìm ra được một triển lãm nào mà họ hào hứng tham gia và cảm thấy thỏa mãn về trải nghiệm cũng như kiến thức thu được khi tham dự triển lãm. Khi mà những triển lãm công nghệ lớn đang lụi tàn dần và thay vào đó là những triển lãm chuyên biệt của các hãng.
Nhớ lại cách đây vài năm, triển lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số (VCW) thường được tổ chức ở trung tâm triển lãm Tân Bình. Đây thực sự là một triển lãm thời đó với sự góp mặt của hầu hết những tên tuổi lớn trong làng công nghệ ở Việt Nam. Khách tham quan luôn cực kỳ đông và luôn chật kín suốt mấy ngày triển lãm.
Thế nhưng, dần dần do thay đổi chính sách của các hãng công nghệ, triển lãm VCW mất dần sức hút. Phải dời địa điểm qua quận 7, quận 4, rồi năm nay (2015) lại làm ở một khách sạn với không gian khá nhỏ bé, sẽ diễn ra từ ngày 24 – 25/9 tới đây, với rất ít ỏi những tên tuổi nổi trội và khó mà thu hút được khách tham quan. Triển lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số Việt Nam là ví dụ điển hình nhất cho sự lụi tàn của triển lãm công nghệ trong những năm gần đây.
VIBA Show 2013
Một triển lãm công nghệ khá lớn khác là VIBA Show, triển lãm này không chỉ giới thiệu các thiết bị di động mà còn tập trung vào thiết bị âm thanh, hình ảnh, truyền hình, giải trí. Những năm đầu tổ chức thì triển lãm luôn thu hút rất đông khách tham dự, nhiều gian hàng lớn, nhiều chương trình biểu diễn, nhiều thiết bị trải nghiệm. Những năm gần đây, triển lãm trở nên vắng bóng và chỉ còn mỗi Canon là đơn vị lớn duy nhất đầu tư mạnh, còn lại chỉ góp mặt giới thiệu và ngày càng nhiều những đơn vị đến từ Trung Quốc. VIBA Show vẫn là một triển lãm lớn về công nghệ nhưng nó đã giảm dần cả lượng khách tham dự lẫn những đơn vị đầu tư hoành tráng.
Cần phải thay đổi mới có thể phát triển
Một triển lãm công nghệ khác đang rất được mong chờ, sẽ diễn ra vào cuối tuần này (25/9) là Sony Show. Đây thực sự là một triển lãm có chất lượng, một tên tuổi uy tín cùng với lượng fan đông đảo luôn ủng hộ. Danh tiếng của Sony chắc chắn đủ sức hút để kéo người dùng đến tham quan những thiết bị mới nhất của họ trong năm.
Sony Show 2014
Nhưng nếu chỉ triển lãm xoay quanh một cái tên danh tiếng, một hãng lớn và những thiết bị của hãng thì chắc chắn khả năng phát triển thêm lượng khách hàng là rất khó. Bởi lượng khách chính vẫn là fan của hãng, còn khách chưa là fan rất ít. Triển lãm riêng vừa có cái lợi là độc tôn sản phẩm của mình vừa có cái hại là khó thu hút được lượng khách không biết hoặc không quan tâm đến hãng.
Tại sau ở những nước lớn phát triển, họ vẫn có những triển lãm công nghệ lớn, mang tầm thế giới và quy tụ được hầu hết những cái tên lớn của làng công nghệ như CES hay IFA. Và các hãng lớn vẫn duy trì việc đầu tư tham gia vào những triển lãm đó chứ không tự đứng ta làm riêng. Bởi một điều đơn giản, nhiều cây chụm lại mới nên hòn núi cao và việc thu hút khách hàng chéo của nhau sẽ tốt hơn ở những triển lãm như thế. Ngược lại, ở Việt Nam thì triển lãm tổng hợp lại càng lụi tàn mà phát triển thành triển lãm riêng.
CES luôn là triển lãm lớn, quy tụ các hãng công nghệ danh tiếng
Những khách tham quan triển lãm họ mong muốn khi được tham gia triển lãm sẽ nhìn ngắm được nhiều thứ, trải nghiệm nhiều thiết bị của các hãng khác nhau. Từ đó, lượng khách hàng của mỗi hãng sẽ thay đổi và có cơ hội phát triển hơn. Ví dụ như fan của Sony nhưng đi triển lãm sẵn tiện ghé trải nghiệm Galaxy Note 5 bên Samsung cảm thấy cũng thích ghê, vậy là mở mang thêm một chút, vậy là phát triển thêm một chút.
Ngoài ra, việc có nhiều hãng lớn đầu tư vào một triển lãm sẽ thu hút thêm rất nhiều người đến xem, những màn trình diễn, những trò chơi, những món quà tặng … Tất cả sẽ tạo nên một triển lãm tầm cỡ về số lượng cũng như chất lượng, chất lượng về cả gian hàng lẫn chất lượng khách tham dự, chứ không phải chỉ toàn sinh viên xếp hàng đợi đóng dấu rồi ra về.
Vietnam Motor Show 2014
Một ví dụ điển hình là triển lãm (không phải công nghệ) lớn nhất, thu hút được đông khách tham quan nhất hiện nay ở Việt Nam là Việt Nam Motor Show, một triển lãm quy tụ đầy đủ các hãng xe, đủ các hoạt động trình diễn, nhiều người đẹp, nhiều quà tặng, nhiều trải nghiệm, khách tham quan đông nghịt. Chắc chắn là sẽ không có hãng xe lớn nào tự mình đứng ra tổ chức riêng triển lãm cả nếu không muốn thuê sinh viên.
Kết luận
Triển lãm công nghệ ở Việt Nam ngày càng ít và ngày càng nhạt, chất lượng giảm dần đều. Cần lắm những hãng công nghệ danh tiếng ngồi lại với nhau, cùng đứng ra tổ chức và tham gia vào một triển lãm thật sự lớn, thật sự ấn tượng, một ngày hội công nghệ lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ và tiếng vang mạnh mẽ. Vừa thỏa mãn những người yêu công nghệ, vừa đạt được mục đích quảng bá tên tuổi, phát triển khách hàng. Bao giờ cho đến ngày xưa!
Bùi An phân tích tổng hợp
[email protected]
[email protected]
Chỉnh sửa lần cuối: