Trung Quốc sở hữu “thuật giả kim” thời đại mới: biến CO₂ thành đường

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Công nghệ mới được cho là sẽ đồng thời giải quyết bài toán lương thực và khí thải CO₂.​

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên ngày càng trầm trọng, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố một bước đột phá công nghệ có thể định hình lại tương lai ngành thực phẩm và môi trường toàn cầu. Họ đã phát triển thành công một phương pháp biến cồn methanol thành đường trắng (sucrose), đồng thời khẳng định kỹ thuật này có thể cho phép chuyển hóa khí CO₂ thu giữ được thành thực phẩm.

Hệ thống biến đổi sinh học in vitro (ivBT) do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Sinh học Công nghiệp Thiên Tân, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc phát triển, không chỉ cho phép tổng hợp sucrose mà còn mở rộng sang các carbohydrate phức tạp như fructose và tinh bột.

Đây được xem là một nền tảng sản xuất sinh học bền vững, mở đường cho việc sản xuất thực phẩm không phụ thuộc vào đất đai và nguồn nước, đồng thời góp phần đáng kể vào mục tiêu trung hòa carbon.

sugar-shutterstock615908132-17525434534201282295786-1752548841185-17525488462121922622939.jpg


Theo nhóm nghiên cứu, việc chuyển đổi nhân tạo khí CO₂ thành thực phẩm và hóa chất là chiến lược mang tính cách mạng trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng cao và nhu cầu lương thực ngày càng cấp thiết. Mặc dù việc khử CO₂ thành các phân tử đơn giản đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng việc tổng hợp các hợp chất carbohydrate chuỗi dài (vốn phong phú nhất trong tự nhiên) vẫn là thách thức lớn cho giới khoa học toàn cầu.

Được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Bulletin , nghiên cứu cho thấy khả năng thiết kế và triển khai thành công hệ thống ivBT để sản xuất đường từ các phân tử carbon thấp, đánh dấu mốc quan trọng trong ngành công nghệ sinh học hiện đại.

Hiện nay, sucrose chủ yếu được sản xuất từ mía ở các vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, hoặc từ củ cải đường trồng tại các khu vực ôn đới. Việc loại bỏ hoàn toàn nhu cầu trồng trọt đối với hai loại cây này sẽ mở ra một hướng đi mới trong sản xuất thực phẩm công nghiệp, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Giải pháp mới không chỉ mang tính khoa học mà còn hàm chứa kỳ vọng nhân loại có thể “nuôi sống” tương lai bằng chính thứ khí nhà kính đang khiến Trái Đất nóng lên từng ngày.
 
Bên trên