Dạo qua vài forums thấy có một vài mem thắc mắc về SoC Qualcomm S1 trên Explorer, với lại cũng thấy nhiều người hiểu hơi lệch lạc tý về các dòng SoC của Qualcomm :"> nên em tranh thủ thời gian rảnh tổng hợp một số thông tin liên quan đến S1 cho đến S4 để mọi người tham khảo ^^. Nguồn tham khảo, lược dịch và tổng hợp từ Internet, bác nào thấy có thiếu sót thì bổ sung, em sẽ cập nhật sớm . Topic cũng là nơi chia sẻ vào trao đổi thông tin cho các loại SoC nói chung và Qualcomm nói riêng. Nguồn kiến thức chủ yếu tự tổng hợp nên khó tránh khỏi sai sót, nếu có thì các bác bỏ qua giùm em . Bác nào lười đọc thì đọc mấy cái chữ bôi đậm là đủ chém gió
)
Đôi chút về Qualcomm , đây là công ty chuyên sản xuất các chipset và phần mềm nhúng cho các thiết bị điện tử di động, viễn thông và là đối tác của nhiều hãng sản xuất di động như HTC, Samsung, Sony... Snapdragon là tên mã của sản phẩm SoC (System on Chip), một hệ thống tích hợp đủ các thành phần luôn, bao gồm CPU, chipset, chip mạng, giải mã âm thanh… tất tần tật.
Snapdragon hay các SoC khác hầu hết đều sử dụng kiến trúc ARM (Cortex A8 hoặc Cortex A9) nên khi so sánh về hiệu năng của 2 SoC cùng phân khúc, thường người ta so sánh về hiệu năng hoạt động như năng lực tính toán 3D, tốc độ hoạt động của mạng, khả năng truyền dẫn thông tin, dựa trên sự tối ưu của từng hãng sản xuất chip… tốc độ (tính bằng MHz) không hẳn là yếu tố “sống còn” duy nhất của một SoC.
Đây là bảng mô tả các tính năng mà nhóm chip Qualcomm S1, S2, S3 sẽ mang lại.
Quay trở lại câu chuyện S1, S2, S3, S4, các năm về trước Qualcomm đặt tên SoC của mình bao gồm 7 ký tự đầy mùi kỹ thuật như MSM8660 vì đối tượng khách hàng chính của họ là các công ty sản xuất điện thoại (vốn rất rành về vấn đề tên mã). Nhưng trải qua năm tháng, dựa trên chiến lược phát triển (cả về sản phẩm lẫn marketing) của Qualcomm và xu hướng thị trường, số lượng sản phẩm của Qualcomm phong phú đến mức khiến người dùng trở nên bối rối với quá nhiều tên gọi kỹ thuật, từ QSD8650, MSM7627, APQ8055, MSM8655… Qualcomm nhận ra là họ cần một phương phát đơn giản hơn để phân cấp các dòng sản phẩm của mình, đơn giản đến mức người dùng cuối nhìn vào biết ngay chip (hoặc điện thoại) phù hợp cho nhu cầu gì. Từ đây, Qualcomm phân nhóm sản phẩm thành S1, S2, S3, S4, ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ và dễ hình dung hơn trên nguyên tắc “S” càng cao thì càng ngon. Hiểu 1 cách khác, nếu Intel có Core i3, i5, i7 làm mưa làm gió ở mảng laptop, Qualcomm có S1, S2, S3, S4 tung hoành ở mảng thiết bị di động.
Bảng chi tiết các sản phẩm của Qualcomm
Các dòng sản phẩm thuộc S1 (Snapdragon System 1) sẽ là phân khúc bình dân, nhắm đến khách hàng bình thường, những người không có yêu cầu quá cao về mặt năng lực xử lý. Cấu trúc bao gồm 1 nhân CPU tốc độ dưới 1GHz, với nhân đồ họa tối đa Adreno 200, tính năng 3G có thể có hoặc không (nhưng theo xu hướng thì hầu hết các smartphone dòng phổ thông mới đều sẽ hỗ trợ 3G). Với các smartphone sử dụng Qualcomm S1, người dùng vẫn hoàn toàn có thể trải nghiệm được Android và Windows Phone 7.5 rất ổn (HTC Explorer dùng Qualcomm Snapdragon S1 MSM7225A chạy Android 2.3 và Sense 3.5), các game dạng 2D, giải đố, chém trái cây không phải là vấn đề lớn, thậm chí nó có khả năng xem các clip 720p hoặc 1080i trên màn hình lớn dựa trên công nghệ DLNA khá mượt, nhưng các game nặng thì chắc chắn là quá sức và đòi hỏi nhóm chip xử lý cao cấp hơn.
Một trong những smartphone dùng S1
Có thể một số bạn sẽ bất ngờ nhưng HD2 “huyền thoại” cũng là sản phẩm thuộc phân khúc này, sử dụng QSD8250. Vì vậy đừng nghĩ S1 là “kém”. Phân khúc S1 được trang bị cho nhóm sản phẩm đáp ứng các tiêu chí ngon-bổ-rẻ, trong tương lai sẽ dành cho các smartphone dưới 4tr đồng :sogood:. Phân khúc này sẽ được bổ sung 1 loạt SoC bao gồm MSM7627, MSM7227, MSM7625, MSM7225.
Một số sản phẩm nổi bật của phân khúc này có thể kể đến là HTC Trophy, Palm Pixi, HTC HD2, HTC Explorer…
Tiếp theo, dòng S2 được sử dụng trong các model Android mới gần đây, được cải tiến dây chuyền sản xuất 45nm nhằm giảm điện năng tiêu thụ và nhiệt lượng tỏa ra mà vẫn đảm bảo được tốc độ xử lý. Điểm đáng lưu ý so với dòng S1 là trong S2, modem 3G là điều bắt buộc phải có , và hỗ trợ khả năng xuất hình 3D .
Desire HD là sản phẩm thuộc phân khúc S2
Phân khúc này cho hiệu năng xử lý cao hơn S1, nhưng giá cũng sẽ cao hơn không ít, bù lại, bạn sẽ có thể xem HD 1080 trên máy dù hơi giật một chút, và khả năng đồ họa tốt hơn
Sản phẩm trong dòng này có thể kể đến Desire HD, myTouch 4G..., hàng khủng một thời, đến giờ giá 2nd vẫn là 5t-7t
S3 và S4 là 2 con khủng long về cấu hình, với thấp nhất là CPU 2 nhân và nhân đồ họa Adreno 220, chưa có phần mềm nào làm khó được phân khúc này. Chỉ có một điều đáng tiếc là S4 vẫn chưa có đại diện chính thức mà phải chờ đến năm sau , nhiều khả năng là HTC Zeta, 4 nhân và đồ họa Adreno 330. S4 được hướng đến thị trường tablet, nhưng không hiểu bằng cách nào đó htc vẫn chen chúc em nó lên smartphone được, mạnh hơn con lap nhà mình. Đối với S3? Hiện tại các model khủng Sensation XE, Sensation và EVO 3D đều thuộc phân khúc này.
Tóm lại, cá nhân em thấy việc bố trí lại tên nhóm sản phẩm của Qualcomm là một bước đi hoàn toàn đúng đắn, ít nhất là có lợi hơn cho cá nhân em khi chọn lựa smartphone. :beauty:
Nhu cầu và kinh phí hiện tại tạm dừng ở S1 với con Explorer mua được hôm HTC khuyến mãi. Cố gắng gom góp năm sau lên XL 2nd
Đôi chút về Qualcomm , đây là công ty chuyên sản xuất các chipset và phần mềm nhúng cho các thiết bị điện tử di động, viễn thông và là đối tác của nhiều hãng sản xuất di động như HTC, Samsung, Sony... Snapdragon là tên mã của sản phẩm SoC (System on Chip), một hệ thống tích hợp đủ các thành phần luôn, bao gồm CPU, chipset, chip mạng, giải mã âm thanh… tất tần tật.
Snapdragon hay các SoC khác hầu hết đều sử dụng kiến trúc ARM (Cortex A8 hoặc Cortex A9) nên khi so sánh về hiệu năng của 2 SoC cùng phân khúc, thường người ta so sánh về hiệu năng hoạt động như năng lực tính toán 3D, tốc độ hoạt động của mạng, khả năng truyền dẫn thông tin, dựa trên sự tối ưu của từng hãng sản xuất chip… tốc độ (tính bằng MHz) không hẳn là yếu tố “sống còn” duy nhất của một SoC.

Đây là bảng mô tả các tính năng mà nhóm chip Qualcomm S1, S2, S3 sẽ mang lại.
Quay trở lại câu chuyện S1, S2, S3, S4, các năm về trước Qualcomm đặt tên SoC của mình bao gồm 7 ký tự đầy mùi kỹ thuật như MSM8660 vì đối tượng khách hàng chính của họ là các công ty sản xuất điện thoại (vốn rất rành về vấn đề tên mã). Nhưng trải qua năm tháng, dựa trên chiến lược phát triển (cả về sản phẩm lẫn marketing) của Qualcomm và xu hướng thị trường, số lượng sản phẩm của Qualcomm phong phú đến mức khiến người dùng trở nên bối rối với quá nhiều tên gọi kỹ thuật, từ QSD8650, MSM7627, APQ8055, MSM8655… Qualcomm nhận ra là họ cần một phương phát đơn giản hơn để phân cấp các dòng sản phẩm của mình, đơn giản đến mức người dùng cuối nhìn vào biết ngay chip (hoặc điện thoại) phù hợp cho nhu cầu gì. Từ đây, Qualcomm phân nhóm sản phẩm thành S1, S2, S3, S4, ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ và dễ hình dung hơn trên nguyên tắc “S” càng cao thì càng ngon. Hiểu 1 cách khác, nếu Intel có Core i3, i5, i7 làm mưa làm gió ở mảng laptop, Qualcomm có S1, S2, S3, S4 tung hoành ở mảng thiết bị di động.

Bảng chi tiết các sản phẩm của Qualcomm
Các dòng sản phẩm thuộc S1 (Snapdragon System 1) sẽ là phân khúc bình dân, nhắm đến khách hàng bình thường, những người không có yêu cầu quá cao về mặt năng lực xử lý. Cấu trúc bao gồm 1 nhân CPU tốc độ dưới 1GHz, với nhân đồ họa tối đa Adreno 200, tính năng 3G có thể có hoặc không (nhưng theo xu hướng thì hầu hết các smartphone dòng phổ thông mới đều sẽ hỗ trợ 3G). Với các smartphone sử dụng Qualcomm S1, người dùng vẫn hoàn toàn có thể trải nghiệm được Android và Windows Phone 7.5 rất ổn (HTC Explorer dùng Qualcomm Snapdragon S1 MSM7225A chạy Android 2.3 và Sense 3.5), các game dạng 2D, giải đố, chém trái cây không phải là vấn đề lớn, thậm chí nó có khả năng xem các clip 720p hoặc 1080i trên màn hình lớn dựa trên công nghệ DLNA khá mượt, nhưng các game nặng thì chắc chắn là quá sức và đòi hỏi nhóm chip xử lý cao cấp hơn.

Một trong những smartphone dùng S1
Có thể một số bạn sẽ bất ngờ nhưng HD2 “huyền thoại” cũng là sản phẩm thuộc phân khúc này, sử dụng QSD8250. Vì vậy đừng nghĩ S1 là “kém”. Phân khúc S1 được trang bị cho nhóm sản phẩm đáp ứng các tiêu chí ngon-bổ-rẻ, trong tương lai sẽ dành cho các smartphone dưới 4tr đồng :sogood:. Phân khúc này sẽ được bổ sung 1 loạt SoC bao gồm MSM7627, MSM7227, MSM7625, MSM7225.
Một số sản phẩm nổi bật của phân khúc này có thể kể đến là HTC Trophy, Palm Pixi, HTC HD2, HTC Explorer…
Tiếp theo, dòng S2 được sử dụng trong các model Android mới gần đây, được cải tiến dây chuyền sản xuất 45nm nhằm giảm điện năng tiêu thụ và nhiệt lượng tỏa ra mà vẫn đảm bảo được tốc độ xử lý. Điểm đáng lưu ý so với dòng S1 là trong S2, modem 3G là điều bắt buộc phải có , và hỗ trợ khả năng xuất hình 3D .

Desire HD là sản phẩm thuộc phân khúc S2
Phân khúc này cho hiệu năng xử lý cao hơn S1, nhưng giá cũng sẽ cao hơn không ít, bù lại, bạn sẽ có thể xem HD 1080 trên máy dù hơi giật một chút, và khả năng đồ họa tốt hơn
Sản phẩm trong dòng này có thể kể đến Desire HD, myTouch 4G..., hàng khủng một thời, đến giờ giá 2nd vẫn là 5t-7t
S3 và S4 là 2 con khủng long về cấu hình, với thấp nhất là CPU 2 nhân và nhân đồ họa Adreno 220, chưa có phần mềm nào làm khó được phân khúc này. Chỉ có một điều đáng tiếc là S4 vẫn chưa có đại diện chính thức mà phải chờ đến năm sau , nhiều khả năng là HTC Zeta, 4 nhân và đồ họa Adreno 330. S4 được hướng đến thị trường tablet, nhưng không hiểu bằng cách nào đó htc vẫn chen chúc em nó lên smartphone được, mạnh hơn con lap nhà mình. Đối với S3? Hiện tại các model khủng Sensation XE, Sensation và EVO 3D đều thuộc phân khúc này.
Tóm lại, cá nhân em thấy việc bố trí lại tên nhóm sản phẩm của Qualcomm là một bước đi hoàn toàn đúng đắn, ít nhất là có lợi hơn cho cá nhân em khi chọn lựa smartphone. :beauty:
Nhu cầu và kinh phí hiện tại tạm dừng ở S1 với con Explorer mua được hôm HTC khuyến mãi. Cố gắng gom góp năm sau lên XL 2nd