Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

siusiuenen

New Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

câu này bây giờ dùng có còn đúng!?
thượng là từ hạ mà ra, ở nước ta ngày nay "thượng" em nghĩ là luật pháp, "hạ" là dân, "quan lại" cũng là "hạ", luật pháp nước ta không sai, thậm chí còn hơn hẳn nước khác mặc dù chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót,
nó bị bóp méo bởi chính người dân và quan lại, nếu ai cũng làm tròn làm đúng nhiệm vụ của mình thì sẽ chẳng có chuyện gì đáng phải phê phán, kêu ca phàn nàn, cái gì cũng có 2 mặt của nó.
chút ngu ý anh em đọc xong đừng nén đá.

Bẻ lại bác thì chắc chắn là post của tôi bị xóa nên không thèm viết nữa .
Thú thực là mình được một trận cười thoải mái vì thấy " BÁC THUỘC BÀI " quá .
Cá nhân tôi nhận thấy những lời từ tiền nhân rất đúng không sai bao giờ vì đó là kinh nghiệm sống hàng ngàn năm tích tụ lại .
Thượng bất chính - Hạ tắc loạn .
 

ktq

Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Bẻ lại bác thì chắc chắn là post của tôi bị xóa nên không thèm viết nữa .
Thú thực là mình được một trận cười thoải mái vì thấy " BÁC THUỘC BÀI " quá .
Cá nhân tôi nhận thấy những lời từ tiền nhân rất đúng không sai bao giờ vì đó là kinh nghiệm sống hàng ngàn năm tích tụ lại .
Thượng bất chính - Hạ tắc loạn .

Nghĩ cách viết làm sao không bị xóa đi.
 

phicong

New Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Hiệp sĩ, em lại liên tưởng tới thời trung cổ
 

scorpio_9x

Well-Known Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Bẻ lại bác thì chắc chắn là post của tôi bị xóa nên không thèm viết nữa .
cười tập 1;))
Thú thực là mình được một trận cười thoải mái vì thấy " BÁC THUỘC BÀI " quá .
cười tiếp tập 2=))
em nói vậy thôi, bác không phải bẻ em nữa đâu[-X ... hài
 

hd_vn123

New Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Nói chung chuyện này cũng là hệ quả của việc người khác chưa làm hết trách nhiệm của mình, lòng dân phẫn nộ
 

bth8888

Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Công an gần tết chỉ chăm đi bắt bạc thôi .:D
 

tuyphong_nt

New Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Dựa vào các đồng chí công an mà ra sức ư? Nằm đấy mà chờ. Học võ, học chính trị, để làm cái quái gì. Chỉ có ngồi bàn giấy chờ đợi người dân đến hạch sách, chờ đợi cái phong bì đút vào túi thôi. Nghĩ mà tội cho các Hiệp sĩ khi mà họ phải làm thay cái công việc này. Công an gì chứ? "Công ăn" thì có.
 

dzung

New Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

CSGT phạt những ngườ vi phạm là đúng rồi, chứ mấy đoạn đương kẹt xe có ai phạt đâu vì ko ai chạy quá tốc đọ cả.Mấy anh CSGt cũng tội chỗ đứng thì nắng quá ngườ ta cũng la người mà,nên lựa chọn chỗ mát 1 tí để tránh nắng và tập trung sử lý những hành vi vi phạm LGT thui
------ các hiệp sĩ đúng ra để việc bắt cướp đó cho CS 113 chứ,khi nào thấy cướp thi noi tên cướp đó ngồi lại uống ly cafe đợi tí mấy anh 113 tới mời về.Chứ hiệp sĩ "làm" nữa thì lay gì người ta làm
 

CMCTI

Banned
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Công an gần tết chỉ chăm đi bắt bạc thôi .:D

Đang tháng "củ mật". Các bác cẩn thận. Các chú ấy cũng đang ráo riết chuẩn bị ăn tết lắm
Hình sự: bắt bạc, kiểm tra các cơ sở kinh doanh "nhạy cảm"
Giao thông: kiểm tra giấy tờ, rình núp bắc tốc độ .... Các bác đi đường cẩn thận
Kinh tế: Thăm hỏi các đơn vị kinh doanh ....
........
Cuối năm rồi, ngành CA đang chuẩn bị ráo riết "ra quân"
 

sea fresh

Member
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

8h tối hôm nay vẫn thấy các chú phường nấp bắt xe ko xin nhan, gần tết rồi lo quá, ko có gì biếu
 
Ðề: Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền

Đó là tất yếu của một xã hội mà nền pháp quyền còn lỏng lẻo, quản lý pháp quyền còn hình thức, và nhiều nơi cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, sống chết mặc dân!

Ngu sao mà bắt cướp?

Bắt cướp nên là chuyện của cơ quan công an, công cụ bảo vệ của một xã hội pháp quyền thực sự. Nhưng mô hình xã hội pháp quyền trên thực tế vẫn là... mô hình. Trong khi chờ hoàn chỉnh hình hài của nó, theo người viết, vẫn cần có nhiều "Lục Vân Tiên"
Nhu cầu xã hội và tâm lý bầy đàn

Theo quan điểm của người viết, những anh hùng từ xưa đến nay xuất hiện đều bắt đầu từ nhu cầu xã hội. Nếu xã hội phong kiến không có những hình ảnh của Phong Lai, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Đặng Sinh,... gây cảnh nhiễu nhương, không có hình ảnh giặc Ô Qua hung tàn xâm lược thì cuộc đời đã yên bình.

Và hình ảnh Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực không cần xuất hiện để trừ nội loạn, dẹp ngoại xâm theo cách đơn lẻ (đánh tặc Phong Lai) lẫn có tổ chức (chống giặc Ô Qua).

Xuất thân đủ ngành nghề, từ xe ôm, bán bánh mì, thợ sửa điện tử và cả ông chủ vật liệu xây dựng... nhưng họ cùng chung chí hướng đấu tranh chống cái ác, giữ bình yên đường phố. Ảnh: VNE

Những nhu cầu xã hội ấy tất yếu phải được đáp ứng bằng cách này hay cách khác và thậm chí thành viên đơn lẻ, nhóm thành viên của xã hội sẽ làm việc đó trước khi cả thiết chế xã hội ra tay.

Người viết theo dõi và lưu trữ sát các thông tin về nhóm "hiệp sĩ bắt cướp" ở Dĩ An, Bình Dương và phát hiện có một điểm mấu chốt: Địa bàn này là nơi hoạt động màu mỡ của tội phạm.

Một địa bàn luôn có công an địa phương lẫn hiệp sĩ bắt cướp tại sao vẫn luôn xảy ra cướp giật? Nói theo cách cay đắng của một "hiệp sĩ" là có những công an viên đã cản trở họ "ra tay hành hiệp". Có những nhóm cướp giật có "quan hệ" với công an viên địa phương. Có những cuộc trả thù của tội phạm nhưng "hiệp sĩ" không được bảo vệ dù đã thông báo trước.

Khi ấy, xin hỏi các "nhà-xã-hội-pháp-quyền" Việt Nam nghĩ gì?

Các cho anh rằng tôn vinh "hiệp sĩ" là phản giá trị xã hội pháp quyền. Nhưng những nơi chưa có xã hội pháp quyền hoặc có xã hội pháp quyền mang tính hình thức thì tính mạng và của cải người dân sẽ ra sao, nếu không có các hiệp sĩ" ra tay kịp thời?

Ví dụ nhỏ tại Dĩ An cho thấy, nếu xã hội pháp quyền là một sự hợp lý (sẽ) tồn tại như Kard Heindrich Max nói, thì điều mà những người phản đối sự xuất hiện, tôn vinh các "hiệp sĩ" trong giai đoạn tại nơi đó- nó chưa có xã hội pháp quyền (thực sự, theo đúng khái niệm này) là một điều bất hợp lý.

"Hiệp sĩ" không phải "thế công an hành đạo" mà là những người dân "kiến nghĩa tất vi" (thấy việc nghĩa sẽ làm) trước hết để thỏa mãn nhu cầu bảo vệ bản thân, gia đình, làng xóm, cộng đồng.

Theo tôi, đó là tất yếu của một xã hội mà nền pháp quyền còn lỏng lẻo, quản lý pháp quyền còn hình thức, và nhiều nơi cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, sống chết mặc dân!

Khoa học tâm lý về đám đông cho thấy, khi có đám đông tụ tập thì tâm lý mỗi cá nhân thường nghĩ "chắc có ai đó sẽ làm việc này, không phải mình!". Tôi cho rằng tâm lý bầy đàn sẽ hướng tới "chọn việc nhẹ nhàng". Và "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ về phần ai?" nếu không phải là những người dũng cảm dám nhận phần gian khổ về mình một cách tự nguyện (theo nhu cầu bản thân, nhu cầu xã hội) chứ không phải là nhiệm vụ bắt buộc?

Sự quá độ của xã hội pháp quyền

Như đã nói ở trên, sự xuất hiện các "hiệp sĩ" xuất phát từ nhu cầu xã hội và quan trọng nhất là đó không phải là hình thức thay thế cho cơ quan công quyền trong việc bắt giữ, xét xử tội phạm.

Trong khi chờ đợi xã hội pháp quyền hoàn thiện, củng cố, thì quá trình quá độ xã hội pháp quyền diễn ra là tất yếu. Sự tồn tại của nghĩa khí, lương tri nói chung và sự xuất hiện "hiệp sĩ" nói riêng cho thấy quá trình hoàn thiện xã hội pháp quyền vẫn đang diễn ra, đang trong giai đoạn quá độ.

Nhưng cũng mong cái sự quá độ ấy đừng quá kéo dài, đừng mãi mãi là quá độ. Thì sẽ còn nhiều Lục Vân Tiên phải...tình nguyện chết!

Còn một khi đã có xã hội pháp quyền, từ cá nhân đến tập thể, từ người dân đến nhân viên công quyền đều phải tuân thủ pháp luật.

Nó sẽ không chấp nhận kiểu hành xử gặp công an xưng "cháu chú Nhanh", thấy giang hồ bảo "em anh Luyện". Nó càng không có chuyện người tố giác hoặc tham gia truy bắt tội phạm bị trả thù mà không có sự can thiệp của cơ quan công quyền, càng không chấp nhận nhân viên công quyền cấu kết với tội phạm.

Khi ấy, tự động những "Lục Vân tiên thời đại" sẽ lại âm thầm với công việc của mình chứ không cần phải làm... "chuyện bao đồng".

Một xã hội pháp quyền hoàn thiện luôn cần một hệ thống luật pháp đủ sức ngăn chặn cái ác. Một xã hội pháp quyền hoàn thiện cũng cần có chế độ an sinh hoàn bị để quyền lợi xã hội được phân phối công bằng, cơ hội lao động và thụ hưởng cân bằng, để tránh các mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc- cơ hội cho cái ác xuất hiện.

Đấy mới chính là cốt lõi cần thiết, đầy đủ và đúng đắn nhất của xã hội pháp quyền!

Nguồn đầy đủ : http://vn.news.yahoo.com/khi-l-c-v-n-ti-n-vui-020000747.html
 
Bên trên