Tìm về nguồn gốc hủ tiếu Nam Vang ở Sài Gòn
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Sài Gòn có rất nhiều quán ăn hủ tiếu nhưng món này không thể dành chỗ của Phở, nhưng nó đã dần dần trở thành khẩu vị chính của người dân Nam Bộ.
Hủ tiếu Nam Vang được người Tàu ở Campuchia sáng chế ra và món ăn ấy đã khởi đầu từ thủ đô Nam Vang (Phnom Pênh) rồi di chuyển xuống Sài Gòn. Nhưng có một điều đáng nói nếu như có dịp đi Nam Vang ăn món hủ tiếu ở chính nơi gốc của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang được định cư ở Sài Gòn bởi nước dùng không thơm ngon bằng, thịt cũng không mềm, sợ hủ tiếu không dẻo thơm…
Người Sài Gòn đã dần cải tiến món hủ tiếu theo khẩu vị của mình suốt mấy chục năm qua và đã làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang có ở tại Nam Vang.

Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng Hương, xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tưới vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong ven, bóng loáng, cái dẻo cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt.
Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyện ngâm dấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm qua bị cay nồng, muộn quá thì mất đi hương vị của nó.

Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ và nó đã dành được khẩu vị của một thành phố đông đúc và sầm uất vào bậc nhất đã góp phần làm phong phú thêm trong cuốn sổ thực đơn Việt Nam.
Về Sài Gòn bạn nhớ ghé qua những địa điểm hủ tiếu Nam Vang ngon nhất tại Sài Gòn để thưởng thức một hương vị đặc sắc trong ẩm thực phương Nam nhé.
theo Trip2Vietnam
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: