Thời đại vàng son của thị trường smartphone Trung Quốc đã hết

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thị trường smartphone lớn nhất thế giới đang gặp rắc rối lớn. Số lượng điện thoại xuất xưởng của Trung Quốc trong quý 2/2022 giảm đến 14,7%, theo số liệu từ công ty nghiên cứu IDC. Và những trụ cột tỷ đô của ngành công nghiệp smartphone nước này, như Xiaomi, Vivo, và Oppo, đều công bố kết quả doanh số đáng thất vọng.

Có nhiều yếu tố góp phần dẫn đến tình hình hiện tại, bao gồm chính sách Zero Covid nghiêm ngặt khiến nhu cầu smartphone sụt giảm mạnh. Nhưng vấn đề lớn hơn ở đây lại là một nỗi sợ ám ảnh các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc từ bấy lâu nay. Thời kỳ bùng nổ smartphone kéo dài hơn 10 năm ròng rã của Trung Quốc, nhờ lượng người dùng mới dồi dào và những bản nâng cấp không ngừng nghỉ, có lẽ sắp chấm hết.

Một thập kỷ trước, Trung Quốc vẫn nuôi giấc mộng trở thành một quốc gia di động, tận dụng nguồn vốn nhà nước để xây dựng nên những trạm gốc 4G ở gần như mọi làng quê, tạo điều kiện cho các nhãn hiệu như Oppo và Vivo đưa những thiết bị với thiết kế bắt mắt đến hàng trăm triệu người dùng vùng sâu vùng xa, đa phần trong số đó chưa bao giờ biết đến một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng. Apple, Samsung, và Motorola lúc bấy giờ đang mải mê theo đuổi nhóm người dùng thành thị sành công nghệ với nhiều mẫu máy đắt đỏ (Samsung và Motorola nhanh chóng rời khỏi cuộc chơi do chất lượng sản phẩm có vấn đề, chiến lược marketing sai lầm, và những áp lực về địa chính trị).

786432_70849780839424_1074020996874240

Gần đây, các nhà sản xuất smartphone cứ ngỡ đã nhìn ra một cơ hội béo bở, khi mà Trung Quốc thúc đẩy phát triển mạng 5G tiên tiến. Nhưng họ không lường trước được rắc rối đang dần hiện hữu.

Một vấn đề quan trọng cần nói đến ở đây là thị trường smartphone khổng lồ của Trung Quốc đã trở nên cực kỳ bão hòa. Quốc gia này có hơn 1,6 tỷ tài khoản điện thoại di động được kích hoạt tính đến cuối năm ngoái, trong khi dân số chỉ dừng ở 1,4 tỷ người. Tỷ lệ thâm nhập thị trường tại Trung Quốc vượt hẳn con số trung bình trên toàn cầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng smartphone.

Nhu cầu đổi điện thoại cũng ngày càng ít đi. Vòng đời của những chiếc smartphone mỗi lúc một dài hơn, và người dùng có thể “nhịn” lâu thêm nữa trong bối cảnh tình hình kinh tế không mấy khả quan. Giá các dịch vụ 5G khiến nhiều người Trung Quốc không mấy mặn mà và do đó tiếp tục sử dụng gói cước 4G vốn đã đủ đáp ứng nhu cầu thường ngày. Ví dụ, một cụ già hay sử dụng điện thoại Huawei đã cũ để xem video vài giờ mỗi ngày - có lý do gì để cụ sắm điện thoại mới khi cái hiện tại vẫn chạy tốt?

Người tiêu dùng Trung Quốc đang hạn chế chi tiền cho smartphone” - theo Toby Zhu, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Canalys. Các nhãn hiệu điện thoại kỳ vọng những đợt khuyến mãi mua sắm trực tuyến lớn vào tháng 6 có thể giúp nhu cầu bùng nổ trở lại, nhưng rốt cuộc, mọi nỗ lực đều không thể đưa thị trường khởi sắc như năm ngoái. Ngay cả Apple, công ty chuyên bán những sản phẩm cao cấp, cũng phải tung ra một chương trình giảm giá hiếm thấy đối với toàn bộ dòng sản phẩm iPhone để thu hút người tiêu dùng.

Theo VN review​
 
Bên trên