terabyte
Banned
Trái ngược với sự đi xuống của thị trường TV, các nhà sản xuất từ Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ và bắt kịp những thương hiệu từ Nhật. Tuy vậy, bộ đôi LG và Samsung vẫn có thể an tâm khi vẫn dẫn đầu với khoảng cách khá xa.
Theo thống kê từ IHS tính tới tháng 7/2013, Samsung hiện tại chiếm đến 19% thị phần TV trên toàn thế giới. Nối tiếp ngay phía sau không ai khác hơn chính là người đồng hương LG với 14% thị phần.
Nhờ sự bùng nổ của thị trường nội địa, mặc cho ngành công nghiệp TV đang trong giai đoạn suy thoái nhưng các hãng Trung Quốc vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 đại gia của đất nước đông dân nhất thế giới này là Changhong, Haier, Hisense, Konka, Skyworth và TCL đã chiếm đến 20,5% thị phần TV toàn thế giới. Đây là sự bành trướng mạnh mẽ khi biết rằng chỉ 1 tháng trước, lục đại gia này chỉ khống chế 15,5% doanh số TV bán ra.
Không chỉ trên phương diện quốc gia, các thương hiệu riêng lẻ của Trung Quốc cũng đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. TCL hiện tại đã là nhà sản xuất TV lớn thứ 3 trên thế giới với 6% thị phần, đồng hạng với thương hiệu khổng lồ từ Nhật Bản Sony. Mới đây, thương hiệu này đã khiến cộng đồng HD phải chao đảo khi tung ra các mẫu TV 4K với giá rẻ đến mức khó tin. Toshiba cũng không khá gì hơn khi buộc phải chia sẻ vị trí thứ 4 với Hisense, cùng 5% thị phần. Có thể thương hiệu này ít được biết đến tại Việt Nam nhưng nó đang là cơn sốt ở nước ngoài, đặc biệt là thông qua các dòng TV nội địa của Mỹ (thương hiệu Mỹ nhưng thiết bị do Trung Quốc sản xuất). Ngoài ra, Hisense còn gây ấn tượng mạnh thông qua việc trở thành đối tác của Loewe, hãng TV siêu sang đến từ Đức. Bên cạnh đó, vị trí thứ 5 là cuộc đấyu tay 3 khốc liệt giữa Sharp, Panasonic và Skyworth.
Khác với cuộc cạnh tranh khốc liệt ở dưới, Samsung và LG vẫn đẫn đầu với khoảng cách khá xa. Đặc biệt là với tình hình hiện nay, có lẽ họ vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ vị trí này trong thời gian dài. Tuy nhiên mọi chuyện có vẻ như không mấy tốt đẹp với các thương hiệu Nhật, vốn đang trong gia đoạn cực kỳ khó khăn. Theo dự kiến của IHS, những hãng nổi tiếng từng làm mưa làm gió một thời như Sony, Toshiba, Panasonic hay Sharp sẽ bị đẩy khỏi top 5 ngay trong năm nay.
Mặc cho sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc, ngành công nghiệp TV vẫn tiếp tục suy giảm. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số TV tháng 7/2013 đã giảm đến 6,3%. Trong đó, doanh số TV LED giảm 5,7% trong khi Plasma còn thê thảm hơn, hạ đến 15,8%. Sự kết thúc TV Plasma có lẽ cũng không còn xa nữa khi theo thống kê của IHS, hiện tại mỗi tháng chưa đến 800.000 chiếc TV Plasma được bán ra trên toàn thế giới.
Một số nhà theo dõi thị trường cho biết ngành công nghiệp TV sẽ phục hồi trong năm 2013 sau khi suy thoái trầm trọng vào năm 2012. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì điều đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi.
OLED và 4K, 2 cái tên hứa hẹn sẽ giúp ngành công nghiệp TV hồi phục
Theo đánh giá của các nhân mình, 2014 có lẽ sẽ rất triển vọng cho sự phục hồi của ngành công nghiệp TV. Bởi lẽ các dòng TV FullHD dường như đã đạt được giới hạn của công nghệ và đang chuẩn bị nhường chỗ cho TV 4K, hứa hẹn sẽ có những đợt giảm giá rất hấp dẫn. Bên cạnh đó chuẩn 4K cũng OLED hứa hẹn sẽ đem lại luồng gió mới cho người tiêu dùng, vốn đã quá quen thuộc đến mức nhàm chán công nghệ LED và chuẩn video 4K.

Theo thống kê từ IHS tính tới tháng 7/2013, Samsung hiện tại chiếm đến 19% thị phần TV trên toàn thế giới. Nối tiếp ngay phía sau không ai khác hơn chính là người đồng hương LG với 14% thị phần.
Nhờ sự bùng nổ của thị trường nội địa, mặc cho ngành công nghiệp TV đang trong giai đoạn suy thoái nhưng các hãng Trung Quốc vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ. 6 đại gia của đất nước đông dân nhất thế giới này là Changhong, Haier, Hisense, Konka, Skyworth và TCL đã chiếm đến 20,5% thị phần TV toàn thế giới. Đây là sự bành trướng mạnh mẽ khi biết rằng chỉ 1 tháng trước, lục đại gia này chỉ khống chế 15,5% doanh số TV bán ra.
Không chỉ trên phương diện quốc gia, các thương hiệu riêng lẻ của Trung Quốc cũng đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. TCL hiện tại đã là nhà sản xuất TV lớn thứ 3 trên thế giới với 6% thị phần, đồng hạng với thương hiệu khổng lồ từ Nhật Bản Sony. Mới đây, thương hiệu này đã khiến cộng đồng HD phải chao đảo khi tung ra các mẫu TV 4K với giá rẻ đến mức khó tin. Toshiba cũng không khá gì hơn khi buộc phải chia sẻ vị trí thứ 4 với Hisense, cùng 5% thị phần. Có thể thương hiệu này ít được biết đến tại Việt Nam nhưng nó đang là cơn sốt ở nước ngoài, đặc biệt là thông qua các dòng TV nội địa của Mỹ (thương hiệu Mỹ nhưng thiết bị do Trung Quốc sản xuất). Ngoài ra, Hisense còn gây ấn tượng mạnh thông qua việc trở thành đối tác của Loewe, hãng TV siêu sang đến từ Đức. Bên cạnh đó, vị trí thứ 5 là cuộc đấyu tay 3 khốc liệt giữa Sharp, Panasonic và Skyworth.
Khác với cuộc cạnh tranh khốc liệt ở dưới, Samsung và LG vẫn đẫn đầu với khoảng cách khá xa. Đặc biệt là với tình hình hiện nay, có lẽ họ vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ vị trí này trong thời gian dài. Tuy nhiên mọi chuyện có vẻ như không mấy tốt đẹp với các thương hiệu Nhật, vốn đang trong gia đoạn cực kỳ khó khăn. Theo dự kiến của IHS, những hãng nổi tiếng từng làm mưa làm gió một thời như Sony, Toshiba, Panasonic hay Sharp sẽ bị đẩy khỏi top 5 ngay trong năm nay.
Mặc cho sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc, ngành công nghiệp TV vẫn tiếp tục suy giảm. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số TV tháng 7/2013 đã giảm đến 6,3%. Trong đó, doanh số TV LED giảm 5,7% trong khi Plasma còn thê thảm hơn, hạ đến 15,8%. Sự kết thúc TV Plasma có lẽ cũng không còn xa nữa khi theo thống kê của IHS, hiện tại mỗi tháng chưa đến 800.000 chiếc TV Plasma được bán ra trên toàn thế giới.
Một số nhà theo dõi thị trường cho biết ngành công nghiệp TV sẽ phục hồi trong năm 2013 sau khi suy thoái trầm trọng vào năm 2012. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì điều đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi.

OLED và 4K, 2 cái tên hứa hẹn sẽ giúp ngành công nghiệp TV hồi phục
Theo đánh giá của các nhân mình, 2014 có lẽ sẽ rất triển vọng cho sự phục hồi của ngành công nghiệp TV. Bởi lẽ các dòng TV FullHD dường như đã đạt được giới hạn của công nghệ và đang chuẩn bị nhường chỗ cho TV 4K, hứa hẹn sẽ có những đợt giảm giá rất hấp dẫn. Bên cạnh đó chuẩn 4K cũng OLED hứa hẹn sẽ đem lại luồng gió mới cho người tiêu dùng, vốn đã quá quen thuộc đến mức nhàm chán công nghệ LED và chuẩn video 4K.
Theo flatpanelshd