Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

lengockhanhi

Film critic
Chắc các bạn còn nhớ hàm sin và cosin trong môn lượng giác thời đi học, với biến thiên có chu kì, và ứng dụng của nó trong dao động điều hòa, vật lý về sóng và âm học. Nhi có cảm giác là trong phim ảnh, thị hiếu của khán giả cũng biến đổi theo thời gian với 1 qui luật gần như vậy. Vì phim ảnh làm ra có khuynh hướng bám sát thị hiếu để thỏa mãn khán giả, nên tùy theo thời kỳ mà phim ảnh sẽ có một phong cách, chủ đề, tính chất nhất định. Theo dòng thời gian, có những thứ ta tưởng là đổi mới, sáng tạo trong cách làm phim, để rồi sau đó chúng bị lạm dụng một cách quá đáng, trở nên nhàm chán và mọi thứ bỗng trở lại như cũ theo chu kì vào một ngày nào đó, rồi lại chờ đợi một chu kì mới của sự sáng tạo. Trong bài viết này Nhi sẽ nêu một số thí dụ để các bạn thấy tính chất thay đổi theo chu kì của thị hiếu và cách làm phim.

Đầu tiên chúng ta sẽ xét trường hợp của những phim remake, Nhi thấy không phải là trùng hợp khi mà 5 năm gần đây xuất hiện quá nhiều phim remake. Đó là những ví dụ rõ nhất chứng minh cho tính chu kì của thị hiếu khán giả. Những ý tưởng thành công cách đây vài chục năm không bị quên lãng hoàn toàn, chúng được tái sử dụng, như những phim kinh dị được làm lại mà ta thấy là The Hill have eyes, Last house on the Left, Nightmare on elm street, hay phim True Grit, 3:10 to Yuma là bản remake của những phim rất hay một thời. Có thể sau vài chục năm nữa, người ta sẽ làm lại những phim hay ta xem ngày hôm nay, ai biết được ?

Tiếp theo, Nhi sẽ lấy ví dụ về tính hiện thực trong phim ảnh, để thấy quan niệm về tính hiện thực cũng bị chi phối theo chu kì. Trong lịch sử phát triển điện ảnh, người ta luôn có mơ ước mô tả những điều phi thường, không có thực trên phim, từ đó kĩ xảo hình ảnh ra đời. Người ta đã tốn rất nhiều tiền và công sức để dùng máy vi tính tạo ra thứ mà ta gọi là: giả như thật, để làm kinh ngạc khán giả. Từ những vụ nổ, quái vật, khủng long, dĩa bay cho tới nhân vật ảo, cảnh ảo,... Nhưng khi mà hình ảnh giả tạo trở nên hoàn hảo tôt bực, thì bỗng một ngày nào đó, khán giả thốt lên: Tôi biết cái này là giả, chúng là ảnh CGI. Cả khán giả và đạo diễn đều hoang mang, chán nản. Khi đó, có một dòng phim ra đời với tôn chỉ: Hiện thực tối đa, không gì ngoài sự thật. Để tạo ảo giác về tính "chân thật '', những phim này không dám dùng phim nhựa, mà quay bằng camera dân dụng, cho ra hình ảnh nhòe, xấu xí, rung giật... như trong phim Phù thủy rừng Blair, Cloverfield, Paranormal Activity, district 9, Rec... Khốn nỗi chúng lại rất thành công về doanh thu. Như vậy thị hiếu khán giả đã quay 180o theo chu kì, từ hiện thực chân phương tới kĩ xảo giả như thật, rồi trở lại với sự thật, kiểu sự thật mà họ tin tưởng như trên youtube.

Một thí dụ khác cũng trong phim hành động, đó là chiêu thức võ thuật. Nhi không thích những kiểu bay nhảy lả lướt, những cú đánh đẹp mắt nhưng vô lực trong phim Hong Kong lắm, nhưng công bằng mà nói nó đã tạo ra cuộc cách mạng trong phim matrix, sau đó hàng loạt phim coi đó là chuẩn mực, như trong Equilibrium, X men, Charlie Angel, Transporter... Trào lưu bắt chước phim Hong Kong đã thay thế cho những đòn đánh thô sơ, đơn giản đấm qua lại trong phim cổ điển. Sau vài năm, chúng ta thấy điều gì ? Võ thuật trong phim Mỹ quay ngược về những đòn thế đơn giản, nhanh gọn, mạnh mẽ như trong phim Taken, rambo, Jason Bourne chứ họ không còn múa tay múa chân và bay như chim nữa. Tất cả như một chu kì. Tương tự, với những vụ cháy nổ, nếu như trong thời kì đầu người ta tấm tắc khen những hình ảnh cháy nổ tạo ra do máy tính, thì sau này những cảnh cháy nổ dùng hiệu ứng vật lý thuần túy lại được hoan nghênh, như phim terminator 3, rambo, Diehard 4.

Cuối cùng, Nhi muốn nói về phim 3D. Nhi không tin lắm về điều mà sách báo hiện nay đang nhận định, về cuộc cách mạng phim 3D, vì theo Nhi, cái mà ta gọi là cuộc cách mạng hiện nay thực chất chỉ là một sự quay vòng theo chu kì của thị hiếu khán giả. Hình ảnh 3D stereoscope trên phim là một ước mơ, sự mê hoặc của con người từ hàng chục năm trước. Người ta phát hiện ra những cuộn phim 3D màu đầu tiên do Đức quốc xã làm ra từ thập niên 40, sau đó thập niên 50 tại Mỹ đã chiếu nhiều phim 3D tại rạp, khán giả đeo kính để xem. Vì vậy hiện tượng phim 3D có thể giải thích đơn giản bằng sự trở về theo chu kì của một thú vui đầy mê hoặc, với sức mạnh công nghệ ngày nay khiến nó trở nên dễ dàng hơn. Nhi cũng tin là mọi thứ đều có lúc tàn lụi, phong trào phim 3D sẽ sớm đi vào quên lãng nếu người ta cứ làm phim theo cách hiện nay, kém chất lượng, dán mác 3D câu khách. Cũng hơi quá khi nói về cách mạng phim ảnh khi mà những phim đoạt giải thưởng cao hiện nay đều là phim 2D.

Kết luận của Nhi là, mọi thứ dù hay đến đâu cũng có lúc tàn lụi, nhưng không sao, vì chúng chắc chắn sẽ trở về một ngày nào đó, hồi sinh theo chu kì. Cái ta xem lần đầu luôn có ấn tượng tốt nhất, sau đó nó sẽ dần nhàm chán, ta mong chờ 1 sự đổi mới, nhưng nhiều khi giải pháp thay đổi lại đến từ quá khứ chứ không phải mới hoàn toàn. Những gì hay ho ta xem hôm nay có thể chỉ là sự trở lại từ một ngày xưa nào đó, theo một chu kì. Tương tự, khán giả tương lai rất có thể sẽ tìm lại với những ý tưởng phong cách của ngày hôm nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

haichit

New Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Nói tóm lại một câu thôi: Chán cơm thì đi ăn phở, ăn phở chán rồi lại về với cơm.
 

Cafe_pede

Banned
Nguyên văn :

Cuối cùng, Nhi muốn nói về phim 3D. Nhi không tin lắm về điều mà sách báo hiện nay đang nhận định, về cuộc cách mạng phim 3D, vì theo Nhi, cái mà ta gọi là cuộc cách mạng hiện nay thực chất chỉ là một sự quay vòng theo chu kì của thị hiếu khán giả. Hình ảnh 3D stereoscope trên phim là một ước mơ, sự mê hoặc của con người từ hàng chục năm trước. Người ta phát hiện ra những cuộn phim 3D màu đầu tiên do Đức quốc xã làm ra từ thập niên 40, sau đó thập niên 50 tại Mỹ đã chiếu nhiều phim 3D tại rạp, khán giả đeo kính để xem. Vì vậy hiện tượng phim 3D có thể giải thích đơn giản bằng sự trở về theo chu kì của một thú vui đầy mê hoặc, với sức mạnh công nghệ ngày nay khiến nó trở nên dễ dàng hơn. Nhi cũng tin là mọi thứ đều có lúc tàn lụi, phong trào phim 3D sẽ sớm đi vào quên lãng nếu người ta cứ làm phim theo cách hiện nay, kém chất lượng, dán mác 3D câu khách. Cũng hơi quá khi nói về cách mạng phim ảnh khi mà những phim đoạt giải thưởng cao hiện nay đều là phim 2D.

Kết luận của Nhi là, mọi thứ dù hay đến đâu cũng có lúc tàn lụi, nhưng không sao, vì chúng chắc chắn sẽ trở về một ngày nào đó, hồi sinh theo chu kì. Cái ta xem lần đầu luôn có ấn tượng tốt nhất, sau đó nó sẽ dần nhàm chán, ta mong chờ 1 sự đổi mới, nhưng nhiều khi giải pháp thay đổi lại đến từ quá khứ chứ không phải mới hoàn toàn. Những gì hay ho ta xem hôm nay có thể chỉ là sự trở lại từ một ngày xưa nào đó, theo một chu kì. Tương tự, khán giả tương lai rất có thể sẽ tìm lại với những ý tưởng phong cách của ngày hôm nay.

..........................................................

Mình không sưu tầm và nghiêm cứu điện ảnh tuy nhiên : Vẫn đề bạn nói về 3D thì hơi lăn tăn .

Bạn chủ cho mình hỏi : 40 hay 50 năm về trước khi chiếu phim 3D , phim 3D lúc đó có chiều sâu và sống động giống phim bây giờ không ? Lúc đó họ quay phim 3D bằng máy quay gì ? Chiếu phim 3D bằng công nghệ gì ? Máy chiếu phim 3D lúc đó là gì ? ở 50 năm về trước ?

Như bạn nói thì => Thế giới điện ảnh đến giờ này quay chở về con số 1 . Tức là không Phát triển được tý tẹo nào hết ư ?

Cái tô đỏ là tất nhiên . Có dòng tô đỏ thì mới có cái để mà phát triển Công Nghệ , còn bố cục phim hay cốt chuyện phim thì hay đổi hay không còn tùy thuộc vào Đạo Diễn . Tuy nhiên Công Nghệ Làm phim chắc chắn phải phát triển hơn so với 50 năm trước . Thân

P/s : Có lẽ đợi đến khi công nghệ ra cho bạn bộ phim thực tại ảo xem = kiếng thì lúc đó bạn sẽ có nhận sét khác

Xin lỗi có lẽ phải nói rằng :

Đây là 1 bài viết sai lầm của 1 người thích đánh giá phim . Tuy nhiên lại không biết Cái gì gọi là CÔNG NGHỆ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

poly

Banned
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Bạn chủ cho mình hỏi : 40 hay 50 năm về trước khi chiếu phim 3D , phim 3D lúc đó có chiều sâu và sống động giống phim bây giờ không ? Lúc đó họ quay phim 3D bằng máy quay gì ? Chiếu phim 3D bằng công nghệ gì ? Máy chiếu phim 3D lúc đó là gì ? ở 50 năm về trước ?

Như bạn nói thì => Thế giới điện ảnh đến giờ này quay chở về con số 1 . Tức là không Phát triển được tý tẹo nào hết ư ?

Cái tô đỏ là tất nhiên . Có dòng tô đỏ thì mới có cái để mà phát triển Công Nghệ , còn bố cục phim hay cốt chuyện phim thì hay đổi hay không còn tùy thuộc vào Đạo Diễn . Tuy nhiên Công Nghệ Làm phim chắc chắn phải phát triển hơn so với 50 năm trước . Thân

P/s : Có lẽ đợi đến khi công nghệ ra cho bạn bộ phim thực tại ảo xem = kiếng thì lúc đó bạn sẽ có nhận sét khác

Nhắc nhở bạn cafe, đây là box bàn luận, nói về cảm xúc chứ không phải công nghệ. Có thể người viết sai thì bạn góp ý chứ đừng nên bắt bẻ.
Trả lời dùm những vấn đề bạn nêu ra :
1-Về 3D, bạn muốn thì tự tìm hiểu, hoặc nên hỏi 1 cách nhã nhặn lịch sự hơn
2-bạn đang thay đổi vấn đề đặt ra, Nhi ko nói điện ảnh quay về số 1.
3-đồng ý với bạn
4-Poly nghĩ bạn Nhi bạn Pháp chắc cũng xem phim thực tại ảo rồi

Nhắn chung tất cả mọi người, box bàn luận điện ảnh không phải nơi đả kích nhau. Tranh luận không thiện ý thì poly không chaò đón.
Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

osiric

Well-Known Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Mình hiểu như zầy ko biết là đúng hay ko : con người lun lun như zậy, lúc chưa có rạp cinema thì mơ ước có và đi xem ào ào --> 1 thời gian cũng nhàn chán, mơ ước có phim 3D -->3D ra mắt nhưng 3D rùi lại cũng như 2D dần dần cũng nhàm chán, nên sẽ phải có 1 cái 3D gì đó hay hơn cái 3D ở rạp hiện tại ---> 3D lập thể là cái mà con người đang hướng tới để thay thế 3D hiện tại chăng.....???? ---> 3D lập thể rùi cũng sẽ chán ---> 1 cái gì đó mới lạ chân thực như cuộc sống đó là cái gì ????? ----> con người lun đi tới
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Dĩ nhiên ai cũng có thể sai lầm. Nhi chỉ nói những gì mình tin, nó có thể sai, nếu có người không đồng ý cũng là chuyện bình thường.
Nhưng Nhi nghĩ bạn có hiểu lầm, vì Nhi đang nói về ý tưởng, và phong cách, chứ không phải về công nghệ.

Và Nhi rất buồn, hình như bạn xem thường Nhi quá, khi nói rằng Nhi không biết cái gì cả.
Nếu vậy thì chắc Nhi buộc lòng phải khoe (dù Nhi không thích ) là năm 2008 Nhi đã tốt nghiệp Master về chuyên ngành Biophysic, trong chương trình đó Nhi đã học tất cả nguyên lý cảm nhận màu sắc của mắt con người, và hình ảnh học y khoa, những ứng dụng trong việc chế tạo màn hình TV, máy ảnh số, phim nhựa, máy in, và cả phim 3D nữa.

phim 3D thực sự chỉ là 1 ảo giác trong mắt bạn mà thôi.

Nếu muốn biết về công nghệ, bạn có thể xem thêm bài viêt về khái niệm stereoscopy:

Stereoscopy - Wikipedia, the free encyclopedia

Nhi cũng nói thêm là nhiều khi ý tưởng quan trọng hơn công nghệ, ví dụ là trò chơi điện tử Pac man nổi tiếng của Namco, trong đó đội ngũ thiết kế gồm 2 người, trong đó 1 là chuyên viên lập trình Shigeo Funaki, còn người kia là Tōru Iwatani, không biết gì về vi tính, nhưng chính ý tưởng của anh ta đã quyết định thành công cho trò chơi, chính anh ta khai sinh ra nhân vật Pacman, và thiết kế nhân cách độc đáo của 4 con ma trong trò chơi. Pac man được xem là trò chơi điện tử nổi tiếng nhất mọi thời.

Nhi không có nhiều thời gian, đây chỉ là một bài nhận xét cảm tính thôi.

P.S: Nhi vẫn đang lang thang ở Đông Âu, khi nào về nhà Nhi sẽ có 1 bài mô tả kèm hình ảnh về trung tâm điện ảnh nổi tiếng ở Berlin, là quảng trường Postdamer mà Nhi có dịp tham quan.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Mình thấy bài viết của Nhi là xác đáng, có lẽ cafe_pede chưa đọc kỹ nên chưa hiểu đúng ý tác giả.

Công nghệ sẽ liên tục phát triển, 3D theo công nghệ hiện tại sẽ phát triển cực thịnh rồi lụi tàn, nhường chỗ cho công nghệ mới siêu việt hơn. Theo Chip, chiều thứ 3 của phim ảnh sẽ là chuẩn mực cho điện ảnh tương lai, tất nhiên là khi mà công nghệ đã đủ phát triển để gạt bỏ đi những phiền toái hiện tại. Điều này là tất yếu cũng giống như phim có tiếng thay cho phim câm, phim màu thay cho phim đen trắng, phim HD thay cho phim SD...
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Đầu tiên cho mình xin lỗi trực tiếp tới Nhi .

Tuy nhiên những gì mà Nhi viết cho dù có liên quan tới công nghệ hay không thì vẫn đề về Phim 3D thật sự là sai lầm của Nhi .

40 và 50 năm trước Liệu Nhi đã được xem nhữn bộ phim 3D đó chưa ? ý tưởng làm phim 3D , cốt chuyện của 1 phim 3D và phong cách làm phim 3D ? liệu Nhi đã xem chưa mà đánh giá phim 3D ngày nay và phim 3D những năm đó có ý tưởng giống nhau ?

. Đại đa số phim ảnh chỉ mang tính chất giải trí , những bộ phim thật sự gây ấn tượng với công chúng chỉ nằm trong TOP 10 và chỉ có 1 Phim đọat giải Oscar
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Còn nữa :

Nếu Nhi nói về ý tưởng làm phim và sự nhàm chán cũng như những pha hành động thì , mình có thể VD thêm cho NHI vài Phim nữa :

007 , nhiệm vụ bất khả thi , bastman ...... Ngày Tận thế nữa

Đời sống con người là 1 chu kỳ tuần hoàn bạn đã xem , bạn đã biết ý tưởng và hình dung được cốt truyện của phim ngay từ đầu ......... tuy nhiên lớp trẻ lớn lên chúng lại không biết , chúng chưa từng được xem và chưa được cảm nhận : Ý tưởng làm phim thì chỉ có 1 nó cũng xoay tròn theo chu kỳ đó . Bạn đòi hỏi cái mới rất hiếm . Nhất là những phim mang tính chất giải trí

NHI thử hình dung có bao nhiêu phim Ỷ thiên Đồ Long Ký ? Được đóng đi đóng laị bao nhiêu lần và bao nhiêu hãng phim làm lại ? Họ làm lại để cho ai thưởng thức ? Ai xem ?

Xin lỗi mình không bắt bẻ 1 ai . Tuy nhiên NHI cũng phải hiểu rằng . Thế giới giải trí mục đích cũng chỉ vì tiền . Nên rất khó để đòi hỏi 1 cái gì đó về ý tưởng cũng như sự mới mẻ trong các bộ phim Giải trí

Đối với các bạn Những bộ Phim Bây giờ có cốt chuyện thật nhàm chán không thay đổi nhiều giống như hồi còn bé mới được xem . Tuy nhiên con em chúng ta thì nó lại cho rằng đó là 1 điều mới mẻ rất hay và thú vị . Sau này thì nó cũng có suy nghĩ như Chúng Ta thôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Bác nào định nghĩa từ "công nghệ" giùm em với, công nghệ và kỹ thuật khác nhau chỗ nào? Giờ đi đâu cũng thấy lạm dụng từ "công nghệ" quá.

công nghệ = chiến lược
kỹ thuật = chiến thuật

công nghệ là nền tảng, kỹ thuật dựa trên nền tảng.

công nghệ 3D side by side, kỹ thuật quay phim bằng 2 máy quay

hehe... hiểu chửa? :))
 

greencoat

Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Công nghệ 3D thì có, nhưng kỹ thuật quay và kịch bản tương xứng cho nó thì hầu như chưa, chỉ toàn ăn theo nói leo hoặc mang cách tư duy làm film 2D áp dụng cho 3D khiến công nghệ này hay mấy cũng không phát huy được tinh hoa thì bảo sao khán giả chả mau cả thèm chóng chán, chỉ còn lại những người thực sự thưởng thức công nghệ-cái mới mới tiếp tục đeo đuổi
 
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Công nghệ 3D thì có, nhưng kỹ thuật quay và kịch bản tương xứng cho nó thì hầu như chưa, chỉ toàn ăn theo nói leo hoặc mang cách tư duy làm film 2D áp dụng cho 3D

Cũng ko hẳn bác ạ...chỉ là vì hiện nay 3D vẫn còn trong trứng nước, nên phim 3D chưa nhiều. Theo mình thì các đạo diễn luôn luôn phải tư duy sáng tạo để theo kịp thị hiếu người xem nếu ko muốn bị tụt hậu.
Còn như bác bảo là kỹ thuật và cảnh quay tương xứng với 3D hầu như chưa có thì theo mình là không đúng lắm. Thời gian qua có những bộ phim có hiệu ứng 3D mình thấy rất ưng ý như Avatar (làm điên đảo các phòng chiếu thời gian qua), Alice in Wonderland (hôm đi xem có đoạn con mèo thò đầu ra ngoài, thấy mấy em bé cứ với tay ra khá nhộn), Despicable Me (hiệu ứng 3D đặc biệt đã mắt ở đoạn cuối phim, các chú thợ tí hon thi nhau xem ai tiến đến gần khán giả hơn)....v..v..
 

nguyenma

Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Bạn chủ cho mình hỏi : 40 hay 50 năm về trước khi chiếu phim 3D , phim 3D lúc đó có chiều sâu và sống động giống phim bây giờ không ? Lúc đó họ quay phim 3D bằng máy quay gì ? Chiếu phim 3D bằng công nghệ gì ? Máy chiếu phim 3D lúc đó là gì ? ở 50 năm về trước ?
nhưng nó vẫn cứ là sự lặp lại 1 dòng phim 3D, cái này bạn có phủ nhận đc ko?

Như bạn nói thì => Thế giới điện ảnh đến giờ này quay chở về con số 1 . Tức là không Phát triển được tý tẹo nào hết ư ?
ai nói thế giới điện ảnh ko phát triển đc thêm?

Đây là 1 bài viết sai lầm của 1 người thích đánh giá phim . Tuy nhiên lại không biết Cái gì gọi là CÔNG NGHỆ
bạn thật sai lầm khi ko hiểu gì đã vội nói người khác

40 và 50 năm trước Liệu Nhi đã được xem nhữn bộ phim 3D đó chưa ? ý tưởng làm phim 3D , cốt chuyện của 1 phim 3D và phong cách làm phim 3D ? liệu Nhi đã xem chưa mà đánh giá phim 3D ngày nay và phim 3D những năm đó có ý tưởng giống nhau ?
ai nói phim 3D ngày trước và ngày nay có ý tưởng giống nhau?

Nếu Nhi nói về ý tưởng làm phim và sự nhàm chán cũng như những pha hành động thì , mình có thể VD thêm cho NHI vài Phim nữa :
007 , nhiệm vụ bất khả thi , bastman ...... Ngày Tận thế nữa
Đời sống con người là 1 chu kỳ tuần hoàn bạn đã xem , bạn đã biết ý tưởng và hình dung được cốt truyện của phim ngay từ đầu ......... tuy nhiên lớp trẻ lớn lên chúng lại không biết , chúng chưa từng được xem và chưa được cảm nhận : Ý tưởng làm phim thì chỉ có 1 nó cũng xoay tròn theo chu kỳ đó . Bạn đòi hỏi cái mới rất hiếm . Nhất là những phim mang tính chất giải trí
NHI thử hình dung có bao nhiêu phim Ỷ thiên Đồ Long Ký ? Được đóng đi đóng laị bao nhiêu lần và bao nhiêu hãng phim làm lại ? Họ làm lại để cho ai thưởng thức ? Ai xem ?
Xin lỗi mình không bắt bẻ 1 ai . Tuy nhiên NHI cũng phải hiểu rằng . Thế giới giải trí mục đích cũng chỉ vì tiền . Nên rất khó để đòi hỏi 1 cái gì đó về ý tưởng cũng như sự mới mẻ trong các bộ phim Giải trí
Đối với các bạn Những bộ Phim Bây giờ có cốt chuyện thật nhàm chán không thay đổi nhiều giống như hồi còn bé mới được xem . Tuy nhiên con em chúng ta thì nó lại cho rằng đó là 1 điều mới mẻ rất hay và thú vị . Sau này thì nó cũng có suy nghĩ như Chúng Ta thôi

- ai đòi hỏi cái mới? và tại sao ko nên hoặc ko đc đòi hỏi cái mới?


nói thật, bạn nên đọc và hiểu ý của chủ topic trước đi đã, nhi ko hề bảo là công nghệ năm 20xx là quay lại y hệt công nghệ năm 194x :-??
cái mà nhi muốn nói là sự lặp lại của 1 DÒNG PHIM MANG PHONG CÁCH HOẶC Ý TƯỞNG GIỐNG NHAU ở những thời điểm khác nhau, cái này bạn có hiểu ko :-??
 

godljke94

New Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Còn nữa :

Nếu Nhi nói về ý tưởng làm phim và sự nhàm chán cũng như những pha hành động thì , mình có thể VD thêm cho NHI vài Phim nữa :

007 , nhiệm vụ bất khả thi , bastman ...... Ngày Tận thế nữa

Đời sống con người là 1 chu kỳ tuần hoàn bạn đã xem , bạn đã biết ý tưởng và hình dung được cốt truyện của phim ngay từ đầu ......... tuy nhiên lớp trẻ lớn lên chúng lại không biết , chúng chưa từng được xem và chưa được cảm nhận : Ý tưởng làm phim thì chỉ có 1 nó cũng xoay tròn theo chu kỳ đó . Bạn đòi hỏi cái mới rất hiếm . Nhất là những phim mang tính chất giải trí

NHI thử hình dung có bao nhiêu phim Ỷ thiên Đồ Long Ký ? Được đóng đi đóng laị bao nhiêu lần và bao nhiêu hãng phim làm lại ? Họ làm lại để cho ai thưởng thức ? Ai xem ?

Xin lỗi mình không bắt bẻ 1 ai . Tuy nhiên NHI cũng phải hiểu rằng . Thế giới giải trí mục đích cũng chỉ vì tiền . Nên rất khó để đòi hỏi 1 cái gì đó về ý tưởng cũng như sự mới mẻ trong các bộ phim Giải trí

Đối với các bạn Những bộ Phim Bây giờ có cốt chuyện thật nhàm chán không thay đổi nhiều giống như hồi còn bé mới được xem . Tuy nhiên con em chúng ta thì nó lại cho rằng đó là 1 điều mới mẻ rất hay và thú vị . Sau này thì nó cũng có suy nghĩ như Chúng Ta thôi
Xin thưa với bạn rằng con em chúng ta ko hề thích tí gì mấy cái thể loại film làm lại này. Thử hỏi bạn là cái film Lộc Đỉnh Ký bao nhiêu năm nó phát hành lại 1 lần mà nội dung vẫn thế, film transformer ra đến phần 2 thôi mà đã thấy chán muốn đi ngủ rồi. Hiện nay, các nhà làm film đang BÍ kịch bản nên mới làm lại film nhiều đến như thế chứ không phải là họ quan tâm đến con em chúng ta đâu bạn à, chỉ có 1 phần trong số đó mới nghĩ đến người xem mà làm lại những film hay thôi (truegrit+ batman chẳng hạn). mình cũng mới chỉ đang ở tuổi con em chúng ta thôi (sinh năm 94)
p/s: à quên mất cái film clash of the titan cùi bắp thế mà nó còn đang dự định làm phần 2 kia kìa. Chiếu những cái film như thế chỉ làm hỏng mắt của "con em chúng ta" thôi chứ chả có cái tích sự gì đâu bác ạ.
 

m4u_and1

New Member
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Nếu bạn cho rằng thị hiếu khán giả đi theo đồ thị hình sin thì quan niệm này không được hợp lý lắm. Cho dù thị hiếu có chu kỳ, nhưng đồ thị chính xác của nó là hình xoắn ốc mở rộng. Nó có tính lặp lại, và lặp lại một cách tinh tế hơn, với mức độ nhận thức cao hơn, yêu cầu đòi hỏi cao hơn, chính vì vậy các nhà làm phim cũng sẽ phải nắm bắt được quy luật đồ thị đó để phát triển cho phù hợp.
Bạn có để ý là các nhà công nghệ luôn luôn nghiên cứu tìm tòi để phát triển những cái mới. Nếu chỉ quan niệm thị hiếu khán giả như đồ thị hình sin, tức là quay lại với những cái cũ, vậy thì họ sáng tạo ra cái mới để làm gì. Cái mới đó nằm đâu trong đường hình sin? Chỉ có đồ thị hình xoắn ốc mở rộng mới giải thích được vấn đề đó.
 
Ðề: Thị hiếu của khán giả cũng theo một đồ thị hình sin ?

Nếu bạn cho rằng thị hiếu khán giả đi theo đồ thị hình sin thì quan niệm này không được hợp lý lắm. Cho dù thị hiếu có chu kỳ, nhưng đồ thị chính xác của nó là hình xoắn ốc mở rộng. Nó có tính lặp lại, và lặp lại một cách tinh tế hơn, với mức độ nhận thức cao hơn, yêu cầu đòi hỏi cao hơn, chính vì vậy các nhà làm phim cũng sẽ phải nắm bắt được quy luật đồ thị đó để phát triển cho phù hợp.
Bạn có để ý là các nhà công nghệ luôn luôn nghiên cứu tìm tòi để phát triển những cái mới. Nếu chỉ quan niệm thị hiếu khán giả như đồ thị hình sin, tức là quay lại với những cái cũ, vậy thì họ sáng tạo ra cái mới để làm gì. Cái mới đó nằm đâu trong đường hình sin? Chỉ có đồ thị hình xoắn ốc mở rộng mới giải thích được vấn đề đó.
Theo mình thì chủ topic chỉ có ý đưa ra sự tương đồng giữa cái cũ với cái mới thôi gần như là sự quay trở lại. Còn đồ thị hình gì thì không ai biết được, bởi nó không được biểu diễn bằng 1 phương trình cụ thể nào cả, không ai biểu diễn được nó trên hệ trục tọa độ hết. Bài viết của chủ topic chỉ có tính tham khảo, chứ đâu phải là nhận xét rút ra được từ chứng minh hay thực nghiệm trong khoa học. Thân.
 
Bên trên