lengockhanhi
Film critic
Chắc các bạn còn nhớ hàm sin và cosin trong môn lượng giác thời đi học, với biến thiên có chu kì, và ứng dụng của nó trong dao động điều hòa, vật lý về sóng và âm học. Nhi có cảm giác là trong phim ảnh, thị hiếu của khán giả cũng biến đổi theo thời gian với 1 qui luật gần như vậy. Vì phim ảnh làm ra có khuynh hướng bám sát thị hiếu để thỏa mãn khán giả, nên tùy theo thời kỳ mà phim ảnh sẽ có một phong cách, chủ đề, tính chất nhất định. Theo dòng thời gian, có những thứ ta tưởng là đổi mới, sáng tạo trong cách làm phim, để rồi sau đó chúng bị lạm dụng một cách quá đáng, trở nên nhàm chán và mọi thứ bỗng trở lại như cũ theo chu kì vào một ngày nào đó, rồi lại chờ đợi một chu kì mới của sự sáng tạo. Trong bài viết này Nhi sẽ nêu một số thí dụ để các bạn thấy tính chất thay đổi theo chu kì của thị hiếu và cách làm phim.
Đầu tiên chúng ta sẽ xét trường hợp của những phim remake, Nhi thấy không phải là trùng hợp khi mà 5 năm gần đây xuất hiện quá nhiều phim remake. Đó là những ví dụ rõ nhất chứng minh cho tính chu kì của thị hiếu khán giả. Những ý tưởng thành công cách đây vài chục năm không bị quên lãng hoàn toàn, chúng được tái sử dụng, như những phim kinh dị được làm lại mà ta thấy là The Hill have eyes, Last house on the Left, Nightmare on elm street, hay phim True Grit, 3:10 to Yuma là bản remake của những phim rất hay một thời. Có thể sau vài chục năm nữa, người ta sẽ làm lại những phim hay ta xem ngày hôm nay, ai biết được ?
Tiếp theo, Nhi sẽ lấy ví dụ về tính hiện thực trong phim ảnh, để thấy quan niệm về tính hiện thực cũng bị chi phối theo chu kì. Trong lịch sử phát triển điện ảnh, người ta luôn có mơ ước mô tả những điều phi thường, không có thực trên phim, từ đó kĩ xảo hình ảnh ra đời. Người ta đã tốn rất nhiều tiền và công sức để dùng máy vi tính tạo ra thứ mà ta gọi là: giả như thật, để làm kinh ngạc khán giả. Từ những vụ nổ, quái vật, khủng long, dĩa bay cho tới nhân vật ảo, cảnh ảo,... Nhưng khi mà hình ảnh giả tạo trở nên hoàn hảo tôt bực, thì bỗng một ngày nào đó, khán giả thốt lên: Tôi biết cái này là giả, chúng là ảnh CGI. Cả khán giả và đạo diễn đều hoang mang, chán nản. Khi đó, có một dòng phim ra đời với tôn chỉ: Hiện thực tối đa, không gì ngoài sự thật. Để tạo ảo giác về tính "chân thật '', những phim này không dám dùng phim nhựa, mà quay bằng camera dân dụng, cho ra hình ảnh nhòe, xấu xí, rung giật... như trong phim Phù thủy rừng Blair, Cloverfield, Paranormal Activity, district 9, Rec... Khốn nỗi chúng lại rất thành công về doanh thu. Như vậy thị hiếu khán giả đã quay 180o theo chu kì, từ hiện thực chân phương tới kĩ xảo giả như thật, rồi trở lại với sự thật, kiểu sự thật mà họ tin tưởng như trên youtube.
Một thí dụ khác cũng trong phim hành động, đó là chiêu thức võ thuật. Nhi không thích những kiểu bay nhảy lả lướt, những cú đánh đẹp mắt nhưng vô lực trong phim Hong Kong lắm, nhưng công bằng mà nói nó đã tạo ra cuộc cách mạng trong phim matrix, sau đó hàng loạt phim coi đó là chuẩn mực, như trong Equilibrium, X men, Charlie Angel, Transporter... Trào lưu bắt chước phim Hong Kong đã thay thế cho những đòn đánh thô sơ, đơn giản đấm qua lại trong phim cổ điển. Sau vài năm, chúng ta thấy điều gì ? Võ thuật trong phim Mỹ quay ngược về những đòn thế đơn giản, nhanh gọn, mạnh mẽ như trong phim Taken, rambo, Jason Bourne chứ họ không còn múa tay múa chân và bay như chim nữa. Tất cả như một chu kì. Tương tự, với những vụ cháy nổ, nếu như trong thời kì đầu người ta tấm tắc khen những hình ảnh cháy nổ tạo ra do máy tính, thì sau này những cảnh cháy nổ dùng hiệu ứng vật lý thuần túy lại được hoan nghênh, như phim terminator 3, rambo, Diehard 4.
Cuối cùng, Nhi muốn nói về phim 3D. Nhi không tin lắm về điều mà sách báo hiện nay đang nhận định, về cuộc cách mạng phim 3D, vì theo Nhi, cái mà ta gọi là cuộc cách mạng hiện nay thực chất chỉ là một sự quay vòng theo chu kì của thị hiếu khán giả. Hình ảnh 3D stereoscope trên phim là một ước mơ, sự mê hoặc của con người từ hàng chục năm trước. Người ta phát hiện ra những cuộn phim 3D màu đầu tiên do Đức quốc xã làm ra từ thập niên 40, sau đó thập niên 50 tại Mỹ đã chiếu nhiều phim 3D tại rạp, khán giả đeo kính để xem. Vì vậy hiện tượng phim 3D có thể giải thích đơn giản bằng sự trở về theo chu kì của một thú vui đầy mê hoặc, với sức mạnh công nghệ ngày nay khiến nó trở nên dễ dàng hơn. Nhi cũng tin là mọi thứ đều có lúc tàn lụi, phong trào phim 3D sẽ sớm đi vào quên lãng nếu người ta cứ làm phim theo cách hiện nay, kém chất lượng, dán mác 3D câu khách. Cũng hơi quá khi nói về cách mạng phim ảnh khi mà những phim đoạt giải thưởng cao hiện nay đều là phim 2D.
Kết luận của Nhi là, mọi thứ dù hay đến đâu cũng có lúc tàn lụi, nhưng không sao, vì chúng chắc chắn sẽ trở về một ngày nào đó, hồi sinh theo chu kì. Cái ta xem lần đầu luôn có ấn tượng tốt nhất, sau đó nó sẽ dần nhàm chán, ta mong chờ 1 sự đổi mới, nhưng nhiều khi giải pháp thay đổi lại đến từ quá khứ chứ không phải mới hoàn toàn. Những gì hay ho ta xem hôm nay có thể chỉ là sự trở lại từ một ngày xưa nào đó, theo một chu kì. Tương tự, khán giả tương lai rất có thể sẽ tìm lại với những ý tưởng phong cách của ngày hôm nay.
Đầu tiên chúng ta sẽ xét trường hợp của những phim remake, Nhi thấy không phải là trùng hợp khi mà 5 năm gần đây xuất hiện quá nhiều phim remake. Đó là những ví dụ rõ nhất chứng minh cho tính chu kì của thị hiếu khán giả. Những ý tưởng thành công cách đây vài chục năm không bị quên lãng hoàn toàn, chúng được tái sử dụng, như những phim kinh dị được làm lại mà ta thấy là The Hill have eyes, Last house on the Left, Nightmare on elm street, hay phim True Grit, 3:10 to Yuma là bản remake của những phim rất hay một thời. Có thể sau vài chục năm nữa, người ta sẽ làm lại những phim hay ta xem ngày hôm nay, ai biết được ?
Tiếp theo, Nhi sẽ lấy ví dụ về tính hiện thực trong phim ảnh, để thấy quan niệm về tính hiện thực cũng bị chi phối theo chu kì. Trong lịch sử phát triển điện ảnh, người ta luôn có mơ ước mô tả những điều phi thường, không có thực trên phim, từ đó kĩ xảo hình ảnh ra đời. Người ta đã tốn rất nhiều tiền và công sức để dùng máy vi tính tạo ra thứ mà ta gọi là: giả như thật, để làm kinh ngạc khán giả. Từ những vụ nổ, quái vật, khủng long, dĩa bay cho tới nhân vật ảo, cảnh ảo,... Nhưng khi mà hình ảnh giả tạo trở nên hoàn hảo tôt bực, thì bỗng một ngày nào đó, khán giả thốt lên: Tôi biết cái này là giả, chúng là ảnh CGI. Cả khán giả và đạo diễn đều hoang mang, chán nản. Khi đó, có một dòng phim ra đời với tôn chỉ: Hiện thực tối đa, không gì ngoài sự thật. Để tạo ảo giác về tính "chân thật '', những phim này không dám dùng phim nhựa, mà quay bằng camera dân dụng, cho ra hình ảnh nhòe, xấu xí, rung giật... như trong phim Phù thủy rừng Blair, Cloverfield, Paranormal Activity, district 9, Rec... Khốn nỗi chúng lại rất thành công về doanh thu. Như vậy thị hiếu khán giả đã quay 180o theo chu kì, từ hiện thực chân phương tới kĩ xảo giả như thật, rồi trở lại với sự thật, kiểu sự thật mà họ tin tưởng như trên youtube.
Một thí dụ khác cũng trong phim hành động, đó là chiêu thức võ thuật. Nhi không thích những kiểu bay nhảy lả lướt, những cú đánh đẹp mắt nhưng vô lực trong phim Hong Kong lắm, nhưng công bằng mà nói nó đã tạo ra cuộc cách mạng trong phim matrix, sau đó hàng loạt phim coi đó là chuẩn mực, như trong Equilibrium, X men, Charlie Angel, Transporter... Trào lưu bắt chước phim Hong Kong đã thay thế cho những đòn đánh thô sơ, đơn giản đấm qua lại trong phim cổ điển. Sau vài năm, chúng ta thấy điều gì ? Võ thuật trong phim Mỹ quay ngược về những đòn thế đơn giản, nhanh gọn, mạnh mẽ như trong phim Taken, rambo, Jason Bourne chứ họ không còn múa tay múa chân và bay như chim nữa. Tất cả như một chu kì. Tương tự, với những vụ cháy nổ, nếu như trong thời kì đầu người ta tấm tắc khen những hình ảnh cháy nổ tạo ra do máy tính, thì sau này những cảnh cháy nổ dùng hiệu ứng vật lý thuần túy lại được hoan nghênh, như phim terminator 3, rambo, Diehard 4.
Cuối cùng, Nhi muốn nói về phim 3D. Nhi không tin lắm về điều mà sách báo hiện nay đang nhận định, về cuộc cách mạng phim 3D, vì theo Nhi, cái mà ta gọi là cuộc cách mạng hiện nay thực chất chỉ là một sự quay vòng theo chu kì của thị hiếu khán giả. Hình ảnh 3D stereoscope trên phim là một ước mơ, sự mê hoặc của con người từ hàng chục năm trước. Người ta phát hiện ra những cuộn phim 3D màu đầu tiên do Đức quốc xã làm ra từ thập niên 40, sau đó thập niên 50 tại Mỹ đã chiếu nhiều phim 3D tại rạp, khán giả đeo kính để xem. Vì vậy hiện tượng phim 3D có thể giải thích đơn giản bằng sự trở về theo chu kì của một thú vui đầy mê hoặc, với sức mạnh công nghệ ngày nay khiến nó trở nên dễ dàng hơn. Nhi cũng tin là mọi thứ đều có lúc tàn lụi, phong trào phim 3D sẽ sớm đi vào quên lãng nếu người ta cứ làm phim theo cách hiện nay, kém chất lượng, dán mác 3D câu khách. Cũng hơi quá khi nói về cách mạng phim ảnh khi mà những phim đoạt giải thưởng cao hiện nay đều là phim 2D.
Kết luận của Nhi là, mọi thứ dù hay đến đâu cũng có lúc tàn lụi, nhưng không sao, vì chúng chắc chắn sẽ trở về một ngày nào đó, hồi sinh theo chu kì. Cái ta xem lần đầu luôn có ấn tượng tốt nhất, sau đó nó sẽ dần nhàm chán, ta mong chờ 1 sự đổi mới, nhưng nhiều khi giải pháp thay đổi lại đến từ quá khứ chứ không phải mới hoàn toàn. Những gì hay ho ta xem hôm nay có thể chỉ là sự trở lại từ một ngày xưa nào đó, theo một chu kì. Tương tự, khán giả tương lai rất có thể sẽ tìm lại với những ý tưởng phong cách của ngày hôm nay.
Chỉnh sửa lần cuối: