Ðề: The Man From Nowhere(2010)
Xét về mặt kịch bản thì phim the Man From Nowhere là 1 bài học rất tốt về những yếu tố quyết định thành công cho 1 phim hành động. Nhi đã có lần phân tích những chuyện này rồi.
Thời nay hiệu ứng hình ảnh và kỹ thuật quay phim thì nước nào cũng học được, sinh viên trẻ cũng làm được, nhưng phim nước này hay hơn nước kia là do kịch bản, mà kịch bản thì khó học lắm.
Công thức xây dựng 1 người hùng hoàn hảo trong phim The man from no where là:
- Người hùng phải có siêu năng lực (miễn bàn cãi, miễn giải thích về nguồn gốc siêu năng lực đó), cách tốt nhất đó là: 1 điệp viên, hay 1 quân nhân. Đặc điểm này giúp khán giả có sự tự tin mỗi khi người hùng giáp mặt kẻ thù, họ sẽ tin vào chiến thắng chắc chắn của anh ta. Từ ngày xưa Nhật đã biết điều này khi xây dựng nhân vật hiệp sĩ mù Zatoichi, sau đó người Mỹ cũng làm vậy với Arnold.
- Người hùng ngoài cơ bắp phải có trí thông minh
- Người hùng có lòng trắc ẩn: Biết yêu thương và bảo vệ kẻ yếu
- Người hùng có 1 vết thương tâm hồn: Ví dụ vợ chết, con chết, bạn bè chết, vv
- người hùng có 1 người bạn: Ở đây là đứa bé.
Động cơ hành động của phim the Man from nowhere cũng rất hoàn hảo: nó kết hợp cả 3 yếu tố đắt giá nhất của phim hành động, đó là:
- Chiến đấu để bảo vệ kẻ yếu
- Chiến đấu để trả thù.
- Chiến đấu để tự vệ sinh tồn
Tùy theo giai đoạn mà người hùng sẽ có 1 trong 3 động cơ như trên
Đầu tiên, anh ta muốn bảo vệ cho cô bé, nên thực hiện 1 loạt những cuộc chạy đua, săn đuổi
Sau đó, anh ta phải tự vệ chống lại cảnh sát và bọn sát thủ, trên đường đi điều tra
Cuối cùng, khi thấy tội ác và đau khổ của những đứa bé, anh ta trả thù.
Trong đó động cơ trả thù là mạnh nhất, phim hành động nào nắm bắt được động cơ này chắc chắn sẽ thành công.
Đa số phim Mỹ chỉ đạt tối đa là 2/3 mục đích trong số này. Rất ít phim làm được cả 3 (ví dụ Robocop, Aliens), ngay cả những phim kinh điển nhất, như serie Jason Bourne cũng chỉ đạt 2/3, Terminator chỉ có 1/3.