Angel&Demon
New Member
Tôi viết bài này không có ý định so sánh 3 phim với nhau, cũng không có ý định gộp cả 3 phim này vào nhóm “Ngày tận thế”. Điều tôi muốn hướng tới ở đây là nói lên cảm nhận của mình về 3 bộ phim tôi thích, tên của phim và cách dịch tên phim của các diễn đàn.
1. The day after tomorrow
Theo tôi cảm nhận thì đây là một bộ phim hay, rất sâu sắc được đầu tư khá kỹ về mặt kỹ xảo và tình tiết phim. Nhưng tôi không đi vào phân tích phim, tôi muốn đi sâu vào bình luận về tên của bộ phim và việc dịch tên của phim trên các diễn đàn.
Trong một lần tìm phim này về để xem lại, tôi chợt nhận thấy ở các diễn đàn chia sẻ phim, mỗi diễn đàn đặt tên một cách khác nhau: có diễn đàn đặt là “Ngày kinh hoàng”, có diễn đàn đặt là “Ngày không xa” và có diễn đàn đặt tên là “Ngày tận thế”. Ghê ghớm hơn còn có những người mạnh mồm lớn tiếng “Bộ phim này được tung ra là lĩnh luôn cái tít phim nhiều lỗi nhất trong lịch sử .Dù vậy vẫn rất đáng xem. Để thấy Trái Đất ta đang quằn quại như thế nào”.
Giật mình, tôi nhìn lại tên gốc “The day after tomorrow” và băn khoăn không hiểu vì sao. Hút một điếu thuốc, uống một ngụm chè và suy nghĩ: Tại sao đạo diễn Roland Emmerich lại đặt tên là The day after tomorrow? Chẳng lẽ ông lại đặt bậy để người đời chê trách? Chẳng lẽ một bộ phim với kinh phí $125,000,000 mà lại không có một hội đồng thẩm định tên phim cho nó ra trò? :-?
The day after tomorrow dịch sát nghĩa là “Ngày sau ngày mai” hay “Sau ngày mai”. Tôi thích dịch là “Qua ngày mai” hơn.
Phải chăng đạo diễn Roland Emmerich muốn hướng chúng ta nghĩ đến những gì xảy ra ngày hôm nay, những gì mà nhân vật phải trải qua ngày hôm nay để chúng ta thấy được sự tàn khốc của thiên nhiên, về thân phận bé nhỏ của con người và cách chúng ta đối phó với biến đổi khí hậu đang còn quá vô tâm ơ hờ? Ngày hôm nay đã vậy, ngày mai sẽ ra sao, sau ngày mai rồi sẽ ra sao? Và cuối cùng chúng ta có gì, mất gì và còn lại gì?
Hay phải chăng đạo diễn Roland Emmerich muốn chúng ta nghĩ đến tương lai của con em chúng ta, nghĩ đến tương lai của nhân loại sau thảm họa. Tôi thích câu trả lời của giáo sư Rapson khi đồng sự Simon nói: “I just wish I could have seen him grow up, you know” ( Tôi chỉ ước rằng có thể trông thấy thằng bé lớn lên ) rằng: “The important thing is he will grow up” ( Điều quan trọng là thằng bé sẽ lớn lên ).
Tôi cũng thích cách người cha (giáo sư Jack Hall) đến cứu con trai của mình, dù phải vượt qua rất nhiều khó khăn, mất mát khi những người đồng sự lần lượt ngã trên con đường cứu con trai mình. Có lẽ đạo diễn Roland Emmerich đã có dụng ý sâu sắc khi để sự mất mát to lớn đó làm bật lên tình phụ tử, nghĩ xa hơn sẽ thấy đó cũng là cách để nghĩ đến ngày mai, đến tương lai của đời người.
Và đặc biệt tôi ấn tượng nhất với câu nói của người đàn ông theo chủ nghĩa vô thần, cầm quyển sách Thánh kinh thời đầu tiên và nói: “Dù nền văn minh của loài người có lụi tàn thì ít nhất tôi cũng sẽ cứu được một chút gì đó.”
Đó là những gì tôi nghĩ về bộ phim này. Còn bạn, bạn nghĩ gì?
2. Apocalypto 2006
Tất cả các diễn đàn chia sẻ đều đặt tên phim này là “Đế chế Maya”. Đúng là nội dung phim này nói về người Maya và đế chế Maya thật. Nhưng liệu ý nghĩa của tên phim do đạo diễn Mel Gisbon đặt có phải là “Đế chế Maya” ?
Đối với tôi đây là một bộ phim hay, đủ hay để xóa bản mHD của Walk ( 2,2Gb ) và kéo bản của HiDt ( 9Gb ) về ngẫm nghĩ trên cái màn laptop 14” của mình. Vậy phim này có gì hay? Tôi thích phim này vì nó mới lạ trong cách thể hiện, trong cách diễn xuất của diễn viên, trong kỹ xảo cũng khá là xuất sắc. Ai xem phim này rồi sẽ hiểu, tôi không bình luận thêm. Tôi chỉ muốn nói rằng liệu cái tên “Đế chế Maya” có thích hợp?
Nếu tinh ý thì từ đoạn Jaguar và những người bạn bị bắt về đến nơi tế thần trở về sau, bạn sẽ thấy rằng đế chế Maya đã đến hồi suy tàn, dân giàu thác loạn, ăn chơi trác táng, dân nghèo than oán, cuộc sống lầm than. Vua chúa không còn biết làm gì để trị vì đất nước ngoài việc bắt nô lệ về xây đền thờ và tế thần, mong thần linh cứu rỗi. Đó là mắt xích quan trọng liên quan đến cảnh cuối của phim, khi Jaguar thấy những chiếc chiến thuyền lớn ngoài khơi, một đoàn người mang vũ khí và giáp đang chèo thuyền vào bờ. Tôi nhớ đến thời kỳ người Bồ Đào Nha đi sang Tân thế giới xâm lăng, để đến nỗi cả một dân tộc Maya đi vào dĩ vãng.
Liệu chúng ta có thể hiểu “Apocalypto” là “Ngày tận thế” ( Sự tàn lụi của một dân tộc ) không?
3. 2012
Phim này thì đình đám từ 2009 đến nay, theo tôi sẽ còn rất nhiều người tải phim này về, để xem cách mà đạo diễn Roland Emmerich gửi gắm thông điệp "thảm họa" đến chúng ta.
Cũng như phim The day after tomorrow, phim này cũng do bàn tay tài hoa của đạo diễn Roland Emmerich. Và cũng chịu cảnh đặt tên vô tội vạ trên các diễn đàn. Có vẻ như đạo diễn Roland Emmerich là người không được các poster của VN mình chuộng lắm nhỉ? Toàn đặt tên khoai cả rổ, chuối cả nải! Và rồi ai thích tên gì, thấy tên gì hay thì lại đặt: “Ngày tận thế”, “Năm đại họa”, “Thảm họa toàn cầu”. Riêng tôi, tôi không đặt tên phim này, chỉ “2012” là đủ, quá đủ để cảm nhận.
Bao lâu nay, đề tài về ngày tận thế, về cái ngày 21/12/2012 đã quá nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi, chính lịch của người Maya cũng chỉ về ngày đó. Cũng đã có nhà tiên tri nói về ngày đó, giờ đây đạo diễn Roland Emmerich cũng đã làm phim về ngày đó, gửi gắm thông điệp của ngày đó. Mỗi lần nhìn tựa phim “2012” tôi chỉ cười, không nghĩ gì cả.
Tôi nghĩ vậy! Còn bạn, bạn đang nghĩ gì?
1. The day after tomorrow
Theo tôi cảm nhận thì đây là một bộ phim hay, rất sâu sắc được đầu tư khá kỹ về mặt kỹ xảo và tình tiết phim. Nhưng tôi không đi vào phân tích phim, tôi muốn đi sâu vào bình luận về tên của bộ phim và việc dịch tên của phim trên các diễn đàn.
Trong một lần tìm phim này về để xem lại, tôi chợt nhận thấy ở các diễn đàn chia sẻ phim, mỗi diễn đàn đặt tên một cách khác nhau: có diễn đàn đặt là “Ngày kinh hoàng”, có diễn đàn đặt là “Ngày không xa” và có diễn đàn đặt tên là “Ngày tận thế”. Ghê ghớm hơn còn có những người mạnh mồm lớn tiếng “Bộ phim này được tung ra là lĩnh luôn cái tít phim nhiều lỗi nhất trong lịch sử .Dù vậy vẫn rất đáng xem. Để thấy Trái Đất ta đang quằn quại như thế nào”.
Giật mình, tôi nhìn lại tên gốc “The day after tomorrow” và băn khoăn không hiểu vì sao. Hút một điếu thuốc, uống một ngụm chè và suy nghĩ: Tại sao đạo diễn Roland Emmerich lại đặt tên là The day after tomorrow? Chẳng lẽ ông lại đặt bậy để người đời chê trách? Chẳng lẽ một bộ phim với kinh phí $125,000,000 mà lại không có một hội đồng thẩm định tên phim cho nó ra trò? :-?
The day after tomorrow dịch sát nghĩa là “Ngày sau ngày mai” hay “Sau ngày mai”. Tôi thích dịch là “Qua ngày mai” hơn.
Phải chăng đạo diễn Roland Emmerich muốn hướng chúng ta nghĩ đến những gì xảy ra ngày hôm nay, những gì mà nhân vật phải trải qua ngày hôm nay để chúng ta thấy được sự tàn khốc của thiên nhiên, về thân phận bé nhỏ của con người và cách chúng ta đối phó với biến đổi khí hậu đang còn quá vô tâm ơ hờ? Ngày hôm nay đã vậy, ngày mai sẽ ra sao, sau ngày mai rồi sẽ ra sao? Và cuối cùng chúng ta có gì, mất gì và còn lại gì?
Hay phải chăng đạo diễn Roland Emmerich muốn chúng ta nghĩ đến tương lai của con em chúng ta, nghĩ đến tương lai của nhân loại sau thảm họa. Tôi thích câu trả lời của giáo sư Rapson khi đồng sự Simon nói: “I just wish I could have seen him grow up, you know” ( Tôi chỉ ước rằng có thể trông thấy thằng bé lớn lên ) rằng: “The important thing is he will grow up” ( Điều quan trọng là thằng bé sẽ lớn lên ).
Tôi cũng thích cách người cha (giáo sư Jack Hall) đến cứu con trai của mình, dù phải vượt qua rất nhiều khó khăn, mất mát khi những người đồng sự lần lượt ngã trên con đường cứu con trai mình. Có lẽ đạo diễn Roland Emmerich đã có dụng ý sâu sắc khi để sự mất mát to lớn đó làm bật lên tình phụ tử, nghĩ xa hơn sẽ thấy đó cũng là cách để nghĩ đến ngày mai, đến tương lai của đời người.
Và đặc biệt tôi ấn tượng nhất với câu nói của người đàn ông theo chủ nghĩa vô thần, cầm quyển sách Thánh kinh thời đầu tiên và nói: “Dù nền văn minh của loài người có lụi tàn thì ít nhất tôi cũng sẽ cứu được một chút gì đó.”
Đó là những gì tôi nghĩ về bộ phim này. Còn bạn, bạn nghĩ gì?
2. Apocalypto 2006
Tất cả các diễn đàn chia sẻ đều đặt tên phim này là “Đế chế Maya”. Đúng là nội dung phim này nói về người Maya và đế chế Maya thật. Nhưng liệu ý nghĩa của tên phim do đạo diễn Mel Gisbon đặt có phải là “Đế chế Maya” ?
Đối với tôi đây là một bộ phim hay, đủ hay để xóa bản mHD của Walk ( 2,2Gb ) và kéo bản của HiDt ( 9Gb ) về ngẫm nghĩ trên cái màn laptop 14” của mình. Vậy phim này có gì hay? Tôi thích phim này vì nó mới lạ trong cách thể hiện, trong cách diễn xuất của diễn viên, trong kỹ xảo cũng khá là xuất sắc. Ai xem phim này rồi sẽ hiểu, tôi không bình luận thêm. Tôi chỉ muốn nói rằng liệu cái tên “Đế chế Maya” có thích hợp?
Nếu tinh ý thì từ đoạn Jaguar và những người bạn bị bắt về đến nơi tế thần trở về sau, bạn sẽ thấy rằng đế chế Maya đã đến hồi suy tàn, dân giàu thác loạn, ăn chơi trác táng, dân nghèo than oán, cuộc sống lầm than. Vua chúa không còn biết làm gì để trị vì đất nước ngoài việc bắt nô lệ về xây đền thờ và tế thần, mong thần linh cứu rỗi. Đó là mắt xích quan trọng liên quan đến cảnh cuối của phim, khi Jaguar thấy những chiếc chiến thuyền lớn ngoài khơi, một đoàn người mang vũ khí và giáp đang chèo thuyền vào bờ. Tôi nhớ đến thời kỳ người Bồ Đào Nha đi sang Tân thế giới xâm lăng, để đến nỗi cả một dân tộc Maya đi vào dĩ vãng.
Liệu chúng ta có thể hiểu “Apocalypto” là “Ngày tận thế” ( Sự tàn lụi của một dân tộc ) không?
3. 2012
Phim này thì đình đám từ 2009 đến nay, theo tôi sẽ còn rất nhiều người tải phim này về, để xem cách mà đạo diễn Roland Emmerich gửi gắm thông điệp "thảm họa" đến chúng ta.
Cũng như phim The day after tomorrow, phim này cũng do bàn tay tài hoa của đạo diễn Roland Emmerich. Và cũng chịu cảnh đặt tên vô tội vạ trên các diễn đàn. Có vẻ như đạo diễn Roland Emmerich là người không được các poster của VN mình chuộng lắm nhỉ? Toàn đặt tên khoai cả rổ, chuối cả nải! Và rồi ai thích tên gì, thấy tên gì hay thì lại đặt: “Ngày tận thế”, “Năm đại họa”, “Thảm họa toàn cầu”. Riêng tôi, tôi không đặt tên phim này, chỉ “2012” là đủ, quá đủ để cảm nhận.
Bao lâu nay, đề tài về ngày tận thế, về cái ngày 21/12/2012 đã quá nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi, chính lịch của người Maya cũng chỉ về ngày đó. Cũng đã có nhà tiên tri nói về ngày đó, giờ đây đạo diễn Roland Emmerich cũng đã làm phim về ngày đó, gửi gắm thông điệp của ngày đó. Mỗi lần nhìn tựa phim “2012” tôi chỉ cười, không nghĩ gì cả.
Tôi nghĩ vậy! Còn bạn, bạn đang nghĩ gì?
Chỉnh sửa lần cuối: