torune
Film critic
[just]Ý tưởng không mới nhưng có thể phát triển cũng như dàn cast trẻ đầy tiềm năng vẫn không thể cứu vãn 'The 5th Wave' khi mà kịch bản quá yếu và kéo hết mọi mắc xích còn lại đi xuống, buộc khán giả ngồi xem một đợt trì hoãn... hơn là một đợt tấn công.
Nhìn qua cách quảng bá, dễ thấy 'The 5th Wave' định hướng khán giả rất rõ ràng: thanh thiếu niên và những tín đồ của thể loại sci-fi. Cốt truyện này không mới, nếu không muốn nói đã bị Hollywood soạn đi soạn lại hơn mấy thập kỷ qua. Nhưng, như các dòng phim khác, vẫn phải có những sản phẩm thừa hưởng tinh thần của người đi trước để một dòng phim nhất định (ở đây là sci-fi) không bị thui chột và làm đòn bẩy cho lớp diễn viên trẻ.
Cá nhân, mình thích Chloe Grace Moretz và xem phim này vì mỗi em ấy. Lần này, Chloe sử dụng lại thần thái diễn xuất cũ, tức hóa thân vào một cô bé tuổi teen ('Hit-Girl' sau khi dậy thì hoặc 'Carrie' lúc còn bỡ ngỡ với siêu năng lực). Gương mặt của Chloe có nét nhưng khá đậm. Vì vậy, những trường đoạn ít cảm xúc hoặc không cảm xúc, mặt Chloe hơi đơ và có chút gì đấy như người nhựa. Tuy nhiên, ở những trường đoạn cảm xúc mạnh, kiểu như thổn thức, đau đớn, rên la... những đường nét đậm trên gương mặt của Chloe xô đẩy nhau, bổ trợ rất nhiều trong việc lột tả nội tâm nhân vật.
Trong 'The 5th Wave', Chloe diễn tròn vai. Bên cạnh đó, từ diễn viên trung tuần (Liev Schreiber) cho đến diễn viên mới lớn (Nick Robinson, Alex Roe...) đều nhất quán ngoại hình của họ với tính cách nhân vật. Liev Schreiber mới nhìn đã thấy chất macho (men lì, thô) trong khi Nick Robinson thì mặt búng ra sữa và Alex Roe nằm ở đâu đó giữa tiêu chuẩn của 2 người trên.
Và đây là mắc xích yếu nhất của phim: kịch bản. Nếu như 'The 5th Wave' (phim) xuất hiện lúc mà 'Húng Nhại' chưa đi đến hồi kết hay 'The Maze Runner' và 'Divergent' đang chập chững những bước đầu làm quen, phần đông khán giả có thể thứ tha cho 'The 5th Wave' bởi sự bỡ ngỡ khi nằm trong 'làn sóng đầu tiên' của các phim YA/sci-fi sau thời phù thủy tiểu học hay ma cà rồng tuổi teen thống trị rạp chiếu.
Nhưng, vì là người đến sau trong lúc phim sci-fi cho đối tượng YA đang bước vào giai đoạn thoái trào (để nhường chỗ cho fantasy!?) cộng với kịch bản cứ... tàng tàng như những phim YA/sci-fi đi trước, vô hình chung, 'The 5th Wave' như một món ăn quen thuộc được dọn lên bàn tiệc khi mà thực khách đã ngấy rồi.
Không phải biên kịch lẫn đạo diễn không cố gắng để tạo dấu ấn. Bằng chứng là phim có pha những cảnh quay thảm họa, những trường đoạn tâm lý tình cảm hay đề cao lòng tự tôn dân tộc một cách thái quá cùng lúc truyền bá thông điệp phản đối trẻ em tham chiến. NHƯNG... [cái 'nhưng' này cực kì lớn] các nhà viết kịch cho khán giả cảm giác họ cố tình lồng ghép những yếu tố trên một cách lộ liễu. Phép so sánh dễ thấy nhất là các phim của Việt Nam từng bị chê: mua một vé xem được chục thể loại.
Tựa đề tiếng Việt 'Đợt tấn công thứ 5' có thể gây nhầm lẫn, bởi mạch truyện chứa nhiều pha... trì hoãn hơn là tấn công. Có biến cố là có trì hoãn, cả hai liên tục rồng rắn nuối đôi nhau. Ngặt nỗi, biến cố rất nhanh. Cứ sau mỗi đợt trì hoãn, phim giới thiệu khán giả cảnh quay mới, tình tiết mới, và rồi thoại nhân vật sẽ giải thích cho sự trì hoãn đó. Nếu như nhà sản xuất chịu khó đầu tư cho một vài biến cố, đẩy cho kịch tính căn tràn cùng thời lượng dài hơn, ít nhiều, phim có được vài điểm nhấn. Đằng này, qua hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, xem phim mà như đang chạy xe trên đường nhựa có ổ gà. Đều đều, lâu lâu xóc lên một cái. Hay, cứ như đang xem từng tập trong một TV series được phát trên màn ảnh rộng vậy.
Nói đi cũng phải nói lại, hình ảnh trong 'The 5th Wave' dễ xem. Theo một cách nào đó, có thể gọi là... dễ dãi tới mức nhàm chán. Đạo diễn hình ảnh không thử thách khán giả ở những góc hẹp, hay rung lắc cực đại [trừ pha mô tả động đất]. Thậm chí, những cảnh giật gân cũng làm rất tiết chế. Thành ra, mọi thứ cứ ở mức lưng chừng. Nếu khen thì hơi quá vì 'The 5th Wave' sử dụng những thủ pháp cũ. Nếu chê thì cũng không đến nỗi bởi bối cảnh (trang phục, makeup) được làm rất kỹ lưỡng... kỹ tới nỗi nữ chính lúc nào cũng như vừa bước từ salon ra (tức: tóc xoăn đều, da trắng, môi hồng, lông mi cong...) dù cô gái vẫn đang tháo chạy thục mạng đến mức đem nỗi lo vào trong giấc ngủ!
Phim có đoạn kết mở, ám chỉ cho sự tồn tại của phần 2. Nhưng mà, nếu phần 2 cứ làm theo kiểu trì hoãn như vầy... không biết tới đợt tấn công thứ 10, thứ 50, thứ 100, liệu kết quả có ngã ngũ!? Cứ mỗi lần nhìn Chloe trong phim cầm súng, nạp đạn rồi... không bắn... [mà lỡ có bắn thì cũng do giật mình đến nỗi xả đạn tứ tung], torune thầm nghĩ: Chloe cứ chọn những vai hoặc là ủy mị hết đát ('If I Stay') hoặc là đánh đấm rùm beng ('Kick-Ass', 'Carrie'), thế có tốt hơn không?

Nhìn qua cách quảng bá, dễ thấy 'The 5th Wave' định hướng khán giả rất rõ ràng: thanh thiếu niên và những tín đồ của thể loại sci-fi. Cốt truyện này không mới, nếu không muốn nói đã bị Hollywood soạn đi soạn lại hơn mấy thập kỷ qua. Nhưng, như các dòng phim khác, vẫn phải có những sản phẩm thừa hưởng tinh thần của người đi trước để một dòng phim nhất định (ở đây là sci-fi) không bị thui chột và làm đòn bẩy cho lớp diễn viên trẻ.
Cá nhân, mình thích Chloe Grace Moretz và xem phim này vì mỗi em ấy. Lần này, Chloe sử dụng lại thần thái diễn xuất cũ, tức hóa thân vào một cô bé tuổi teen ('Hit-Girl' sau khi dậy thì hoặc 'Carrie' lúc còn bỡ ngỡ với siêu năng lực). Gương mặt của Chloe có nét nhưng khá đậm. Vì vậy, những trường đoạn ít cảm xúc hoặc không cảm xúc, mặt Chloe hơi đơ và có chút gì đấy như người nhựa. Tuy nhiên, ở những trường đoạn cảm xúc mạnh, kiểu như thổn thức, đau đớn, rên la... những đường nét đậm trên gương mặt của Chloe xô đẩy nhau, bổ trợ rất nhiều trong việc lột tả nội tâm nhân vật.
Trong 'The 5th Wave', Chloe diễn tròn vai. Bên cạnh đó, từ diễn viên trung tuần (Liev Schreiber) cho đến diễn viên mới lớn (Nick Robinson, Alex Roe...) đều nhất quán ngoại hình của họ với tính cách nhân vật. Liev Schreiber mới nhìn đã thấy chất macho (men lì, thô) trong khi Nick Robinson thì mặt búng ra sữa và Alex Roe nằm ở đâu đó giữa tiêu chuẩn của 2 người trên.
Và đây là mắc xích yếu nhất của phim: kịch bản. Nếu như 'The 5th Wave' (phim) xuất hiện lúc mà 'Húng Nhại' chưa đi đến hồi kết hay 'The Maze Runner' và 'Divergent' đang chập chững những bước đầu làm quen, phần đông khán giả có thể thứ tha cho 'The 5th Wave' bởi sự bỡ ngỡ khi nằm trong 'làn sóng đầu tiên' của các phim YA/sci-fi sau thời phù thủy tiểu học hay ma cà rồng tuổi teen thống trị rạp chiếu.
Nhưng, vì là người đến sau trong lúc phim sci-fi cho đối tượng YA đang bước vào giai đoạn thoái trào (để nhường chỗ cho fantasy!?) cộng với kịch bản cứ... tàng tàng như những phim YA/sci-fi đi trước, vô hình chung, 'The 5th Wave' như một món ăn quen thuộc được dọn lên bàn tiệc khi mà thực khách đã ngấy rồi.

Không phải biên kịch lẫn đạo diễn không cố gắng để tạo dấu ấn. Bằng chứng là phim có pha những cảnh quay thảm họa, những trường đoạn tâm lý tình cảm hay đề cao lòng tự tôn dân tộc một cách thái quá cùng lúc truyền bá thông điệp phản đối trẻ em tham chiến. NHƯNG... [cái 'nhưng' này cực kì lớn] các nhà viết kịch cho khán giả cảm giác họ cố tình lồng ghép những yếu tố trên một cách lộ liễu. Phép so sánh dễ thấy nhất là các phim của Việt Nam từng bị chê: mua một vé xem được chục thể loại.
Tựa đề tiếng Việt 'Đợt tấn công thứ 5' có thể gây nhầm lẫn, bởi mạch truyện chứa nhiều pha... trì hoãn hơn là tấn công. Có biến cố là có trì hoãn, cả hai liên tục rồng rắn nuối đôi nhau. Ngặt nỗi, biến cố rất nhanh. Cứ sau mỗi đợt trì hoãn, phim giới thiệu khán giả cảnh quay mới, tình tiết mới, và rồi thoại nhân vật sẽ giải thích cho sự trì hoãn đó. Nếu như nhà sản xuất chịu khó đầu tư cho một vài biến cố, đẩy cho kịch tính căn tràn cùng thời lượng dài hơn, ít nhiều, phim có được vài điểm nhấn. Đằng này, qua hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, xem phim mà như đang chạy xe trên đường nhựa có ổ gà. Đều đều, lâu lâu xóc lên một cái. Hay, cứ như đang xem từng tập trong một TV series được phát trên màn ảnh rộng vậy.
Nói đi cũng phải nói lại, hình ảnh trong 'The 5th Wave' dễ xem. Theo một cách nào đó, có thể gọi là... dễ dãi tới mức nhàm chán. Đạo diễn hình ảnh không thử thách khán giả ở những góc hẹp, hay rung lắc cực đại [trừ pha mô tả động đất]. Thậm chí, những cảnh giật gân cũng làm rất tiết chế. Thành ra, mọi thứ cứ ở mức lưng chừng. Nếu khen thì hơi quá vì 'The 5th Wave' sử dụng những thủ pháp cũ. Nếu chê thì cũng không đến nỗi bởi bối cảnh (trang phục, makeup) được làm rất kỹ lưỡng... kỹ tới nỗi nữ chính lúc nào cũng như vừa bước từ salon ra (tức: tóc xoăn đều, da trắng, môi hồng, lông mi cong...) dù cô gái vẫn đang tháo chạy thục mạng đến mức đem nỗi lo vào trong giấc ngủ!
Phim có đoạn kết mở, ám chỉ cho sự tồn tại của phần 2. Nhưng mà, nếu phần 2 cứ làm theo kiểu trì hoãn như vầy... không biết tới đợt tấn công thứ 10, thứ 50, thứ 100, liệu kết quả có ngã ngũ!? Cứ mỗi lần nhìn Chloe trong phim cầm súng, nạp đạn rồi... không bắn... [mà lỡ có bắn thì cũng do giật mình đến nỗi xả đạn tứ tung], torune thầm nghĩ: Chloe cứ chọn những vai hoặc là ủy mị hết đát ('If I Stay') hoặc là đánh đấm rùm beng ('Kick-Ass', 'Carrie'), thế có tốt hơn không?
torune@hdvietnam
[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: