Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

jimbo89

Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

:)) đọc các reply của các bác xong cười đau cả bụng, các bác vui tính quá xá :))
Nhưng theo em nhìn nhận 1 con người, đầu tiên hãy để ý những cái tích cực trong con người họ, ví dụ những điều được xây dựng trên nền tảng thời gian lâu dài, được cả nhân loại công nhận và khâm phục..
Nhưng không thể bỏ qua những cái tiêu cực trọng con người họ, thế mới là toàn diện, vì dù sao họ cũng là con người, có mặt nọ mặt kia..
Em cũng chưa xem phim nào của LTL cả, nhưng các bác phản biện hay quá, phải down về xem 1 số mới được.
Nhưng nhìn lại phải công nhận họ Lý nhiều người nhắc tới là giật mình và kính nể, mảng võ thuật thì nước ngoài có Lý Tiểu Long + Liên Kiệt, nước ta có Lý Huỳnh + Hùng + Đức; nước ngoài có Lý Mỹ Kỳ, Việt Nam mình có Lý Nhã Kỳ đẹp không kém; mảng chính trị nước ta có Lý Thái Tổ thì nước ngoài có Lý Thế Dân, chưa kể Lý Hiển Long nữa ..v..v..
 

nguyencn

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

LTL là thiên tài võ thuật thật sự! Các phim bác ấy đóng thời đó đều là đánh võ thật, với lại mấy diễn viên đóng chung cũng đều là võ sư cả, ví dụ như chuck norris
 

deepblue2

Active Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

LTL là thiên tài võ thuật thật sự! Các phim bác ấy đóng thời đó đều là đánh võ thật, với lại mấy diễn viên đóng chung cũng đều là võ sư cả, ví dụ như chuck norris

Chuck norris là vô địch Karate thế giới đấy các bác ạ!
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

:)) đọc các reply của các bác xong cười đau cả bụng, các bác vui tính quá xá :))

Đúng rồi! Cứ như là đang đi tìm người giỏi nhất thế giới vậy. =))

Chẳng ai lại đem so sánh Ludwig van Beethoven với Wolfgang Amadeus Mozar xem âm nhạc của ai hay hơn cả.. :))
 

istore

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Cười đau cả bụng, em cũng không phải fan của LTL, cũng ko nghiên cứu võ vẽ gì nhưng có đọc qua 1 quyển nói về môn võ triệt quyền đạo, phải nói là cũng thấm thía, nhưng để thực hiện thì rất khó, LTL nghiên cứu môn võ này dựa trên nhiều môn phái khác nhưng tựu chung lại là phải có 1 phản xạ rất nhanh và kinh nghiệm trong chiến đấu nhiều thì mới học được nó. LTL có 2 điều này nên với ông nó là rất đơn giản nhưng với người bình thường học đc nó lại rất khó (nhất là người chậm chạm như em :D ). Có 1 điều phải công nhận là ông ý rất nhanh và có cái gì đó người nhà võ gọi là "nội lực"
Thân.
 

beeno92

Well-Known Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

lý tiểu long thực ra là lao lực quá độ nên chết sớm, thực ra lý tiểu long thể chất yếu đuối, lại bị cận thị nặng, dị tật ở chân, nhưng lại là 1 người có tính ương bướng quật cường, nếu muốn ko bị ăn hiếp thì chỉ có cố gắng hết sức mà thôi

cho nên anh đã cố gắng học võ thuật, mà 1 khi anh đã đạt được những thành tựu đó thì ko cho phép dừng, anh phải chịu sự thách đấu, vì vậy mà luôn luôn hoạt động hết 120% sức lực của mình để học tập và luyện tập, nên vì thế mà anh có nhiều chứng bệnh, do lao lực mà ra, nhưng bản tính anh lại quật cường, ko muốn cho thiên hạ biết mình bệnh, nên bệnh càng ngày càng nặng

và kết quả là mới quay bộ phim Tử Vong du hí được vài cảnh, cảnh giết trùm cuối lên tháp, thì anh đã chết nhìn mặt anh lúc ấy, đóng phim enter dragon (long tranh hổ đấu) xong thì qua đây đóng, mà khuôn mặt nhìn già vô cùng, 2 má hóp lại thấy thảm hại, còn chỉ có hơn 40 kg, kết quả do lao lực quá độ, muốn duy trì sự nổi tiếng là 1, muốn duy trì sức khỏe mạnh càng ngày càng khỏe là 2, thì là con dao 2 lưỡi làm cho chết dần chết mòn

Và lý tiểu long ngoài đời rất là đam mê tình dục, luôn có nhiều bạn gái vây quanh, đến nhà xem anh luyện võ, ko chung thủy với linda 1 chút nào, chứ ko như hình ảnh ghét sex như trong những phim mãnh long quá giang nheo mắt cười với cô gái bán dâm người ý, và cô này nheo mắt dắt lên phòng, rồi sợ chạy, hay trong đường sơn đại huynh say rượu ngủ với cô gái bán dâm thái lan rồi sáng mai ra lại gặp ngay y y, vắt giò lên cổ chạy

và lý tiểu long thực sự là con người kiêu ngạo lắm, coi thường mọi người, chính vì thế mà anh chẳng có 1 người bạn nào cả, đó là những điều chính vợ của lý tiểu long kể ra, anh ấy ko phải như trên phim thực ra anh ấy rất là đam mê sex
 

beeno92

Well-Known Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

thực sự thì lý tiểu long rất là đẹp trai, khi còn trẻ đẹp trai lắm, rất ra dáng quý tộc, mặt căng tròn và thân thể cân đối dù nhìn hơi mập, chân lý tiểu long nhỏ và ốm, lúc ấy anh cũng được hơn 60 kg, nhưng khi anh ấy luyện tập quá độ, thân thể ốm nhách do lao tâm và lao lực để làm đạo diễn, say mê với công việc và luyện tập, phải đặt ra mục tiêu ngày càng lớn hơn, phim sau phải hay hơn phim trước, nên anh sau đó nhẹ cân bằng còn có 2/3 linda, vì thế kết quả của việc chết sớm là đương nhiên, cho dù ko bị u não, cũng bị ung thư, hay bệnh tim, bệnh dạ dày, và chết thôi, cái chết đó ai cũng thấy cả, con người ko thể có sức lực tiềm tàng như vậy, sức lực ấy, do ý chí của anh, anh cố công hết sức mình ko ngừng nghỉ, luôn muốn vượt lên trên khả năng và anh đã làm được, 1 thần kinh thép

tập thể thao thì khỏe nhưng mà lao lực quá thì phải bị hậu quả, đó là ko tự lượng sức, nếu ltl ko tập võ thì có thể là sống tới 70 tuổi nhưng chẳng ai biết lý tiểu long là ai, thà là 1 ngôi sao sáng rồi vụt tắt còn hơn là 1 hạt cát ở trên bãi biển như muôn vàn hạt cát khác
 

beeno92

Well-Known Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

chào bạn DUGTUS NGUYỄN mình là thê hê 8x, chứ ko phải thân cận bên cạnh lý tiểu long, mà những lời đó chính là của linda lee cadwell, vợ lý tiểu long trần tình trong cuốn sách lý tiểu long người đàn ông của đời tôi, được dịch tiếng việt dưới tên cuộc đời lý tiểu long mà mình đã đọc, và mình cũng coi bộ phim do chính linda bỏ tiền ra làm là dragon bruce lee story (có xuất bản game), cũng thích lý tiểu long và đọc tiểu sử của lý tiểu long
 

hongai2332

New Member
Tản mạn về huyền thoại lý tử long

Tên tiếng anh : Bruce Lee
Tên thật : Lý Chấn Phiên
Ngày sinh : 27 tháng 11 năm 1940 tại San Francisco, California
Ngày mất : 20 tháng 07 năm 1973 tại Hồng Kông
Chiều cao : 1 m 64
Gia đình : Cha, mẹ và vợ ( Linda ), con trai ( Lý Quốc Hào đã chết trong khi đóng phim ), con gái ( Lý Phiên Ngưng )

Sinh tại San Francisco, California bệnh viện Jackson, Ở 1 khu phố tàu cha là Lý Hải Tuyền và mẹ là Hà Ái Du trong đoàn kịch lưu diễn tại Mỹ. Mới sinh hay ốm yếu bệnh tật

- Năm 1941 ( 1 tuổi ) anh cùng ba mẹ trở về ngôi nhà của họ tại Hồng Kông.Họ sống trong một căn hộ ở đường 218 Nathan .

- Năm 1946 ( 6 tuổi ) anh đóng vai nhí đầu tiên trong phim "The Beginning of a Boy".Sau đó tham gia trong các phim "The Birth of Mankind ", "My Son" và "Ah Cheun" hơn 20 phim với các vai nhí tài năng của anh dần được bộc lộ.

- Năm 1952 ( 12 tuổi) anh bắt đầu theo học tại trường trung học La Salle .

- Năm 1953 ( 13 tuổi ) Thời gian này anh kết bạn với bọn trẻ lêu lồng và thường gây lộn đánh nhau trên đường phố. Sau một lần bị đánh bại anh theo học Vĩnh Xuân Quyền cùng danh sư Diệp Vấn.

- Năm 1954 (14 tuổi ) anh học nhảy cha-cha .

- Năm 1958 ( 18 tuổi ) anh đạt giải quán quân trong một cuộc thi nhảy Cha-Cha. anh có một vai trong "The Orphan". Đây là vai nhí cuối cùng cũng là phim duy nhất không có cảnh đánh đấm. Cùng năm đó anh tham gia giải Quyền Anh và đánh bại nguời vô địch 3 năm liền là Gary Elms.

- Năm 1959 (19 tuổi): Do có những trận đụng độ trên đường phố mà anh đã bị cảnh sát điều tra, lo lắng cho con bố mẹ Ông đã quyết định sẽ đưa con sang Mỹ quay lại với quê hương thứ hai là San Francisco. Với 15 $ của bố và 100$ của mẹ Lý Tiểu Long đã đến Mỹ và sống với 1 người bạn cũ của Ông Lý Hải Tuyền. Anh làm việc xung quanh cộng đồng người Hoa. Sau đó anh chuyển tới Seattle để làm việc cho Ruby Chow một người bạn khác của cha. Anh sống trong một căn phòng phía trên của một nhà hàng với vai trò bồi bàn .Cuối cùng Lý gia nhập trường Edison Technica.Thời gian này Anh bắt đầu dạy võ trong sân sau và công viên của thành phố.
- Tháng 3 năm 1961 ( 21 tuổi ) anh gia nhập trường đại học Washington khoa triết học. anh mở lớp dạy Kung-Fu cho sinh viên tại trường.

- Mùa hè năm 1963 ( 23 tuổi): Lý Tiểu Long cầu hôn Amy Sanbo nhưng bị cô từ chối. Lý trở lại Hồng Kông với bạn là Doug Palmer .Đây là lần đầu Lý về thăm gia đình kể từ khi sang Mỹ. Sau đó anh phải quay lại Seattle để tiếp tục việc học tập của mình.

- Ngày 25/10/1963 ( 23 Tuổi ): Lý Tiểu Long có buổi hẹn hò đầu tiên với Linda Emery ( Vợ tương lai của anh ). Họ đã có buổi ăn tối tại Space Needle.Thời gian này Lý Tiểu Long bắt đầu mở "Trấn Phan Võ Quán". Anh rời "Trấn Phan Võ Quán" tới đường 4750 University gần khu sân bãi của trường Đại Học. Anh dạy một vài đệ tử trong số đó có cả người Mỹ. Tại trường THPT Garfield anh đã biểu diễn "Cú đấm một Inch". Cú đấm này về sau đã làm lên sự nổi tiếng của Anh tại 64' Long Beach Internationals

- Năm 1964 ( 24 tuổi ) anh gặp Jhoon Rhee tại cuộc thi Karate quốc tế. Cả hai đều đạt kết quả tốt, Về sauJhoon Rhee đã mời Lý Tiểu Long đến Washington, D.C.tham dự một giải đấu. Anh bàn với James Yimm Lee kế hoạch mở "Trấn Phan Võ Quán " thứ hai tại Oakland, CA. Kế hoạch được thực hiện , Và Lý Tiểu Long dời Seattle để bắt đầu võ quán thứ hai ở Oakland. Một người bạn tốt của Lý, Taky Kimura, đảm đương vai trò người đứng đầu .

- Ngày 2/8/1964 ( 24 Tuổi): Ed Parker, được biết đến như cha đẻ của Karate Mỹ (Kenpo), mời Lý Tiểu Long biểu diễn.Và Anh đã biểu diễn đòn "Cú Đánh một inch" và hít đất với 2 ngón tay. Tại giải Karate quốc tế lần đầu, Jay Sebring,William dozier, một nhà sản xuất,người đang tìm kiếm một diễn viên cho một serie truyền hình mà ông đang làm. Sau đó Sebring đưa bộ phim "Cuộc biểu tình của Lý Tiểu Long "cho Dozier người rất ấn tượng với khả năng siêu phàm của Lý Tiểu Long. Sau đó Lý Tiểu Long bay tới Los Angeles để diễn thử.

- Ngày 4/8/1964 ( 24 tuổi ): Lý Tiểu Long trở lại Seattle để cầu hôn Linda.

- Ngày 17/8/1964 ( 24 tuổi ): Giữ đúng lời hứa Lý Tiểu Long cưới Linda.Ngay sau đó họ chuyển đến Oakland.

- Năm 1965 ( 25 tuổi ): Vài tháng sau Lý Tiểu Long nhận được lời thách đấu của Wong Jack Man,một thày dạy Kung-Fu tại khu phố Tàu.Họ thỏa thuận Nếu Lý Tiểu Long thua anh sẽ phải hoặc là đóng cửa võ quán của mình hoặc ngưng dạy những người Da trắng ,còn nếu Jack thua anh ta sẽ phải ngừng dạy võ. Jack Man Wong không tin là Lý sẽ dám nhận lời thách đấu ,và cố trì hoãn trận đấu. Lý Tiểu Long đã nhận lời và yêu cầu họ không phải đợi. Wong sau đó cố giới hạn kỹ thuật. Lý Tiểu Long khước từ những quy định đó và họ đã không đi đến thỏa thuận. Lý Tiểu Long bắt đầu đánh bại kẻ thù chỉ trong giây lát.Và Lý đã giành phần thắng, Wong bỏ chạy nhưng Lý Tiểu Long tóm lại .Lý đánh gục hắn ngay trên võ đài.Đệ tử của Wong định can thiệp,song James Lee,một người bạn tốt của Lý đã ngăn lại.Sau đó Lý Tiểu Long nhận ra tại sao trận đấu lại diễn ra lâu như vậy .Lý bắt đầu suy nghĩ về bản thân.Đó chính là cơ sở sau này cho môn võ Triệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do),"Nghệ thuật chiến đấu bằng cách chặn đứng đòn tấn công của đối phương" đã được ra đời . Triệt Quyền Đạo là một môn võ bao gồm đòn thế của tất cả các môn phái. (Như Quyền Anh phương Tây,Quyền Thái, Karate Nhật Bản,Kung-Fu ......).Đòn thế của nó là vô chiêu. Lý Tiểu Long đã để lại dấu ấn trong "The Green Hornet" với khoản thù lao được trả 00 .

- Ngày 1/1/1965 ( 25 tuổi): Lý Quốc Hào (Brandon Bruce) cất tiếng khóc chào đời.

- Ngày 8/2/1965 ( 25 tuổi ): Cha Lý Tiểu Long qua đời tại Hồng Kông .Lý Tiểu Long trở về Hồng Kông dự đám tang bố.Theo phong tục cổ,người con coi là bất hiếu nếu vắng mặt khi cha mất, Vì vậy Lý Tiểu Long đã quỳ gối suốt từ cửa tới bình đựng tro hỏa tán của Cha mà gào khóc.

- Tháng 5 năm 1965 ( 25 tuổi ): Lý Tiểu Long sử dụng số tiền còn lại từ bộ phim "The Green Hornet" để bay trở lại đưa Linda, và Quốc Hào quay lại Hồng Kông để giải quyết gia sản của người Cha để lại. Trong khi ở Hồng Kông Lý Tiểu Long đưa Quốc Hào đến gặp danh sư Diệp Vấn.

- Tháng 9 năm 1965 ( 25 Tuổi):Lý Tiểu Long,Linda và Quốc Hào quay trở lại Seattle.

- Năm 1966 ( 26 tuổi): Lý Tiểu Long cùng gia đình dời đến Los Angeles sống trong một căn hộ tại Wilshire and Gayley ở Westwood. Đây là nơi anh làm việc cho tập phim truyền hình gọi là "The Green Hornet" trong vai Kato.Bộ phim The Green Hornet bắt đầu được quay và Lý Tiểu Long được trả 0 cho mỗi phần.Sau đó Lý Tiểu Long mở thêm một chi nhánh thứ ba của "Trấn Phan Võ Quán" tại khu phố Tàu của thành phố Los Angeles.

- Tháng 9 năm 1966 ( 26 Tuổi): Bộ phim "The Green Hornet" đang rất ăn khách.

- 1967-1971 ( 27-31 tuổi):Trong suốt khoảng thời gian này Lý Tiểu Long tham gia vào nhiều phim khác nhau và các bộ phim truyền hình.Ngoài ra Anh còn dạy võ với mức lương tới 0 mỗi giờ cho những người nổi tiếng như Steve McQueen, James Coburn, James Garner, Lee Marvin, Roman Polanski,and Kareem Abdul Jabbar.Lý Tiểu Long gặp Chuck Norris tại New York khi cùng tham gia giải Karate toàn quốc ở Washington D.C. Chuck đấu với Joe Lewis và giành phần thắng.

- Năm 1967 ( 27 tuổi ): Lý Tiểu Long gặp Joe Lewis tại khách sạn Mayflower ,cả hai đều là khách mời của giải Karate quốc tế năm 67. Joe đang cố giành phần thắng trong giải đấu còn Lý đang có sự xuất hiện đặc biệt với vai Kato.

- Tháng 2 năm 1967 ( 27 tuổi): Lý Tiểu Long mở võ quán thứ 3 của mình tại đường 628 College , Los Angeles, CA. Dan Inosanto trợ giúp như một phụ tá hướng dẫn .

- Ngày 14/7/1967 ( 27 tuổi ): Phần cuối của "The Green Hornet" được trình chiếu .Bộ phim sau đó được nói rằng phải bỏ dở vì Lý, nhân vật phụ trở lên nổi tiếng còn hơn cả nhân vật chính của phim.

- Ngày 19/4/1969 ( 29 tuổi): Lý Phiên Ngưng ( Shannon Lee ) cất tiếng khóc chào đời.

- Năm 1970 ( 30 tuổi ): Lý Tiểu Long bị thương nặng ở lưng và trong khi tập luyện. Bác sĩ nói rằng Anh không thể luyện võ tiếp tục được.Trong suốt những tháng ngày phục hồi sức khỏe Lý bắt đầu viết về phương pháp luyện tập của mình nghiệm từ chính bản thân cho môn võ Triệt Quyền Đạo. Sau khi Anh mất,Con đường Triệt Quyền Đạo được xuất bản bởi vợ Anh trong những kí ức về Lý Tiểu Long.

- Năm 1970 (30 tuổi): Lý Tiểu Long và Quốc Hào bay về Hồng Kông trong sự chào đón của khán giả hâm mộ " The Green Hornet".

- Tháng 2 năm 1971 ( 31 tuổi ):Lý Tiểu Long cùng,James Coburn, Stirling Silliphant bay sang Ấn Độ để khảo sát những cảnh quay cho "The Silent Flute". Họ mất một tháng trời tìm kiếm song miễn cưỡng để từ bỏ do Coburn bỏ dở kế hoạch. Chuyến du ngoạn này đã giúp cho Lý Tiểu Long có ý tưởng cho bộ phim "Trò Chơi Tử Thần" (Game of Death).

- Năm 1971 ( 31 tuổi ): Lý Tiểu Long kết thúc chuyến du ngoạn ngắn ngủi quay trở lại Hồng Kông để thu xếp cho mẹ tới Mỹ.Vô tình thay, Anh đang là một siêu sao của phim "The Green Hornet" đã trở thành phim truyền hình ăn khách nhất ở Hồng Kông. Sau đó Anh nhận được lời mời của Raymond Chow,một nhà sản xuất phim mới,tham gia trong bộ phim "Đường Sơn Đại Huynh" (The Big Boss).Lý đã nhận lời.

+ Lý Tiểu Long được cấp một cấp một căn hộ với đồ đạc có sẵn ở đường số 2 Man Wan - Kowloon, Hồng Kông. Nguyên Hoa (Trợ lý của Lý Tiểu Long suốt 3 năm liền,người sau này cũng trở thành 1 diễn viên nổi tiếng từng tham gia trong các phim "Tinh Võ Môn","Long Tranh Hổ Đấu" và "Kung-Fu" đóng cùng Châu Tinh Trì....) đi cùng Lý và Linda .Sau đó Nguyên Hoa kết hôn và vợ mới của anh cũng đi cùng.Cùng lúc này Quốc Hào nhập học tại trường trung học La Salle -Ngôi trường mà Lý theo học 15 năm trước.

+ Lý Tiểu Long trong cuộc phỏng vấn bởi Pierre Berton Lý được mời phỏng vấn trong chương trình "Canadian talk", Pierre Berton, một người dẫn chương trình đang làm phim tại Hồng Kông. Chương trình này chỉ làm phim về sự thực.

- Tháng 7 năm 1971 ( 31 tuổi): Đoàn làm phim bắt đầu quay "Đường Sơn Đại Huynh"( The Big Boss) (được phát hành tại Mỹ dưới cái tên "Tinh Võ Môn" (Fists of Fury). Đường Sơn Đại Huynh (The Big Boss) mở ra một làn sóng ở Hồng Kông và lượng khán giả khổng lồ. Doanh thu của bộ phim đạt về hơn .5 triệu chỉ trong khoảng 3 tuần.

+ Lý Tiểu Long trong phim "Tinh Võ Môn " (Fists of Fury ) năm 1972 ( 32 tuổi): Tinh Võ Môn (phát hành tại Mỹ với cái tên The Chinese Connection) được công chiếu.Nó đạt doanh thu còn hơn cả Đường Sơn Đại Huynh và sau này đã đưa tên tuổi của Lý Tiểu Long liệt vào hàng siêu sao Hồng Kông.Lý đã thu về được một khoản lợi nhuận để trang trải một vài thứ, và anh cũng có tham gia đạo diễn cho phim này.

+ Lý Tiểu Long và Kareem Abdul-Jabbar trong "Trò Chơi Tử Thần" (Game of Death )

+ Lý Tiểu Long bắt đầu đóng phim "Trò Chơi Tử Thần" và một vài cảnh trong phim có xuất hiện Danny Inosanto và Kareem Abdul-Jabbar.

+ Lý xuất hiện trên kênh TVB của Hồng Kông trong một cuộc vận động ủng hộ những người gặp thiên tai.Cuộc biểu diễn quyên góp được sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả. Lý Tiểu Long và Chuck Norris trong "Mãnh Long Quá Giang "( The Way of The Dragon)

- Năm 1972 ( 32 tuổi ): Lý Tiểu Long đưa đoàn làm phim sang La Mã (Roma -Italy) làm bộ phim thứ ba là "Mãnh Long Quá Giang"The Way of the Dragon (phát hành tại Mỹ dưới tên The Return of the Dragon). Lần này Lý Tiểu Long đảm nhận hầu hết các vai trò từ viết kịch bản ,đạo diễn, rồi kiêm diễn viên. Chuck Norris là cảnh giao đấu cuối cùng của Lý Tiểu Long . Một lần nữa ,bộ phim này vượt trội hơn nhiều so với hai phim trước .

- Ngày 28/12/1972 (32 tuổi ): Người em của Lý Tiểu Long, James,qua đời vì bị lao phổi.

- Tháng 2 năm 1973 ( 33 tuổi ): - Lý Tiểu Long có cơ hội khi phim "Long Tranh Hổ Đấu" ( Enter the Dragon )được khởi quay trong khi "Trò Chơi Tử Thần được bắt tay vào. Đây chính là bộ phim đầu tiên do Mỹ và Hồng Kông hợp tác sản xuất.

+ Vào Ngày 20/02, Lý Tiểu Long tham dự tại trường St. Francis Xavier trong ngày lễ thể thao.

- Năm 1973 ( 33 tuổi ): Grace Lee,Mẹ Lý Tiểu Long, gặp Lý tại Los Angeles.Lý Tiểu Long thổ lộ với bà rằng Anh không muốn sống thêm nữa và Bà không phải lo về tài chính,Bà chỉ nghĩ con trai bà nói vớ vẩn.

- Tháng 04 năm 1973 ( 33 tuổi ):Bộ phim "Long Tranh Hổ Đấu" được hoàn thành.

- Ngày 16/7/1973 ( 33 Tuổi ): Mưa to do cơn bão lớn tại Hồng Kông. Lý Tiểu Long tiêu phí 0 để điện thoại cho Unicorn trong phòng của Anh tại khách sạn, người đã làm bộ phim ở Manila. Lý Tiểu Long nói với Unicorn Anh thực sự thấy lo lắng về những cơn đau đầu mà mình đang phải chịu đựng.

- Ngày 18/7/1973 ( 33 tuổi ): Mái nhà của Lý Tiểu Long tại đường Cumberland ở Hong Kong bị thổi tung vì mưa to gió lớn.

- Ngày 20/7/1973 ( 33 tuổi): Sáng sớm hôm đó Lý Tiểu Long viết một bức thư cho vị luật sư,Adrian Marshall, Anh muốn thảo luận trên chuyến đi trở về Los Angeles.Lý Tiểu Long đã có tấm vé sẵn sàng trở về Mỹ cho buổi trình diễn trước công chúng ,và Anh dự định sẽ xuất hiện trên chương trình Johnny Carson.

Diễn biến cái chết của Lý Tiểu Long :

- Raymond Chow (Trâu Văn Hoài) đến nhà Lý Tiểu Long và hai người cùng bàn bạc về kế hoạch cho bộ phim sắp tới "Game of Death". Linda hôn tạm biệt Lý và nói Cô phải ra ngoài làm mấy việc lặt vặt và sẽ gặp Anh vào buổi tối. Raymond và Lý Tiểu Long tới thăm Betty Ting Pei(diễn viên Đinh Phối) tại căn hộ của cô để bàn về vai diễn của cô trong "Game of Death".Họ dự định sẽ có bữa ăn tối để gặp George Lazenby và mời Anh tham gia vào phim.Lý Tiểu Long nói rằng Anh cảm thấy bị đau đầu, hỏi mượn tạm thuốc giảm đau của Betty,sau đó Anh nằm lại trên giường của cô chờ đến bữa tối. Raymond Chow ra về và nói sẽ gặp lại họ sau . Raymond Chow và George Lazenby gặp nhau tại nhà ăn và ngồi chờ Lý Tiểu Long và Betty tới,nhưng cả hai đều không xuất hiện. Lúc 9:00 tối. Chow nhận được cú điện của Betty; Cô nói đã cố đánh thức Lý nhưng Anh không dậy. Betty đã gọi bác sĩ riêng của Cô,ông ta cố giúp Lý hồi tỉnh và sau đó đưa Anh đến bệnh viện.Nhưng Lý Tiểu Long đã không thể tỉnh lại và Anh đã vĩnh viễn ra đi. Bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi biết Anh bị hôn mê lâu như vậy vào buổi tối hôm đó nhưng thật không may Betty đã không gọi Ông tới giúp sớm hơn Cô ấy có thể. Lý Tiểu Long chết tại Hồng Kông vì chứng phù não(não bị sưng to). Sau nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi , Các Bác sĩ đã công khai nguyên nhân tử vong của Lý Tiểu Long là "Chết do tai nạn bất ngờ" .Bộ phim "Long Tranh Hổ Đấu"(Enter the Dragon) đã phải trì hoãn lại 4 ngày sau vì diễn viên chính đã mất.

- Ngày 25/07/1973 một tang lễ được tổ chức cho bạn bè và người hâm mộ tại Hồng Kông và đã có hơn 25,000 người tới lễ tang của Anh. Lý Tiểu Long đã được chôn cất cùng với bộ quần áo ưa thích mà anh đã mặc trong "Long Tranh Hổ Đấu"

Các tác phẩm tiêu biểu của Lý Tiểu Long :
- Đường Sơn Đại Huynh
- Mãnh Long Quá Giang
- Tinh Võ Môn
-Long Tranh Hổ Đấu
- Trò Chơi Tử Thần
-Tử Long Du Hí
 

babebabe

New Member
Ðề: Tản mạn về huyền thoại lý tử long

He he, hâm mộ nhất anh Bruce Lee (xịn) ở đoạn đả bại anh giai Chuck Norris, thời đó anh giai Chuck Norris này gần như là action hero số 1 Tây phương :))
Nhiều tài liệu nói Bruce Lee cao 5"7, tức là chính xác 171cm.
Anh bạn China giờ có một tay diễn viên mặt nhìn y hệt Lee luôn, mà cũng đóng phim về Lee luôn, có điều phim hơi lởm quá >:}
 
Lý Tiểu Long và những kiệt tác để đời

(TT&VH Cuối tuần) - “Chỉ với tay không, đôi chân và những động tác kỳ ảo, Lý Tiểu Long đã biến con người nhỏ bé của anh trở nên vĩ đại” (Tạp chí Time).

Sang Mỹ lập nghiệp từ năm 15 tuổi, Lý Tiểu Long sớm nổi tiếng với tư cách là một bậc thầy về võ thuật. Anh được mời đóng vai Kato trong loạt phim truyền hình Mỹ The Green Hornet (Thanh Phong Hiệp). Song danh tiếng nhỏ nhoi ấy vẫn chưa đủ mang lại ấm no cho anh, Lý Tiểu Long và gia đình vẫn luôn phải sống trong chật vật thiếu thốn.

Ở Hollywood, một diễn viên gốc Hoa như Lý Tiểu Long không thể nổi tiếng và có thể mãi mãi sẽ là như vậy, cho đến một ngày đầu năm 1971, ông Trâu Văn Hoài - tổng giám đốc của hãng phim Gia Hòa (Golden Harvest) ở Hong Kong - cử đại diện sang Mỹ mời Lý Tiểu Long về để đảm nhận vai chính trong một phim của hãng. Lý do mời anh là loạt phim The Green Hornet rất được yêu thích ở Hongkong.

Đường Sơn Đại Huynh (The Big Boss) - 1971

Bộ phim này do đạo diễn nổi tiếng La Duy (Lo Wei) thực hiện tại Thái Lan chỉ với kinh phí ít ỏi là 400 ngàn đô la Hong Kong, trong đó thù lao của Lý Tiểu Long là 15 ngàn USD. Trong phim này anh thủ vai Trương Triều Anh, một chàng trai Hong Kong giỏi võ, sang Thái Lan để tìm việc làm. Tại một xưởng sản xuất nước đá. Anh và các công nhân đã phát hiện ông chủ buôn lậu và vận chuyển ma túy.

long2841300.jpg

Hong Kong lúc ấy đã là một cường quốc về phim võ thuật, nhưng chính họ cũng kinh ngạc trước những gì được thấy trong Đường Sơn đại huynh. Những cảnh đấm đá thật sự bằng hàng loạt những động tác liên hoàn mạnh mẽ dứt khoát, kèm theo những tiếng thét áp đảo đối thủ của một thần tượng võ thuật mới. Đặc biệt lần đầu tiên khán giả được chứng kiến thật sự trên màn ảnh những cú “tam cước” trứ danh của Lý Tiểu Long, mà trước nay chỉ được nói đến trên sách báo. Cũng từ Đường Sơn đại huynh, các fan yêu mến đã đặt cho anh biệt hiệu Lý Tam Cước!

Đường Sơn đại huynh đã phá kỷ lục doanh thu tại Hong Kong với 3,2 triệu đô la Hongkong, thổi bùng một “cơn bão vé” trên khắp châu Á. Chỉ sau một đêm, Lý Tiểu Long trở thành cái tên có giá trị nhất, đẩy các ngôi sao võ thuật hàng đầu của điện ảnh Hong Kong lúc ấy như Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Quang Thái… xuống hàng thứ hai!

Tinh Võ Môn (Fist Of Fury) - 1972

Thành công quá sức tưởng tượng của Đường Sơn đại huynh với ngôi sao mới Lý Tiểu Long, năm 1972, ông Trâu Văn Hoài thực hiện cấp tốc một bộ phim nữa với anh đóng vai chính, có tựa đề Tinh võ môn, cũng do đạo diễn La Duy thực hiện.

Tinh Võ Môn dựa theo câu chuyện có thật về một võ đường tại Trung Quốc, trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Lý Tiểu Long thủ vai Trần Chân, đệ tử ưu tú nhất của võ đường, quyết định tự mình đột nhập vào sào huyệt của các võ sư Nhật, để rửa thù cho sư phụ và rửa nhục cho Tinh võ môn.

Cuối phim người xem được chứng kiến một bữa tiệc võ thuật đã mắt, mà đỉnh cao là trận tử chiến giữa Trần Chân với Petrov - một võ sư nước ngoài do người Nhật thuê. Thủ vai này là võ sư Robert Baker - ngoài đời là đệ tử của Lý Tiểu Long.

Theo ý kiến của nhiều fan hâm mộ thì Tinh võ môn là bộ phim hay nhất trong sự nghiệp của Lý Tiểu Long. Đây cũng là bộ phim thúc đẩy lòng tự hào dân tộc của Hoa kiều trên thế giới, qua lời thoại bất hủ của Trần Chân: “Người Trung Quốc chúng tao không hề yếu đuối!” (Người Nhật trong phim này gọi người Trung Quốc là Đông Á bệnh phu). Với Tinh võ môn, Lý Tiểu Long đã được tôn vinh là “Người hùng Trung Hoa”.

Tinh võ môn đã đẩy sự hưng phấn của khán giả lên đến cực điểm, với món vũ khí lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh: Chiếc côn nhị khúc. Có thể nói Lý Tiểu Long là người đã thổi hồn và đưa thứ vũ khí rất khó sử dụng này lên ngôi. Cho đến bây giờ, dù đã xuất hiện đủ loại vũ khí lạ mắt trên màn ảnh, nhưng chiếc côn nhị khúc trong tay Lý Tiểu Long vẫn là ấn tượng hấp dẫn và đẹp mắt nhất. Sau phim này, các hãng đồ chơi vớ bở khi mặt hàng bán chạy nhất lúc đó là những chiếc côn nhị khúc… bằng nhựa!

Tuy không được tuyên truyền quảng cáo rầm rộ, nhưng chỉ với cái tên Lý Tiểu Long, doanh thu của bộ phim vẫn lên tới 4,4 triệu đô la Hong Kong, được khán giả và giới phê bình khen ngợi hết lời. Tinh võ môn đã đoạt giải Kim Mã năm đó, và mới đây đã được bình chọn vào danh sách “10 tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hong Kong”.

Mãnh Long Quá Giang (The Way Of The Dragon ) - 1972

Thành công của Tinh Võ Môn đã giúp Lý Tiểu Long thực hiện một quyết định quan trọng: Bỏ vốn cùng với nhà sản xuất Trâu Văn Hoài để thành lập hãng phim Hiệp Hòa. Và bộ phim trình làng của hãng mang tên Mãnh Long Quá Giang.

Ngoài việc thủ vai chính, lần đầu tiên Lý Tiểu Long thử sức trong vai trò đạo diễn với kịch bản do chính anh viết. Với mong muốn tiến vào thị trường Hollywood, anh mời 2 võ sư tên tuổi của Mỹ là Chuck Norris và Robert Wall cùng tham gia trong phim. Không chỉ có thế, để tạo sức hấp dẫn và mới lạ, Lý Tiểu Long đã không ngại tốn kém, kéo cả đoàn phim sang Roma để quay ngoại cảnh.

Trong phim anh đóng vai Trung Long, đến tận nước Ý xa xôi để giúp đỡ một người bạn đang mở quán ăn. Tại đây anh đã chặn đứng âm mưu muốn thôn tính tất cả các quán ăn của một ông trùm. Cảnh quyết đấu cuối cùng giữa 2 cao thủ Lý Tiểu Long với Chuck Norris - 7 lần vô địch Karate thế giới, lần đầu tiên đóng phim - tại đấu trường La Mã cổ đại Colosseum gây ấn tượng nhất đối với người xem. Khán giả chưa bao giờ được xem một cặp đấu võ thuật đỉnh cao như vậy trước đây. Cảnh này giờ đã trở thành một khoảnh khắc kinh điển trong lịch sử phim hành động võ thuật.

Với kinh phí 1,3 triệu đô-la Hong Kong, Mãnh Long Quá Giang đại thắng ở quê nhà với hơn 5,3 triệu đô la Hong Kong, doanh thu toàn cầu là 85 triệu USD, khiến cả thế giới biết tên anh. Kinh đô điện ảnh Hollywood rúng động, ngay lập tức hãng Warner Bros đã tìm đến và mời Lý Tiểu Long cộng tác. Anh rất phấn khích trước lời mời này nên đã tạm gác lại bộ phim đang thực hiện là Tử vong du hí để bay sang Mỹ bàn bạc kế hoạch.

Long Tranh Hổ Đấu (Enter The Dragon) - 1973

Đầu năm 1973, Lý Tiểu Long thực hiện được mơ ước của mình là đảm nhận vai chính trong một bộ phim kinh phí lớn của Hollywood. Long tranh hổ đấu là sự hợp tác giữa Mỹ và Hong Kong, lấy bối cảnh ở châu Á, do Robert Clouse đạo diễn. Trong phim Lý là một gián điệp Anh quốc nhận nhiệm vụ sang Trung Quốc tham dự cuộc thi võ thuật quốc tế thường niên, để truy tìm Hàn - một tên trùm tội phạm khát máu.

Đây là bộ phim pha trộn võ thuật và những tình tiết hấp dẫn kiểu phim hành động 007. Bộ phim được đầu tư 800.000 USD với sự tham gia của rất nhiều ngôi sao võ thuật quốc tế. Đặc biệt trong phim này, Lý Tiểu Long đảm nhiệm thêm phần chỉ đạo võ thuật. Với khả năng làm việc không mệt mỏi trong nhiều vai trò, có thể nói Long tranh hổ đấu chính là bộ phim anh đã bộc lộ trọn vẹn tài năng của mình.

Ấn tượng nhất trong phim này là cảnh tử chiến một chọi một giữa Lý và Hàn trong căn phòng treo đầy gương. Lý không vũ khí, trong khi Hàn có một bàn tay thép đầy móng vuốt sắc bén. Cảnh này cũng được xem là kinh điển trong lịch sử phim võ thuật.

Trong lúc khán giả hâm mộ trên khắp thế giới đang háo hức chờ xem cuộc “hôn nhân” đầu tiên của Lý Tiểu Long với Hollywood như thế nào, thì 3 tuần trước khi bộ phim chiếu ra mắt – ngày 20/07/1973, cả thế giới bàng hoàng trước hung tin: Lý Tiểu Long đột ngột qua đời!

Khi Long tranh hổ đấu công chiếu, sự thương tiếc của khán giả với ngôi sao yểu mệnh đã khiến bộ phim ăn khách cực kỳ trên thế giới. Với 3,3 triệu đô-la Hong Kong ở Hong Kong, 25 triệu ở Mỹ, và tổng cộng 90 triệu USD trên toàn thế giới, Long tranh hổ đấu trở thành bộ phim “hot” nhất trong các bộ phim của Lý Tiểu Long.

Tử Vong Du Hí (Game Of Death) - 1978

Sau khi Lý Tiểu Long đột ngột qua đời, anh để lại bộ phim dang dở Tử vong du hí chỉ mới quay được 40 phút. Năm 1978, trước cơn sốt Lý Tiểu Long vẫn chưa hạ nhiệt trên khắp châu Á và thế giới, các nhà sản xuất quyết định quay tiếp bộ phim này. Họ kết hợp những cảnh Lý Tiểu Long đã quay, rồi chọn cao thủ taekwondo Hàn Quốc Kim Tai Chung, tên tiếng Hoa là Đường Long - có nhân dạng khá giống Lý Tiểu Long - để đóng thế anh trong những cảnh còn lại. Với chiêu bài quảng cáo “Bộ phim cuối cùng của Lý Tiểu Long”, khán giả ào ào mua vé vào xem những hình ảnh cuối cùng của thần tượng!

Tuy chỉ góp mặt có 40 phút trong Tử vong du hí, nhưng Lý Tiểu Long đã kịp để lại cho đời trọn vẹn một trường đoạn bất hủ. Đó là cuộc tỷ thí giữa Lý Tiểu Long với Kareem Abdul-Jabbar - một ngôi sao bóng rổ cao trên 2m - lừng lững như một ngọn tháp (ngoài đời Kareem chính là học trò của anh).

Lý Tiểu Long là một trong số ít ngôi sao hiếm hoi có sự nghiệp rất ngắn ngủi nhưng để lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của điện ảnh. Chỉ đóng 4 phim “rưỡi” trong vòng 3 năm trước khi đột ngột qua đời, tên tuổi của Lý Tiểu Long đã kịp sánh ngang với những huyền thoại bạc mệnh vĩ đại nhất của điện ảnh thế giới như James Dean và Marilyn Monroe.

Theo TTVH​
 

lequangtuan1710

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

=D> Bạn nói thế là hơi quá rồi. Mọi người khác nói cũng không đúng lắm, theo một số người trong làng võ học (không phải phái Vịnh Xuân) thì như sau:
- Lý Tiểu Long có biệt danh (hoặc tên gọi vang danh thời đó) là LÝ TAM CƯỚC, Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate.
- Ở Việt Nam khi đó có Lý Huỳnh, Lý Huỳnh nổi tiếng với biệt danh là LÝ THẬP CƯỚC (hoặc Liên hoàn bát cước - Tung người đá 8 cước trên không), Lý Huỳnh có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.
Ông cũng từng thách đấu với LÝ TIỂU LONG, qua biểu diễn với báo chí, Lý Tiểu Long biết tiếng và từng xem Lý Huỳnh thi đấu.
- Theo phân tích của Lý Huỳnh: Điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm “bốc”, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ knock-outVề cơ bản, khi đó Lý Tiểu Long đang có vị thế và tầm ảnh hưởng vang danh (có thể coi là sự kiện, cơn sốt) trong làng võ học thế giới và điện ảnh nói chung. và mọi người khi đó cũng hiểu rằng: VỊNH XUÂN QUYỀN cơ bản ra đòn rất nhanh và vô hiệu hóa thế tấn công của đổi thủ rất gọn.
Đôi lời chia sẻ, các bác đừng "chém gió" em nhé, có gì gặp cụ Lý Huỳnh, cụ vẫn còn sống thì phải.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuan-HD

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Bác có nổ quá ko ạ? Đến như Lý Tử Long cũng chỉ dám nhận danh hiệu Lý 3 cước vậy mà ông Lý Huỳnh còi cũng dám nhận là Lý 10 cước thì em chịu roài. Nổ hơn bom nguyên tử các bác nhể. Cái này gọi là "Thấy voi, chuột chù cũng đú'' :-q
 

lequangtuan1710

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Chú mày đã không biết đừng có phát biểu linh tinh. Lên từ điển bách khoa toàn thư điện tử vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Hu%E1%BB%B3nh.
Lên Google mà search trước khi phát biểu.
Từ khóa nè: Lý Huỳnh đã từng thách đấu với Lý Tiểu Long =;
 

babebabe

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Một ông Tam cước: đá ba phát là... chết
Một ông Thập cước: đá liên hoàn tám(????) cước trên không biểu diễn
Mà đã oánh nhau thật đâu mà các bác cứ đòi cho kết quả thế ạ :))
 

tuan-HD

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Tui cũng vừa thách đấu Jacky Chun nè B-)
 

tuan-HD

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Một ông Tam cước: đá ba phát là... chết
Một ông Thập cước: đá liên hoàn tám(????) cước trên không biểu diễn
Mà đã oánh nhau thật đâu mà các bác cứ đòi cho kết quả thế ạ :))

Lý thập cước sao đá có 8 cước bác? Còn 2 cước chưa kịp đá thì bị tụt quần hử bác =;
 

deepblue2

Active Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

=D> Bạn nói thế là hơi quá rồi. Mọi người khác nói cũng không đúng lắm, theo một số người trong làng võ học (không phải phái Vịnh Xuân) thì như sau:
- Lý Tiểu Long có biệt danh (hoặc tên gọi vang danh thời đó) là LÝ TAM CƯỚC, Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate.
- Ở Việt Nam khi đó có Lý Huỳnh, Lý Huỳnh nổi tiếng với biệt danh là LÝ THẬP CƯỚC (hoặc Liên hoàn bát cước - Tung người đá 8 cước trên không), Lý Huỳnh có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.
Ông cũng từng thách đấu với LÝ TIỂU LONG, qua biểu diễn với báo chí, Lý Tiểu Long biết tiếng và từng xem Lý Huỳnh thi đấu.
- Theo phân tích của Lý Huỳnh: Điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm “bốc”, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ knock-outVề cơ bản, khi đó Lý Tiểu Long đang có vị thế và tầm ảnh hưởng vang danh (có thể coi là sự kiện, cơn sốt) trong làng võ học thế giới và điện ảnh nói chung. và mọi người khi đó cũng hiểu rằng: VỊNH XUÂN QUYỀN cơ bản ra đòn rất nhanh và vô hiệu hóa thế tấn công của đổi thủ rất gọn.
Đôi lời chia sẻ, các bác đừng "chém gió" em nhé, có gì gặp cụ Lý Huỳnh, cụ vẫn còn sống thì phải.

Hihi... Cụ Lý Huỳnh sẽ thắng nếu 2 người đấu võ bằng mồm....
 

babebabe

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Lý thập cước sao đá có 8 cước bác? Còn 2 cước chưa kịp đá thì bị tụt quần hử bác =;
Tớ chép lại của lyquangtuan mà?
Ở Việt Nam khi đó có Lý Huỳnh, Lý Huỳnh nổi tiếng với biệt danh là LÝ THẬP CƯỚC (hoặc Liên hoàn bát cước - Tung người đá 8 cước trên không), Lý Huỳnh có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái.
Riêng cái đoạn tả về "võ" của bác Lý Huỳnh, hình như là phét, chứ ví dụ đòn tay của Boxing thì phải di chuyển theo lối của Boxing, chứ không thì mất trọng tâm ngã lăn quay ah
 
Lý Tiểu Long và những kiệt tác để đời

“Chỉ với tay không, đôi chân và những động tác kỳ ảo, Lý Tiểu Long đã biến con người nhỏ bé của anh trở nên vĩ đại” (Tạp chí Time).

Sang Mỹ lập nghiệp từ năm 15 tuổi, Lý Tiểu Long sớm nổi tiếng với tư cách là một bậc thầy về võ thuật. Anh được mời đóng vai Kato trong loạt phim truyền hình Mỹ The Green Hornet (Thanh Phong Hiệp). Song danh tiếng nhỏ nhoi ấy vẫn chưa đủ mang lại ấm no cho anh, Lý Tiểu Long và gia đình vẫn luôn phải sống trong chật vật thiếu thốn.

Ở Hollywood, một diễn viên gốc Hoa như Lý Tiểu Long không thể nổi tiếng và có thể mãi mãi sẽ là như vậy, cho đến một ngày đầu năm 1971, ông Trâu Văn Hoài - tổng giám đốc của hãng phim Gia Hòa (Golden Harvest) ở Hong Kong - cử đại diện sang Mỹ mời Lý Tiểu Long về để đảm nhận vai chính trong một phim của hãng. Lý do mời anh là loạt phim The Green Hornet rất được yêu thích ở Hongkong.

Đường Sơn Đại Huynh (The Big Boss) - 1971

Bộ phim này do đạo diễn nổi tiếng La Duy (Lo Wei) thực hiện tại Thái Lan chỉ với kinh phí ít ỏi là 400 ngàn đô la Hong Kong, trong đó thù lao của Lý Tiểu Long là 15 ngàn USD. Trong phim này anh thủ vai Trương Triều Anh, một chàng trai Hong Kong giỏi võ, sang Thái Lan để tìm việc làm. Tại một xưởng sản xuất nước đá. Anh và các công nhân đã phát hiện ông chủ buôn lậu và vận chuyển ma túy.
Hong Kong lúc ấy đã là một cường quốc về phim võ thuật, nhưng chính họ cũng kinh ngạc trước những gì được thấy trong Đường Sơn đại huynh. Những cảnh đấm đá thật sự bằng hàng loạt những động tác liên hoàn mạnh mẽ dứt khoát, kèm theo những tiếng thét áp đảo đối thủ của một thần tượng võ thuật mới. Đặc biệt lần đầu tiên khán giả được chứng kiến thật sự trên màn ảnh những cú “tam cước” trứ danh của Lý Tiểu Long, mà trước nay chỉ được nói đến trên sách báo. Cũng từ Đường Sơn đại huynh, các fan yêu mến đã đặt cho anh biệt hiệu Lý Tam Cước!



Đường Sơn đại huynh đã phá kỷ lục doanh thu tại Hong Kong với 3,2 triệu đô la Hongkong, thổi bùng một “cơn bão vé” trên khắp châu Á. Chỉ sau một đêm, Lý Tiểu Long trở thành cái tên có giá trị nhất, đẩy các ngôi sao võ thuật hàng đầu của điện ảnh Hong Kong lúc ấy như Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Quang Thái… xuống hàng thứ hai!

Tinh Võ Môn (Fist Of Fury) - 1972

Thành công quá sức tưởng tượng của Đường Sơn đại huynh với ngôi sao mới Lý Tiểu Long, năm 1972, ông Trâu Văn Hoài thực hiện cấp tốc một bộ phim nữa với anh đóng vai chính, có tựa đề Tinh võ môn, cũng do đạo diễn La Duy thực hiện.

Tinh Võ Môn dựa theo câu chuyện có thật về một võ đường tại Trung Quốc, trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Lý Tiểu Long thủ vai Trần Chân, đệ tử ưu tú nhất của võ đường, quyết định tự mình đột nhập vào sào huyệt của các võ sư Nhật, để rửa thù cho sư phụ và rửa nhục cho Tinh võ môn.

Cuối phim người xem được chứng kiến một bữa tiệc võ thuật đã mắt, mà đỉnh cao là trận tử chiến giữa Trần Chân với Petrov - một võ sư nước ngoài do người Nhật thuê. Thủ vai này là võ sư Robert Baker - ngoài đời là đệ tử của Lý Tiểu Long.

Theo ý kiến của nhiều fan hâm mộ thì Tinh võ môn là bộ phim hay nhất trong sự nghiệp của Lý Tiểu Long. Đây cũng là bộ phim thúc đẩy lòng tự hào dân tộc của Hoa kiều trên thế giới, qua lời thoại bất hủ của Trần Chân: “Người Trung Quốc chúng tao không hề yếu đuối!” (Người Nhật trong phim này gọi người Trung Quốc là Đông Á bệnh phu). Với Tinh võ môn, Lý Tiểu Long đã được tôn vinh là “Người hùng Trung Hoa”.

Tinh võ môn đã đẩy sự hưng phấn của khán giả lên đến cực điểm, với món vũ khí lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh: Chiếc côn nhị khúc. Có thể nói Lý Tiểu Long là người đã thổi hồn và đưa thứ vũ khí rất khó sử dụng này lên ngôi. Cho đến bây giờ, dù đã xuất hiện đủ loại vũ khí lạ mắt trên màn ảnh, nhưng chiếc côn nhị khúc trong tay Lý Tiểu Long vẫn là ấn tượng hấp dẫn và đẹp mắt nhất. Sau phim này, các hãng đồ chơi vớ bở khi mặt hàng bán chạy nhất lúc đó là những chiếc côn nhị khúc… bằng nhựa!

Tuy không được tuyên truyền quảng cáo rầm rộ, nhưng chỉ với cái tên Lý Tiểu Long, doanh thu của bộ phim vẫn lên tới 4,4 triệu đô la Hong Kong, được khán giả và giới phê bình khen ngợi hết lời. Tinh võ môn đã đoạt giải Kim Mã năm đó, và mới đây đã được bình chọn vào danh sách “10 tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hong Kong”.

Mãnh Long Quá Giang (The Way Of The Dragon ) - 1972

Thành công của Tinh Võ Môn đã giúp Lý Tiểu Long thực hiện một quyết định quan trọng: Bỏ vốn cùng với nhà sản xuất Trâu Văn Hoài để thành lập hãng phim Hiệp Hòa. Và bộ phim trình làng của hãng mang tên Mãnh Long Quá Giang.

Ngoài việc thủ vai chính, lần đầu tiên Lý Tiểu Long thử sức trong vai trò đạo diễn với kịch bản do chính anh viết. Với mong muốn tiến vào thị trường Hollywood, anh mời 2 võ sư tên tuổi của Mỹ là Chuck Norris và Robert Wall cùng tham gia trong phim. Không chỉ có thế, để tạo sức hấp dẫn và mới lạ, Lý Tiểu Long đã không ngại tốn kém, kéo cả đoàn phim sang Roma để quay ngoại cảnh.

Trong phim anh đóng vai Trung Long, đến tận nước Ý xa xôi để giúp đỡ một người bạn đang mở quán ăn. Tại đây anh đã chặn đứng âm mưu muốn thôn tính tất cả các quán ăn của một ông trùm. Cảnh quyết đấu cuối cùng giữa 2 cao thủ Lý Tiểu Long với Chuck Norris - 7 lần vô địch Karate thế giới, lần đầu tiên đóng phim - tại đấu trường La Mã cổ đại Colosseum gây ấn tượng nhất đối với người xem. Khán giả chưa bao giờ được xem một cặp đấu võ thuật đỉnh cao như vậy trước đây. Cảnh này giờ đã trở thành một khoảnh khắc kinh điển trong lịch sử phim hành động võ thuật.

Với kinh phí 1,3 triệu đô-la Hong Kong, Mãnh Long Quá Giang đại thắng ở quê nhà với hơn 5,3 triệu đô la Hong Kong, doanh thu toàn cầu là 85 triệu USD, khiến cả thế giới biết tên anh. Kinh đô điện ảnh Hollywood rúng động, ngay lập tức hãng Warner Bros đã tìm đến và mời Lý Tiểu Long cộng tác. Anh rất phấn khích trước lời mời này nên đã tạm gác lại bộ phim đang thực hiện là Tử vong du hí để bay sang Mỹ bàn bạc kế hoạch.

Long Tranh Hổ Đấu (Enter The Dragon) - 1973

Đầu năm 1973, Lý Tiểu Long thực hiện được mơ ước của mình là đảm nhận vai chính trong một bộ phim kinh phí lớn của Hollywood. Long tranh hổ đấu là sự hợp tác giữa Mỹ và Hong Kong, lấy bối cảnh ở châu Á, do Robert Clouse đạo diễn. Trong phim Lý là một gián điệp Anh quốc nhận nhiệm vụ sang Trung Quốc tham dự cuộc thi võ thuật quốc tế thường niên, để truy tìm Hàn - một tên trùm tội phạm khát máu.

Đây là bộ phim pha trộn võ thuật và những tình tiết hấp dẫn kiểu phim hành động 007. Bộ phim được đầu tư 800.000 USD với sự tham gia của rất nhiều ngôi sao võ thuật quốc tế. Đặc biệt trong phim này, Lý Tiểu Long đảm nhiệm thêm phần chỉ đạo võ thuật. Với khả năng làm việc không mệt mỏi trong nhiều vai trò, có thể nói Long tranh hổ đấu chính là bộ phim anh đã bộc lộ trọn vẹn tài năng của mình.

Ấn tượng nhất trong phim này là cảnh tử chiến một chọi một giữa Lý và Hàn trong căn phòng treo đầy gương. Lý không vũ khí, trong khi Hàn có một bàn tay thép đầy móng vuốt sắc bén. Cảnh này cũng được xem là kinh điển trong lịch sử phim võ thuật.

Trong lúc khán giả hâm mộ trên khắp thế giới đang háo hức chờ xem cuộc “hôn nhân” đầu tiên của Lý Tiểu Long với Hollywood như thế nào, thì 3 tuần trước khi bộ phim chiếu ra mắt – ngày 20/07/1973, cả thế giới bàng hoàng trước hung tin: Lý Tiểu Long đột ngột qua đời!

Khi Long tranh hổ đấu công chiếu, sự thương tiếc của khán giả với ngôi sao yểu mệnh đã khiến bộ phim ăn khách cực kỳ trên thế giới. Với 3,3 triệu đô-la Hong Kong ở Hong Kong, 25 triệu ở Mỹ, và tổng cộng 90 triệu USD trên toàn thế giới, Long tranh hổ đấu trở thành bộ phim “hot” nhất trong các bộ phim của Lý Tiểu Long.

Tử Vong Du Hí (Game Of Death) - 1978

Sau khi Lý Tiểu Long đột ngột qua đời, anh để lại bộ phim dang dở Tử vong du hí chỉ mới quay được 40 phút. Năm 1978, trước cơn sốt Lý Tiểu Long vẫn chưa hạ nhiệt trên khắp châu Á và thế giới, các nhà sản xuất quyết định quay tiếp bộ phim này. Họ kết hợp những cảnh Lý Tiểu Long đã quay, rồi chọn cao thủ taekwondo Hàn Quốc Kim Tai Chung, tên tiếng Hoa là Đường Long - có nhân dạng khá giống Lý Tiểu Long - để đóng thế anh trong những cảnh còn lại. Với chiêu bài quảng cáo “Bộ phim cuối cùng của Lý Tiểu Long”, khán giả ào ào mua vé vào xem những hình ảnh cuối cùng của thần tượng!

Tuy chỉ góp mặt có 40 phút trong Tử vong du hí, nhưng Lý Tiểu Long đã kịp để lại cho đời trọn vẹn một trường đoạn bất hủ. Đó là cuộc tỷ thí giữa Lý Tiểu Long với Kareem Abdul-Jabbar - một ngôi sao bóng rổ cao trên 2m - lừng lững như một ngọn tháp (ngoài đời Kareem chính là học trò của anh).

Lý Tiểu Long là một trong số ít ngôi sao hiếm hoi có sự nghiệp rất ngắn ngủi nhưng để lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của điện ảnh. Chỉ đóng 4 phim “rưỡi” trong vòng 3 năm trước khi đột ngột qua đời, tên tuổi của Lý Tiểu Long đã kịp sánh ngang với những huyền thoại bạc mệnh vĩ đại nhất của điện ảnh thế giới như James Dean và Marilyn Monroe
nguồn: http://www.tintuconline.com.vn/vn/sankhaudienanh/471148/index.html
 

lequangtuan1710

New Member
Ðề: Thắc mắc về cuộc đời, sự nghiệp của Lý Tiểu Long

Lý Huỳnh từng thách đấu Lý Tiểu Long
Nằm trong nhóm Tứ tú (bốn ngôi sao) trên bầu trời võ thuật miền nam trước 1975, Lý Huỳnh từng “làm mưa làm gió” trên sàn đài quyền Anh và võ tự do. Rời sàn đấu đã lâu, nhưng chỉ cần nhắc lại chuyện võ đài năm xưa, con người ông dường như “sôi” lên, như đang sống lại những năm tháng vinh quang nơi đấu trường.
Tay đấm một thời vang bóng
Cậu bé Lý Kim Tuyền chào đời tại tỉnh Vĩnh Long, vùng đất sông nước mênh mông, chất chứa hào khí Nam bộ. Có cha là một võ sư nổi tiếng, lên sáu tuổi cậu đã được dạy những miếng võ vỡ lòng. Thế rồi tình yêu và lòng đam mê võ thuật không biết từ lúc nào “nhiễm” sâu vào trong máu. Năm 12 tuổi, cậu bái sư thầy Hai Yến, một võ sư nổi tiếng vùng Chợ Lớn, theo học võ dân tộc, thời ấy hay gọi nôm na là võ ta. 3 năm miệt mài tập luyện, cậu đã tiến một bước dài trên con đường võ học. Võ dân tộc có lối công thủ kín kẽ, bộ ngựa (tấn) linh động nhưng câu thúc, gò bó.

Là người có tố chất mạnh mẽ, tinh thần phóng khoáng, cậu bé chưa bước qua tuổi thiếu niên muốn tìm học một môn võ phù hợp với thể tạng của mình hơn. Cơ may cậu được gặp võ sư Huỳnh Tiền, một tên tuổi lẫy lừng trong làng đấm quyền Anh và quyền tự do. Tìm được đúng thầy và đúng môn võ mình ưa thích, cậu hầu như có thể phát huy hết sở trường và biết hạn chế sở đoản. Từ đây võ danh Lý Huỳnh bắt đầu tỏa sáng. Ông nhớ lại: “Người thầy thứ ba tôi theo học là võ sư Thiếu Lâm người Trung Quốc tên Huỳnh Đạt Vân. Ba người thầy với ba dòng võ đã hun đúc nên một “phong cách” riêng của Lý Huỳnh. Tôi luôn biết ơn những người thầy đã hết lòng chỉ dạy tôi từ những ngày chập chững vào nghề”.

Năm 17 tuổi, Lý Huỳnh chính thức bước lên võ đài (1958). Trận so găng đầu tiên ông đụng ngay với võ sĩ Léote Francoise, vô địch quyền Anh quân đội Pháp. Đối diện với một võ sĩ dày dạn kinh nghiệm, phút đầu Lý Huỳnh cũng hơi chợn. Nhưng sẵn có sức trẻ cộng với máu gan lỳ, qua hiệp đầu ông đã hoàn toàn làm chủ trận đấu. Bằng cú nhứ đòn tay trái, đòn tay phải đánh thẳng kèm theo động tác xoay hông và lắc vai, cú đấm có sức công phá như quả tạc đạn. Trước lối công đòn dữ dội, đối thủ bị dồn về phía dây đài và cuối cùng thúc thủ.

Đây có thể nói là một phần thưởng quá lớn cho một võ sĩ mới ra lò. Báo chí thời ấy không tiếc lời ca ngợi và biệt danh “con báo đen” lan nhanh trong làng võ. “Báo đen” Lý Huỳnh lần lượt đánh bại các đối thủ sừng sỏ như Mạch Trung Phương (1964) từng vô địch miền Trung, Anh Thạch cựu vô địch miền Bắc (vô Nam 1954). Thủ hòa với võ sĩ Văn Đại đương kim vô địch quyền Anh… Ông đã có 12 trận thượng đài và thắng tuyệt đối, được xưng tụng là võ sĩ “bách chiến, bách thắng”. Tên tuổi của ông nổi danh đến độ nhiều võ sĩ taekwondo mang đẳng cấp 1-2 đẳng xin thọ giáo. Có nhiều người thành danh như võ sĩ Lý Huỳnh Yến, Lý Ngọc Long, Lý Xích Long, Lý Tiểu Muội.
Lời thách đấu gây chấn động võ lâm







Năm 1970, võ sư Hàn Anh Kiệt từng đóng vai đấu võ với Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn Đại Huynh qua miền Nam đến một số võ đường tìm người thích hợp để mời vào vai diễn võ thuật. Lý Huỳnh lúc ấy có tướng mạo khá “ngầu”, khi thi triển các đường quyền cước mạnh mẽ như cuồng phong lại hết sức đẹp mắt. Thật không thể tìm ai hơn để vào vai trong phim Long Hổ Sát Đấu. Đó là nhân vật Vũ Hùng, sư huynh của một võ phái, vì danh dự phải chấp nhận đấu với các sĩ quan Nhật và phải thắng. Đạo diễn yêu cầu Lý Huỳnh đá liên hoàn bát cước và ông thực hiện hết sức ngoạn mục.

Đoàn làm phim vỗ tay rào rào, và trước đông đảo giới báo chí, ông Hàn Anh Kiệt hỏi thẳng: Nếu gặp nhau ngoài đời anh có dám đấu với Lý Tiểu Long không? Lý Huỳnh đang ở độ tuổi sung mãn, được mệnh danh là tay đấm bất khả chiến bại, nên cũng không khách sáo: “Tôi sẵn sàng thách đấu với Lý Tiểu Long”. Báo chí miền Nam và Hồng Kông đồng loạt giật tít ngay trang nhất làm giới võ lâm như lên cơn sốt.

Mọi người chờ đợi một cuộc thư hùng giữa hai cao thủ cùng mang họ Lý, đại diện cho hai nền võ thuật để phân tài cao hạ. Nhưng điều mong muốn ấy đã không bao giờ xảy ra!

Lời thách đấu ấy có phải là bốc đồng hay như ngày nay người ta vẫn gọi là một chiêu PR để đánh bóng tên tuổi hay không? Hoàn toàn không. Võ sư Lý Huỳnh ngày nay sắp bước vào tuổi thất thập nhưng vẫn còn phong độ lắm. Ông vừa hoàn thành bộ phim tâm huyết Tây Sơn Hào Kiệt, đang làm hậu kỳ và sẽ phát hành vào dịp 30.4.2010. Là con nhà võ, ông không câu nệ và sẵn sàng biểu diễn đấu pháp để minh họa cho lý lẽ của mình. Lý Huỳnh phân tích: “Có thể nói Lý Tiểu Long là một thiên tài võ thuật của điện ảnh, có lồng ghép võ công thật và biểu diễn cùng kỹ xảo.

Còn tôi là một con nhà võ đã qua thử lửa đến độ không còn biết sợ trước bất cứ đối thủ nào. Thử tưởng tượng khi còn trẻ tôi có thể đấu liên tục 15 hiệp, mỗi ngày đều tập dợt bao cát, chạy bộ và tập đối luyện, sức chịu đựng thật kinh khủng. Nói thật muốn đánh bại tôi không dễ chút nào”. Nếu Lý Tiểu Long có bước chân nhún nhảy theo đấu pháp quyền Anh, bộ tay Vịnh Xuân và đòn cước karate, thì ngược lại Lý Huỳnh có đòn tay quyền Anh, đòn đá taekwondo, chỏ gối của võ tự do và bộ pháp di chuyển theo Thiếu Lâm nam phái. Điểm yếu của Lý Tiểu Long theo Lý Huỳnh phân tích là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm “bốc”, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ knock-out. Với mặt mạnh và yếu của mỗi bên, nếu thật sự so tài thì thật là “bên tám lạng, người nửa cân” chưa biết ai thắng ai!

Bén duyên cùng điện ảnh

Cuộc đời nhiều khi “nghề chọn người” để từ võ sĩ của ngày hôm nào, ngày nay có một nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh. Từ chuyện gần như tình cờ vào vai phim Long Hổ Sát Đấu, thấy ngon ăn ông đóng luôn một lèo 7 phim (trước 1975) như Báu Kiếm Rửa Hận Thù, Hải Vụ 709, Quái Nữ Việt Quyền Đạo… Sau ngày giải phóng tưởng đâu sẽ phải “rửa tay gác kiếm”, nhưng cũng thật bất ngờ khi được mời vào vai phản diện (đại tá Hoàng) trong phim Cô Nhíp, (đại úy Long) trong phim Mùa gió chướng…

Vậy là con đường đến với điện ảnh như mở rộng cửa, đến nay ông đã tham gia 52 bộ phim, trong đó gia đình ông sản xuất 31 phim, hợp tác với nước ngoài (Hồng Kông, Đài Loan, Úc) 5 phim. Một con số có thể nói là kỷ lục. Lý Huỳnh nói ông rất tâm đắc với nhân vật Hai Lúa trong phim Vùng gió xoáy. Đó là nhân vật mang đậm cá tính người nông dân Nam bộ, đã trở thành giai thoại. Quán Hai Lúa cũng có mặt khắp Sài Gòn, Tây Nguyên và ngay cả bên Mỹ.

“Người nghệ sĩ vào một vai để đời như vậy là thấy hạnh phúc lắm rồi”, ông bộc bạch. Có thể nói cuộc đời của võ sư - nghệ sĩ Lý Huỳnh cũng giống như nhân vật “Hai Lúa” không ngần ngại khi dấn thân trên con đường khai phá đưa võ thuật vào phim ảnh giải trí. Dù có những đánh giá khác nhau, nhưng “Hai Lúa” Lý Huỳnh đã đi một bước dài, bỏ lại phía sau bao vị “hàn lâm” thường rất giỏi chê bai và phê phán.

(nguồn: phapluattp.vn/2009122901013204p1020c1089/ly-huynh-tung-thach-dau-ly-tieu-long.htm)
Tại chưa đủ bài viết nên không đưa link lên được. Copy dòng chữ đỏ rồi paste trên trình duyệt internet nhé các bố! Việt báo và các trang khác cũng đầy
 
Bên trên