songoku9x
Well-Known Member
Với những ai thường hay di chuyển và sử dụng máy tính xách tay hoặc ổ cứng di động trong những môi trường làm việc khác nhau, cũng có thể là đi du lịch thì một vấn đề mà hầu như bất kỳ người dùng nào đều mắc phải khiến ổ cứng của mình xuất hiện những triệu chứng như hoạt động bất ổn định hay thậm chí dẫn đến hư hỏng và không thể sử dụng được nữa. Sẽ càng tồi tệ hơn khi toàn bộ dữ liệu của người dùng đã không cánh mà bay chỉ vì những hành động thiếu hiểu biết, đó chính là nhiệt độ. Nghe qua có thể hơi khó hiểu, thế nhưng việc thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong quá trình sử dụng sẽ tác động tiêu cực đến ổ cứng chứa những dữ liệu quý giá của người dùng bên trong, vậy nhiệt độ có tác động kinh khủng đến ổ cứng như thế nào?
Một ví dụ để minh họa cho vấn đề này, nhóm thử nghiệm đã tiến hành bỏ một ổ cứng vào trong ngăn đá tủ lạnh và để trong một khoảng thời gian dài, sau đó lấy ổ cứng ra và khởi động. Mặc dù chẳng người dùng nào điên tới mức đem chiếc ổ cứng của mình đi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh cả, thế nhưng đây cũng chính là một trong những biện pháp sửa chữa ổ cứng khi có sự cố hỏng hóc một cách kỳ quặc nhất nếu như người dùng chưa từng nghe qua. Cụ thể hơn, bên trong ổ cứng HDD đôi lúc các phần cơ học có thể bị gắn chặt hoặc mắc kẹt vào nhau, chính vì thế việc bỏ ổ cứng vào ngăn đá tủ lạnh sẽ tạo môi trường nhiệt độ thấp khiến một số bộ phận kim loại co lại và giải phóng những phần mắc kẹt. Tuy nhiên, việc làm này chỉ là “cứu cánh” cho dữ liệu của người dùng và tỷ lệ ổ cứng “hy sinh” là rất lớn.
[video=youtube;ad1uVAB5bNA]https://www.youtube.com/watch?v=ad1uVAB5bNA[/video]
Nguyên nhân trên là do bên trong ổ cứng xảy ra hiện tượng ngưng tụ khi nhiệt độ thay đổi từ lạnh sang ấm dần. Khi người dùng xem đoạn video bên trên được thực hiện bởi chuyên gia phục hồi dữ liệu có thể thấy rằng, bề mặt đĩa đã bị trầy xước rất nặng khi khởi động và điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu của người dùng “bốc hơi”.Vì vậy, nếu như người dùng đang ở trong môi trường bằng hoặc dưới 10 độ C (50 độ F) thì tốt nhất không nên khởi động ổ cứng vì như thế quá trình ngưng tụ sẽ xảy ra bên trong khiến nước tích tụ bên trong cũng như bề mặt đĩa sẽ bị trầy xước nặng nề gây hư hỏng ổ cứng mà mất dữ liệu. Bên dưới đây sẽ là những cột mốc nhiệt độ mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng ổ cứng trong những môi trường nhiệt độ khác nhau:

Có thể thấy rằng nhiệt độ thuộc mức nguy hiểm bắt đầu khi người dùng sử dụng máy tính trong môi trường dưới 10 độ C (50 độ F) và người dùng cần phải mất một khoảng thời gian dài để ổ cứng có thể thích nghi tốt lại với môi trường bình thường. Khoảng thời được tính toán ra được bởi trên thực tế, một ổ cứng dạng cơ HDD, phía trên của ổ cứng được thiết kế với những cửa hút đặc biệt nhằm đưa các luồng khí xung quanh vào. Những cửa hút này được thiết kế với khả năng chống bụi nhưng lại không thể chống được độ ẩm, vì thế quá trình ngưng tụ sẽ làm chậm quá trình bay hơi độ ẩm bên trong ổ cứng. Để giảm thời gian thích nghi cho ổ cứng, người dùng có thể sử dụng phương pháp gói ổ cứng bằng một chiếc túi plastic kín chống nước, hoặc người dùng cũng có thể sử dụng máy sấy sau khi lấy ổ cứng ra khỏi túi plastic bởi độ ẩm bên trong đã được thoát ra phần nào thông qua các cửa hút khí trước đó.

Như vậy, các chuyên gia phục hồi dữ liệu cho biết rằng:
- Một ổ cứng có nguy cơ hỏng hóc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa nóng và lạnh.
- Quá trình ngưng tụ xảy ra bên trong khi ổ cứng từ môi trường nhiệt độ lạnh sang ấm dần sẽ làm cho bề mặt đĩa bị trầy xước dẫn đến hư hỏng mà mất dữ liệu khi khởi động.
- Ổ cứng quá nóng cũng khiến bề mặt đĩa co giãn làm quá trình đọc/ghi dữ liệu trở nên lâu hơn, tạo sự ma sát lớn và gây ra hỏng hóc.
Theo: Howtogeek