Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Bốn mùa cứ lặng lẽ trôi, cũng như đời người cứ âm thầm chạm đến sinh lão bệnh tử, rồi lại tiếp tục xoay vần. Chữ “nghiệp” đôi khi nặng nề đeo bám, luân hồi cũng tàn nhẫn ngoay ngắc đau thương. Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân là một bức tranh trầm mặc tuyệt đẹp nhưng lại mờ ảo, thấp thoáng oán hờn. Nó khiến cho người xem chùng lòng xuống và run sợ trước sự bế tắc của nhân duyên, của chuyển kiếp luân hồi.
Lời tâm sự: bản thân mình Phật pháp hiểu chả được mấy, Đạo cũng chẳng biết nhiều, mỗi thứ tìm hiểu một chút, thành ra chả đến đầu đến đũa. Cũng vì vậy mà ít khi bình luận sâu vào những phim lấy Phật pháp để giảng như phim này. Bản thân mình cũng rất thích Kim Ki Duk, nhưng nếu nói yêu thích phim này thì không hẳn. Đạo diễn Kim được biết đến nhiều từ phim này, nhưng nó giống như một bước lùi, một sự thỏa hiệp khi muốn chiều lòng khán giả. Dù vậy, phim rất đáng xem, nhất là những người đang mon men đến con đường Phật, Đạo.
Nghiệp và luân hồi
Ai đọc tựa, xem phim xong, đều có thể nhận ra được cái ý chính của phim nói gì. Câu chuyện về việc tạo nghiệp, phải gánh lấy cái nghiệp đó suốt đời và nó như bất tán, luân hồi chuyển kiếp sang những thế hệ sau, sau nữa.
Đây là 2 khái niệm rất cơ bản trong Phật giáo, không có gì quá cao siêu và đạo diễn cũng phô bày hẳn ra ngoài, một cách dễ dàng, trần trụi nhất, để ai xem cũng nhận ra. Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân thể hiện một bước chuyển trong phong cách làm phim của Kim Ki Duk khi gần gủi với khán giả hơn, do vậy lại thành ra “chùn tay” hơn, đạo diễn sợ người xem không hiểu, nên cái gì cũng lôi ra, thể hiện ra cái ý mình muốn nói.
Bối cảnh phim là một thủy am, ở đó có một ngôi chùa nhỏ lơ lững giữa hồ. Có lẽ, đạo diễn Kim cũng rất ám ảnh với kiểu buồn mênh mang sông nước mây trời như thế này, khi trong phim trước đó là The Isle (2000) cũng có bối cảnh tương tự. Hẳn nhiên, dụng ý cho một bối cảnh như thế có thể ở sự mở mà đóng, ở một không gian có vẻ rộng rãi thênh thang nhưng lại khép chặt với thế giới bên ngoài, một kiểu đối lập buồn bã và cô đơn. Và như thường lệ là nó đẹp, đẹp đến nao lòng.
Phim bắt đầu bằng mùa xuân, trong phim có sư già và sư trẻ (tạm gọi thế khi trẻ con và khi lớn lên), cùng sống trên ngôi chùa giữa hồ nước. Mọi chuyện bắt đầu khi sư trẻ con bộc phát tính ác của mình và tạo nghiệp, buộc đá vào con cá, con ếch và con rắn. Để từ đó cả đời phải trả giá cho nghiệp của mình tạo ra. Mùa hè là đâm chồi nơi nghiệp tán phát, mùa thu là héo úa (trả giá cho nghiệp của mình), mùa đông là tàn phai (ăn năn hối lỗi để hóa giải nghiệp chướng).
Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là như vậy. Phim thể hiện một vòng tròn lặp lại, hư vô không điểm đầu và điểm cuối. Mọi thứ luân hồi liên tục. Ta sẽ suy nghĩ ngay tại sao sư già lại lẳng lặng để cho sư trẻ làm mọi chuyện như thế, tại sao sư già lại biết trước những đớn đau, phải chăng, chính ông cũng là một phần của vòng luân hồi ấy. Trước sư già, liệu có những sư khác đã ở đó hay không, đạo diễn không nói nhưng người xem tự ngẫm. Và sau sư già đã có sư trẻ tiếp tục con đường và sau sư trẻ lại có một sư khác lặp lại.
Điều đó nói lên rằng cái nghiệp tạo ra (từ đâu không ai rõ) nó không chấm dứt, nó chuyển từ kiếp người này sang kiếp người khác, cứ liên miên bất tận. Cái thủy am kia giống như là nơi nuôi dưỡng cái nghiệp, cái sự độc ác kia. Ngay cả tượng phật phổ độ từ trên cao xuống cũng không thể làm suy giảm. Trong phim cũng không ít lần xuất hiện cảnh phật nhìn thủy am từ trên cao xuống. Cũng như ở mùa đông, sư trẻ (lúc này đã già) đã đem thêm một tượng phật lên cao hơn, một tầm nhìn rộng hơn, hòng phủ chiếu xuống cái thủy am kia phật tính cao thâm, nhưng dường như không hiệu quả khi cái ác xuất hiện cuối phim đã tăng cấp độ lên cao hơn.
Đến đây thì nó lại khiến người xem run sợ, bởi sự bất lực trong câu chuyện, sự khắc nghiệt của cái nghiệp đeo đuổi. Dù có chuyển bao nhiêu lần thì cái nghiệp vẫn còn đó, phật pháp chỉ hóa giải cái bề ngoài, còn cái gốc vẫn y nguyên. Điều này cũng thể hiện sự mâu thuẫn của đạo diễn, vừa muốn nói phật pháp có sức mạnh hóa giải lớn lao nhưng đồng thời thể hiện có thứ khó mà giải được, kể cả phật pháp.
Nhân chi sơ tính bản ác
Nếu như nghiệp và luân hồi chuyển kiếp là tư tưởng chủ đạo của phim thì ý đồ thể hiện, chứng minh “nhân chi sơ tính bản ác”. Ai cũng biết, đạo phật luôn hướng thiện nên luôn cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, trẻ sinh ra là thiện lương, cái ác nhập đến là do hoàn cảnh, do nhận thức sau này. Tuy nhiên, nói theo quan điểm triết học thì đã có thiện thì phải có ác, không thể khác được. Nếu sinh ra đã thiện thì chắc chắn cũng có thể sinh ra đã ác, đây chính là thứ đạo diễn muốn nói đến.
Tại sao một đứa bé lớn lên dưới lời kinh của phật pháp lại có thể làm chuyện sát sinh, vi phạm giới luật? Hẳn nhiên cách lý giải mà đạo diễn đưa ra là “nhân chi sơ tính bản ác”, đơn giản là cái ác nó có sẵn rồi, không có cách gì cưỡng lại được, đến lúc sẽ bộc phát. Vòng tròn khép lại ờ phần “lại Xuân”, khi mọi thứ đều được lặp lại, chuyện ác “nâng cấp” lên cao hơn, thay vì cột cục đá là đem đá nhét vô miệng.
Bát nhã ba la mật đa kinh
Bát nhã ba la mật đa kinh là kinh với trí huệ đưa người qua bờ bên kia. Hình ảnh kinh được khắc trên nền gỗ của ngôi chùa là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất phim. Đạo diễn bỏ công chăm chút cho đoạn này rất kỹ và cũng khá là cường điệu hóa để thể hiện ý tưởng của mình.
Khi sư trẻ phạm tội, quay trở về, sống trong thống khổ, sư già đã dùng bài kinh này để răn dạy, để cảm hóa, cứu rỗi linh hồn. Bát nhã ba la mật đa kinh hướng tới con đường tương hỗ với nhau, hãy đi con đường để trở thành Bồ Tát nhưng hãy chấp nhận là chẳng có Bồ Tát. Nó thâm sâu ở chỗ con đường trải qua để đạt được hạnh ngộ, để lĩnh hội, để ngộ ra, để buông bỏ. Hướng con người đến với sự hoàn hảo của Phật, nhưng lại không tôn sùng sự hoàn hảo, quan trọng trên hết là chữ ngộ, “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Như đã khen, cảnh này thể hiện rất đẹp, rất ám ảnh, nhưng lại thiếu đi cái thực tế và cường điệu hóa khi cho 2 viên cảnh sát cũng được cảm hóa bằng bộ kinh. Rồi dùng đuôi mèo để viết, tô màu xanh đỏ tím vàng. Quá lên gân, ngược hẳn với tư tưởng nhẹ nhàng nhưng uyên thâm của Bát nhã ba la mật đa kinh.
Những ẩn dụ
Nếu bình phim của Kim Ki Duk mà không nói đến những ẩn dụ thì hẳn là một thiếu sót. Trong phim tràn ngập những ẩn dụ có chủ đích của đạo diễn.
Nghiệp, chủ đạo là cái nghiệp do sư trẻ gây ra, nhưng nghiệp còn được tạo ra ở những người khác. Sư già, nhìn thấy sư trẻ buộc đá vào cá, nhưng không ngăn cản, tức là không ngăn cản chuyện sát sinh, ấy là đã tạo nghiệp. Người mẹ bỏ rơi đứa con mình, cũng là đã tạo nghiệp và ứng vào ngay cái hố băng do sư già tạo nên. Chi tiết này cũng thể hiện một sự rất lòng vòng, cái hố băng đó xuất hiện trước nhưng lại thành cái quả cho nghiệp của người mẹ, sự báo ứng.
Vách ngăn, có cửa mà không có vách ngăn nó như ẩn dụ về khả năng lĩnh hội của từng người, vách ngăn sẽ tự hiển hiện trong lòng, không cần có vách ngăn cũng tự biết đó là vách ngăn, chỉ đi qua cửa, không lao vào vách ngăn. Sư trẻ trong đêm đã vì xuân tình mà lao qua vách ngăn vô hình để đến với cô gái chứ không đi qua cửa, cũng chính là đã bước qua ranh giới đúng sai, bước vào tội lỗi.
Con rắn, trong phim có 3 con vật là cá, ếch và rắn. Trong đó thì rắn là đáng chú ý nhất, con rắn là con vật rất gần với Phật, khi Phật chết thì rắn và mèo là 2 loài không khóc. Rắn là loài mang ý nghĩa trung tính, vừa mang tính ác nhưng lại cũng mang tính thiện. Trong phim, sư già cũng là hiện thân của rắn, cũng vì vậy mà có hình ảnh lúc sư tự thiêu lại có con rắn bò ra, chui về chùa, đợi đến khi sư trẻ trở về mới bỏ đi siêu thoát. Sư già vừa mang tính thiện, vừa không phải vậy, không tốt cũng không xấu. Con rắn chính là hóa thân trong vòng luân hồi của nhà sư già nhưng nó thể hiện một ý niệm chưa trọn của nhà sư già còn để lại dương trần do lưu luyến một điều gì đó.
Con thuyền, con thuyền là hình ảnh xuyên suốt phim, là sợi dây kết nối giữa hai bờ sáng tối, thực ảo, đúng sai. Hình ảnh con thuyền khựng lại khi 2 anh cảnh sát dẫn sư trẻ đi, chỉ đến khi sư già chấp nhận mới đi tiếp được thể hiện sự luyến tiếc của sư già, và có cả hối hận khi không ngăn cản được cái nghiệp từ khi nó mới hình thành.
Đàn bà, hầu như trong phim nào của Kim Ki Duk, đàn bà luôn là đề tài được nhắc đến với một chút oán hận, người ta còn cho rằng đời của Kim cũng đau đớn vì đàn bà nhiều nên trong phim của ông cũng cay nghiệt như thế. Trong phim này, đàn bà được nhắc đến như là một cám dỗ, một tội lỗi, nó thể hiện qua lời sư già theo kiểu “mày cứ tin theo đàn bà đi, rồi đến lúc mày sẽ hiểu lòng dạ đàn bà như thế nào”. Hay như cảnh cho người mẹ chết trong hố băng như là một sự trừng phạt, có đôi chút hằn học.
Tượng phật, tượng Phật xuất hiện rất nhiều lần trong phim, trong đó có một bức tượng bằng băng ở mùa đông. Bức tượng đúc bằng băng và có “xá lợi” của sư già. Đây là một sự ẩn dụ khá hay về sự lạnh lẽo trong lòng sư già, nhưng mùa xuân đến lại tan biến đi hết.
Đôi cá và chiếc giày, cảnh sư trẻ và cô gái bắt đôi cá bỏ vào chiếc giày và ngồi ngắm nó là hình ảnh phản chiếu của chính đôi tình nhân. Bị bó buộc trong những kiềm tỏa chật chội, những lề lối đạo đức nhưng lý trí tình cảm lại thiêu đốt, thôi thúc muốn vượt ra ngoài.
Màu mè và hổng
Không phủ nhận rằng phim có cảnh quay rất gợi, rất hình tượng, rất dễ suy nghĩ. Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy lối thể hiện rất màu mè của Kim Ki Duk trong phim này. Đạo diễn muốn xây một căn nhà thật đẹp, đầy màu sắc nhưng lại chỉ tập trung tô vẽ cho nó mà thiếu chăm chút phần móng, để nó hổng từ cái cơ bản nhất.
Hãy nhắc đến cái nghiệp khởi phát, khi sư trẻ buộc đá vào con cá, ếch và rắn. Sư già đợi đến khuya mới lén cột cục đá vào lưng, hẳn nhiên đây là cách răn dạy nhưng lại làm quá lên không cần thiết. Đáng ra, sư già nên răn dạy ngay lúc đó, không phải đã giải nghiệp sao? Sao phải màu mè đợi đến tận hôm sau mới bắt nó đi, giống như thiên về trừng phạt hơn là giáo huấn.
Hay như chi tiết cô gái đến ngủ tại chùa, thực tế chuyện này khó có thể xảy ra và rất phi lý, tạo lỗ hổng trong câu chuyện. Chùa mà để gái xuân thì hơ hớ ăn mặn ngủ ngon nằm như mỡ trước miệng mèo như thế há chẳng phải là sắp đặt quá đáng cho tội lỗi xảy ra.
Sư già thuở xưa “không màng thế sự”, để con nghiệp khởi phát ở sư trẻ. Nhưng đến mùa thu lại quay ngoắt 180 độ khi ra tay giáo huấn bằng đòn roi, đáng ra, đã không màng thì nên để cho sư trẻ tự ngộ. Có chút gì đó sai sai trong tâm lý nhân vật nhưng cũng có thể là đạo diễn muốn chứng tỏ sự chuyển biến và hối hận của sư già.
Cảnh viết Bát nhã ba la mật đa kinh, cho 2 tay cảnh sát cầm súng bắn ầm ầm vào lon bia trên mặt nước, lại không thực tế vì cảnh sát không bao giờ dùng súng bắn vu vơ tiêu khiển kiểu vậy. Đành rằng nó là chi tiết để tạo bước ngoặc giác ngộ của 2 cảnh sát này nhưng nó hổng trong cách vận dụng tình tiết. Rồi dùng sơn màu khác nhau để tô lên bài kinh, nó không đúng với sự đơn giản, thanh tao của nhà Phật. Ngoài việc làm cho đẹp và sặc sỡ ra thì nó không mang nhiều ý nghĩa, cũng giống như hình ảnh dùng đuôi mèo viết chữ.
Rồi chi tiết sư trẻ (lúc về già), đeo hòn đá ôm tượng phật đi lên núi. Chắc có lẽ đạo diễn sợ khán giả không hiểu là sư trẻ đang sám hối nên mới tạo ra những hình ảnh màu mè cường điệu như vậy.
Tóm lại thì Kim Ki Duk đã tạo ra một thế giới ảo dựa trên thế giới thật và lắp ghép cái tình tiết đôi khi khiêng cưỡng để mang thông điệp của mình đến cho người xem. Người xem đôi khi phải chấp nhận chuyện này, và nó cũng làm giảm giá trị của bộ phim đi ít nhiều.
Kết
Dù hơi xa rời thực tế và cường điệu hóa tình tiết nhưng Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân lại mang tính thông điệp cao, gây xúc động mạnh cho người xem. Mỗi người có một ngộ tính riêng, nhưng trước hết hãy đi con đường gian khổ, lĩnh hội giác ngộ sẽ đến. Mỗi người có một nghiệp riêng, đã tạo nghiệp thì phải trả giá cho nghiệp mà mình tạo ra. Có những thứ vĩnh viễn bất tán, cuộc đời có cách giải quyết riêng, cái ác có lý lẽ riêng, tồn tại hay không tồn tại người khó có thể quyết được và Phập pháp đôi khi cũng không thể nhúng tay hóa giải.
Lời tâm sự: bản thân mình Phật pháp hiểu chả được mấy, Đạo cũng chẳng biết nhiều, mỗi thứ tìm hiểu một chút, thành ra chả đến đầu đến đũa. Cũng vì vậy mà ít khi bình luận sâu vào những phim lấy Phật pháp để giảng như phim này. Bản thân mình cũng rất thích Kim Ki Duk, nhưng nếu nói yêu thích phim này thì không hẳn. Đạo diễn Kim được biết đến nhiều từ phim này, nhưng nó giống như một bước lùi, một sự thỏa hiệp khi muốn chiều lòng khán giả. Dù vậy, phim rất đáng xem, nhất là những người đang mon men đến con đường Phật, Đạo.
Nghiệp và luân hồi
Ai đọc tựa, xem phim xong, đều có thể nhận ra được cái ý chính của phim nói gì. Câu chuyện về việc tạo nghiệp, phải gánh lấy cái nghiệp đó suốt đời và nó như bất tán, luân hồi chuyển kiếp sang những thế hệ sau, sau nữa.
Đây là 2 khái niệm rất cơ bản trong Phật giáo, không có gì quá cao siêu và đạo diễn cũng phô bày hẳn ra ngoài, một cách dễ dàng, trần trụi nhất, để ai xem cũng nhận ra. Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân thể hiện một bước chuyển trong phong cách làm phim của Kim Ki Duk khi gần gủi với khán giả hơn, do vậy lại thành ra “chùn tay” hơn, đạo diễn sợ người xem không hiểu, nên cái gì cũng lôi ra, thể hiện ra cái ý mình muốn nói.
Bối cảnh phim là một thủy am, ở đó có một ngôi chùa nhỏ lơ lững giữa hồ. Có lẽ, đạo diễn Kim cũng rất ám ảnh với kiểu buồn mênh mang sông nước mây trời như thế này, khi trong phim trước đó là The Isle (2000) cũng có bối cảnh tương tự. Hẳn nhiên, dụng ý cho một bối cảnh như thế có thể ở sự mở mà đóng, ở một không gian có vẻ rộng rãi thênh thang nhưng lại khép chặt với thế giới bên ngoài, một kiểu đối lập buồn bã và cô đơn. Và như thường lệ là nó đẹp, đẹp đến nao lòng.
Phim bắt đầu bằng mùa xuân, trong phim có sư già và sư trẻ (tạm gọi thế khi trẻ con và khi lớn lên), cùng sống trên ngôi chùa giữa hồ nước. Mọi chuyện bắt đầu khi sư trẻ con bộc phát tính ác của mình và tạo nghiệp, buộc đá vào con cá, con ếch và con rắn. Để từ đó cả đời phải trả giá cho nghiệp của mình tạo ra. Mùa hè là đâm chồi nơi nghiệp tán phát, mùa thu là héo úa (trả giá cho nghiệp của mình), mùa đông là tàn phai (ăn năn hối lỗi để hóa giải nghiệp chướng).
Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là như vậy. Phim thể hiện một vòng tròn lặp lại, hư vô không điểm đầu và điểm cuối. Mọi thứ luân hồi liên tục. Ta sẽ suy nghĩ ngay tại sao sư già lại lẳng lặng để cho sư trẻ làm mọi chuyện như thế, tại sao sư già lại biết trước những đớn đau, phải chăng, chính ông cũng là một phần của vòng luân hồi ấy. Trước sư già, liệu có những sư khác đã ở đó hay không, đạo diễn không nói nhưng người xem tự ngẫm. Và sau sư già đã có sư trẻ tiếp tục con đường và sau sư trẻ lại có một sư khác lặp lại.
Điều đó nói lên rằng cái nghiệp tạo ra (từ đâu không ai rõ) nó không chấm dứt, nó chuyển từ kiếp người này sang kiếp người khác, cứ liên miên bất tận. Cái thủy am kia giống như là nơi nuôi dưỡng cái nghiệp, cái sự độc ác kia. Ngay cả tượng phật phổ độ từ trên cao xuống cũng không thể làm suy giảm. Trong phim cũng không ít lần xuất hiện cảnh phật nhìn thủy am từ trên cao xuống. Cũng như ở mùa đông, sư trẻ (lúc này đã già) đã đem thêm một tượng phật lên cao hơn, một tầm nhìn rộng hơn, hòng phủ chiếu xuống cái thủy am kia phật tính cao thâm, nhưng dường như không hiệu quả khi cái ác xuất hiện cuối phim đã tăng cấp độ lên cao hơn.
Đến đây thì nó lại khiến người xem run sợ, bởi sự bất lực trong câu chuyện, sự khắc nghiệt của cái nghiệp đeo đuổi. Dù có chuyển bao nhiêu lần thì cái nghiệp vẫn còn đó, phật pháp chỉ hóa giải cái bề ngoài, còn cái gốc vẫn y nguyên. Điều này cũng thể hiện sự mâu thuẫn của đạo diễn, vừa muốn nói phật pháp có sức mạnh hóa giải lớn lao nhưng đồng thời thể hiện có thứ khó mà giải được, kể cả phật pháp.
Nhân chi sơ tính bản ác
Nếu như nghiệp và luân hồi chuyển kiếp là tư tưởng chủ đạo của phim thì ý đồ thể hiện, chứng minh “nhân chi sơ tính bản ác”. Ai cũng biết, đạo phật luôn hướng thiện nên luôn cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, trẻ sinh ra là thiện lương, cái ác nhập đến là do hoàn cảnh, do nhận thức sau này. Tuy nhiên, nói theo quan điểm triết học thì đã có thiện thì phải có ác, không thể khác được. Nếu sinh ra đã thiện thì chắc chắn cũng có thể sinh ra đã ác, đây chính là thứ đạo diễn muốn nói đến.
Tại sao một đứa bé lớn lên dưới lời kinh của phật pháp lại có thể làm chuyện sát sinh, vi phạm giới luật? Hẳn nhiên cách lý giải mà đạo diễn đưa ra là “nhân chi sơ tính bản ác”, đơn giản là cái ác nó có sẵn rồi, không có cách gì cưỡng lại được, đến lúc sẽ bộc phát. Vòng tròn khép lại ờ phần “lại Xuân”, khi mọi thứ đều được lặp lại, chuyện ác “nâng cấp” lên cao hơn, thay vì cột cục đá là đem đá nhét vô miệng.
Bát nhã ba la mật đa kinh
Bát nhã ba la mật đa kinh là kinh với trí huệ đưa người qua bờ bên kia. Hình ảnh kinh được khắc trên nền gỗ của ngôi chùa là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất phim. Đạo diễn bỏ công chăm chút cho đoạn này rất kỹ và cũng khá là cường điệu hóa để thể hiện ý tưởng của mình.
Khi sư trẻ phạm tội, quay trở về, sống trong thống khổ, sư già đã dùng bài kinh này để răn dạy, để cảm hóa, cứu rỗi linh hồn. Bát nhã ba la mật đa kinh hướng tới con đường tương hỗ với nhau, hãy đi con đường để trở thành Bồ Tát nhưng hãy chấp nhận là chẳng có Bồ Tát. Nó thâm sâu ở chỗ con đường trải qua để đạt được hạnh ngộ, để lĩnh hội, để ngộ ra, để buông bỏ. Hướng con người đến với sự hoàn hảo của Phật, nhưng lại không tôn sùng sự hoàn hảo, quan trọng trên hết là chữ ngộ, “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Như đã khen, cảnh này thể hiện rất đẹp, rất ám ảnh, nhưng lại thiếu đi cái thực tế và cường điệu hóa khi cho 2 viên cảnh sát cũng được cảm hóa bằng bộ kinh. Rồi dùng đuôi mèo để viết, tô màu xanh đỏ tím vàng. Quá lên gân, ngược hẳn với tư tưởng nhẹ nhàng nhưng uyên thâm của Bát nhã ba la mật đa kinh.
Những ẩn dụ
Nếu bình phim của Kim Ki Duk mà không nói đến những ẩn dụ thì hẳn là một thiếu sót. Trong phim tràn ngập những ẩn dụ có chủ đích của đạo diễn.
Nghiệp, chủ đạo là cái nghiệp do sư trẻ gây ra, nhưng nghiệp còn được tạo ra ở những người khác. Sư già, nhìn thấy sư trẻ buộc đá vào cá, nhưng không ngăn cản, tức là không ngăn cản chuyện sát sinh, ấy là đã tạo nghiệp. Người mẹ bỏ rơi đứa con mình, cũng là đã tạo nghiệp và ứng vào ngay cái hố băng do sư già tạo nên. Chi tiết này cũng thể hiện một sự rất lòng vòng, cái hố băng đó xuất hiện trước nhưng lại thành cái quả cho nghiệp của người mẹ, sự báo ứng.
Vách ngăn, có cửa mà không có vách ngăn nó như ẩn dụ về khả năng lĩnh hội của từng người, vách ngăn sẽ tự hiển hiện trong lòng, không cần có vách ngăn cũng tự biết đó là vách ngăn, chỉ đi qua cửa, không lao vào vách ngăn. Sư trẻ trong đêm đã vì xuân tình mà lao qua vách ngăn vô hình để đến với cô gái chứ không đi qua cửa, cũng chính là đã bước qua ranh giới đúng sai, bước vào tội lỗi.
Con rắn, trong phim có 3 con vật là cá, ếch và rắn. Trong đó thì rắn là đáng chú ý nhất, con rắn là con vật rất gần với Phật, khi Phật chết thì rắn và mèo là 2 loài không khóc. Rắn là loài mang ý nghĩa trung tính, vừa mang tính ác nhưng lại cũng mang tính thiện. Trong phim, sư già cũng là hiện thân của rắn, cũng vì vậy mà có hình ảnh lúc sư tự thiêu lại có con rắn bò ra, chui về chùa, đợi đến khi sư trẻ trở về mới bỏ đi siêu thoát. Sư già vừa mang tính thiện, vừa không phải vậy, không tốt cũng không xấu. Con rắn chính là hóa thân trong vòng luân hồi của nhà sư già nhưng nó thể hiện một ý niệm chưa trọn của nhà sư già còn để lại dương trần do lưu luyến một điều gì đó.
Con thuyền, con thuyền là hình ảnh xuyên suốt phim, là sợi dây kết nối giữa hai bờ sáng tối, thực ảo, đúng sai. Hình ảnh con thuyền khựng lại khi 2 anh cảnh sát dẫn sư trẻ đi, chỉ đến khi sư già chấp nhận mới đi tiếp được thể hiện sự luyến tiếc của sư già, và có cả hối hận khi không ngăn cản được cái nghiệp từ khi nó mới hình thành.
Đàn bà, hầu như trong phim nào của Kim Ki Duk, đàn bà luôn là đề tài được nhắc đến với một chút oán hận, người ta còn cho rằng đời của Kim cũng đau đớn vì đàn bà nhiều nên trong phim của ông cũng cay nghiệt như thế. Trong phim này, đàn bà được nhắc đến như là một cám dỗ, một tội lỗi, nó thể hiện qua lời sư già theo kiểu “mày cứ tin theo đàn bà đi, rồi đến lúc mày sẽ hiểu lòng dạ đàn bà như thế nào”. Hay như cảnh cho người mẹ chết trong hố băng như là một sự trừng phạt, có đôi chút hằn học.
Tượng phật, tượng Phật xuất hiện rất nhiều lần trong phim, trong đó có một bức tượng bằng băng ở mùa đông. Bức tượng đúc bằng băng và có “xá lợi” của sư già. Đây là một sự ẩn dụ khá hay về sự lạnh lẽo trong lòng sư già, nhưng mùa xuân đến lại tan biến đi hết.
Đôi cá và chiếc giày, cảnh sư trẻ và cô gái bắt đôi cá bỏ vào chiếc giày và ngồi ngắm nó là hình ảnh phản chiếu của chính đôi tình nhân. Bị bó buộc trong những kiềm tỏa chật chội, những lề lối đạo đức nhưng lý trí tình cảm lại thiêu đốt, thôi thúc muốn vượt ra ngoài.
Màu mè và hổng
Không phủ nhận rằng phim có cảnh quay rất gợi, rất hình tượng, rất dễ suy nghĩ. Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy lối thể hiện rất màu mè của Kim Ki Duk trong phim này. Đạo diễn muốn xây một căn nhà thật đẹp, đầy màu sắc nhưng lại chỉ tập trung tô vẽ cho nó mà thiếu chăm chút phần móng, để nó hổng từ cái cơ bản nhất.
Hãy nhắc đến cái nghiệp khởi phát, khi sư trẻ buộc đá vào con cá, ếch và rắn. Sư già đợi đến khuya mới lén cột cục đá vào lưng, hẳn nhiên đây là cách răn dạy nhưng lại làm quá lên không cần thiết. Đáng ra, sư già nên răn dạy ngay lúc đó, không phải đã giải nghiệp sao? Sao phải màu mè đợi đến tận hôm sau mới bắt nó đi, giống như thiên về trừng phạt hơn là giáo huấn.
Hay như chi tiết cô gái đến ngủ tại chùa, thực tế chuyện này khó có thể xảy ra và rất phi lý, tạo lỗ hổng trong câu chuyện. Chùa mà để gái xuân thì hơ hớ ăn mặn ngủ ngon nằm như mỡ trước miệng mèo như thế há chẳng phải là sắp đặt quá đáng cho tội lỗi xảy ra.
Sư già thuở xưa “không màng thế sự”, để con nghiệp khởi phát ở sư trẻ. Nhưng đến mùa thu lại quay ngoắt 180 độ khi ra tay giáo huấn bằng đòn roi, đáng ra, đã không màng thì nên để cho sư trẻ tự ngộ. Có chút gì đó sai sai trong tâm lý nhân vật nhưng cũng có thể là đạo diễn muốn chứng tỏ sự chuyển biến và hối hận của sư già.
Cảnh viết Bát nhã ba la mật đa kinh, cho 2 tay cảnh sát cầm súng bắn ầm ầm vào lon bia trên mặt nước, lại không thực tế vì cảnh sát không bao giờ dùng súng bắn vu vơ tiêu khiển kiểu vậy. Đành rằng nó là chi tiết để tạo bước ngoặc giác ngộ của 2 cảnh sát này nhưng nó hổng trong cách vận dụng tình tiết. Rồi dùng sơn màu khác nhau để tô lên bài kinh, nó không đúng với sự đơn giản, thanh tao của nhà Phật. Ngoài việc làm cho đẹp và sặc sỡ ra thì nó không mang nhiều ý nghĩa, cũng giống như hình ảnh dùng đuôi mèo viết chữ.
Rồi chi tiết sư trẻ (lúc về già), đeo hòn đá ôm tượng phật đi lên núi. Chắc có lẽ đạo diễn sợ khán giả không hiểu là sư trẻ đang sám hối nên mới tạo ra những hình ảnh màu mè cường điệu như vậy.
Tóm lại thì Kim Ki Duk đã tạo ra một thế giới ảo dựa trên thế giới thật và lắp ghép cái tình tiết đôi khi khiêng cưỡng để mang thông điệp của mình đến cho người xem. Người xem đôi khi phải chấp nhận chuyện này, và nó cũng làm giảm giá trị của bộ phim đi ít nhiều.
Kết
Dù hơi xa rời thực tế và cường điệu hóa tình tiết nhưng Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân lại mang tính thông điệp cao, gây xúc động mạnh cho người xem. Mỗi người có một ngộ tính riêng, nhưng trước hết hãy đi con đường gian khổ, lĩnh hội giác ngộ sẽ đến. Mỗi người có một nghiệp riêng, đã tạo nghiệp thì phải trả giá cho nghiệp mà mình tạo ra. Có những thứ vĩnh viễn bất tán, cuộc đời có cách giải quyết riêng, cái ác có lý lẽ riêng, tồn tại hay không tồn tại người khó có thể quyết được và Phập pháp đôi khi cũng không thể nhúng tay hóa giải.
Bùi An
[email protected]
[email protected]
Chỉnh sửa lần cuối: