Ðề: Sống ở Việt Nam là sướng nhất
Thứ nhất mình chưa phải là Dr

Thứ 2 có một sự thật hiển nhiên bên ngoài tất cả các câu giả tạo mà chúng ta vẫn tạo da để lừa dối nhau rằng: "nghề nào cũng là nghề và miễn là lương thiện". Bạn nói đúng nhưng chưa đủ xã hội có "xếp hạng" theo tầng lớp, theo đó "thứ hạng" tỷ lệ với những gì bạn đóng góp cho xã hội (không nói đến chuyện ăn cắp tham nhũng ở đây) và cách đơn giản và tương đối hiệu quả là thông qua việc người đó kiếm đc bao nhiêu. Dù dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để che dấu nhưng sự thật kể các tivi và đài phát thanh ở Mỹ cũng vẫn dùng từ "class" ví dụ middle class v.v để phân loại theo thu nhập. Mình không nói và cũng chưa bao giờ đề cập trong bài viết là làm nghề đó thì xấu mà mình chỉ nói là đừng đòi hỏi quá nhiều so với đóng góp của mình so với xã hội. Quyền công dân bầu cử không liên quan đến chuyện bạn kiếm đc bao nhiêu $ và sống ở tầng lớp nào. Có nhiều người phủ nhận giá trị của tiền bạc, nhưng có 1 thực tế là mặc dù tiền bạc không mua đc hạnh phúc nhưng có thể mua đc những thứ làm bạn hạnh phúc như 1 đội bóng đã của tỷ phú Abramovic chẳng hạn B-)
Thứ 3: Nếu bạn cho rằng ở Mỹ người ta coi trọng tất cả các nghề như nhau thì bạn nhầm to rồi. Nếu đúng như thế thì chẳng vịêc gì mà ngày nào người ta cũng ra rả trên đài báo các con số thống kê là người có bằng đại học kiếm đc nhiều hơn người chỉ có bằng cấp 3 trung bình 20K$/năm khi làm cùng 1 công việc và khuyến khích mọi người ít nhất là lấy đc cái bằng đại học cả (nhà nước trả tiền cho trương trình quảng cáo đó). Một lần nữa hãy suy nghĩ bằng bộ não của mình đừng để người khác nhồi sọ.
*** Mình không trí thức hơn ai nhưng cũng trải qua thời kỳ mà cái bằng đại học mình học ở VN dù tại 1 trường danh tiếng hàng đầu vẫn không đc công nhận 1 cách đầy đủ cho đến khi mình chứng minh là mình qua tất cá các bài kiểm tra của họ thì họ mới công nhận mình và cho học tiếp chỉ bấy nhiêu cũng đủ để suy ngẫm ra nhiều điều mà mình không tiện nói ra ở đây. Hãy sống và tư duy bằng bộ não của mình đừng nghe những lời sáo rỗng lừa bịp kiểu như "nghề gì cũng là nghề miễn là lương thiện" hay "Vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp".
Dùng chữ "middle class" có nghĩa là phân biệt giai cấp? Bạn khỏi cần đính chính là không phải Dr. chỉ cần đọc câu này là tôi biết bạn học tới đâu rồi. Middle class là thuật ngữ kinh tế xã hội chỉ một thành phân nòng cốt trong xã hội...Theo G.sư Dennis Gilbert của Đại học Hamilton thì middle class (giai cấp trung lưu) có thể chia làm 2 loại : Giai cấp trung lưu chuyên viên (upper or professional middle class) chiếm khoảng từ 15 - 20% gồm những người có học thức cao (tốt nghiệp đại học) và lãnh lương theo dạng chuyên viên hay nhân viên quản trị cao cấp. Loại 2 là giai cấp trung lưu cấp thấp (lower middle class) chiếm khoảng 1/3 gồm những nhân viên trung cấp, các thợ có tay nghề cao và chuyên viên quản trị cấp thấp......Giai cấp trung lưu có thu nhập từ $25,000 - $100,000/năm, theo sự nhận xét của các kinh tế gia này thí có khối người làm nghề nail "hạ đẳng" cũng thuộc diện middle class, xin chia buồn với bạn!
Đây là sự nhận định trong xã hội học hoàn toàn chả có dính líu gì đến chuyện kỳ thị như bạn tưởng tượng cả. Sở dĩ các cơ quan truyền thông hay các chính khách hay nhắc đến từ này bởi middle class là đa số trong xã hội Mỹ và họ cũng là lực lượng xương sống cho nền kinh tế quốc gia. Họ chính là lực lượng làm bộ máy kinh tế vận hanh trơn tru, Chính sách kinh tế của chính phủ luôn tìm cách tăng số người trong diện này vì số người trong middle class càng nhiều thì chứng tỏ đời sống kinh tế kinh tế xã hội của quốc gia lành mạnh...Không riêng gì Mỹ, quốc gia nào cũng vậy cả kể cả VN!
Tôi chẳng nhầm gì cả. Tất nhiên một nghề đòi hỏi phải có học vấn hay kỹ năng cao thì luôn được xã hội trọng dụng, nhưng đâu có nghĩa là xem thường người học vấn thấp và làm nghề tay chân như bạn. Trọng một người không bắt buộc phải khinh người khác vì bất cứ nghề nào cũng cần thiết. Nghề hốt rác là quá "thấp kém", cứ thử xã hội không có người hốt rác thì sẽ như thế nào? Người trí thức được đãi ngộ qua đồng lương cao họ nhận được chứ đâu phải được đãi ngộ bằng nhổ nước bọt vào người học lớp 9!
Bạn nói người lao động tay chân không nên đòi hỏi. Thế họ đòi hỏi cái gì? Đòi hỏi được lái chiếc Mercedes như ông bác sĩ? Họ đâu đòi hỏi chuyện đó! Đòi hỏi mỗi năm đi Châu Âu nghĩ mát? Không, họ không hề tơ tưởng điều đó. Đòi hỏi con cái họ phải vào trường tư dành cho con cái "cán bộ"? Chẳng đời nào họ đòi hỏi chuyện đó...Những cái mà họ đòi là quyền lợi của họ được ghi thành luật, thường thì họ cũng chả phải đòi những quyền lợi được tự động mang đến cho họ bởi vì, xin nhắc lại, đó là luật (it's the law!), mà luật ở Mỹ được tạo ra để thi hành chứ không phải để tuyên truyền!
Không ai muốn làm lao động chân tay nên ai cũng cố gắng để vượt lên trên nấc thang xã hội và xã hội Mỹ luôn tạo mọi điều kiện để mọi người thực hiện ước mơ của mình. Trong khi chờ đợi cải thiện mức sống thì ai cũng vui vẻ làm những gì lương thiện để sống, không có gì là mặc cảm và thấp kém ở đây cả. Tôi đã từng đi bỏ báo và làm bưng bê cho McDonalds gần 10 năm trời, có sao đâu , tôi chả xấu hổ gì cả mà cũng chả ai khinh bỉ tôi cà có lẽ ngoại trừ bạn!
Nghề gì cũng là nghề" là rất đúng ở Mỹ, nếu bạn thực hiện một nghề thật tinh thì chắc chắn bạn sẽ có thu nhập dư sức lọt vào middle class thậm chí làm giàu nữa kìa. Nghề nail mà bạn khinh bỉ có rất đông đã trở nên giàu có thậm chí là triệu phú, hơn xa cái nghề làm việc văn phòng "trí thức" của tôi.
Tôi chả nghe ai lừa bịp cả, xin đừng lo cho tôi, hãy lo cho bạn kìa. Mới đọc thấy chữ "class" là nghĩ tới chuyện đấu tranh giai cấp, tôi hay bạn bị nhồi sọ?
Và cũng xin đừng giảng đạo, tôi biết giá trị đồng tiền (vì kiếm nó rất cực khổ) nhưng đồng thời tôi cũng biết giá trị của tất cả những người lương thiện trong xã hội bất kể họ làm nghề gì.
Lời nhắn sau cùng, có qua Mỹ thấy người cắt cỏ hay bừng bê, làm nail hay chùi cầu tiêu, khoan khinh đã nhé, rất đông trong số đó là sinh viên đại học đi làm part-time để kiếm tiền, đừng tưởng bở!