[So sánh TV 2023] Sony XR-X90L và Samsung Q80C – Năm nay TV Full Array LED nào vượt trội?

Bui An

Lãng Khách
Năm 2023 đã dần đi về cuối, và như thường lệ, nhu cầu mua sắm TV của mọi người sẽ bắt đầu tăng lên nhanh chóng ở quãng thời gian này. Đây cũng chính là lúc mà người dùng phải suy xét xem nên mua một chiếc TV nào, chất lượng hình ảnh ra sao, hệ điều hành gì, giá tiền bao nhiêu. Và đây cũng là lúc mà HDvietnam thực hiện những buổi so sánh TV, một hoạt động thường niên suốt 10 năm qua để mang đến cái nhìn rõ ràng nhất cho người dù, để có thể có được lựa chọn tốt nhất.

1695129362204.jpeg

Ở phân khúc TV cận cao cấp kích thước 65 inch với tầm giá từ 30 – 40 triệu, 2 cái tên sáng giá là Sony X90L và Samsung Q80C, đây cũng là những chiếc TV được hãng ra mắt hồi đầu năm và có thể được xem là dòng sản phẩm chủ lực để có thể chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

1695129873063.jpeg

Samsung 65Q80C (bên trái) vs Sony 65X90L (bên phải)

Vậy thì, đặt lên bàn cân với các tiêu chí khác nhau, chiếc TV nào sẽ có được ưu thế, ưu điểm và khuyết điểm của mỗi chiếc TV này như thế nào. Hãy cùng HDvietnam đến với bài đánh giá dưới đây.


Thiết kế

Về thiết kế tổng thể, cả 2 chiếc TV này đều mang phong cách thiết kế hiện đại, đơn giản, đẹp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đặc biệt là đều sở hữu viền màn hình cực kỳ mỏng, nó giúp cho người dùng có được cảm giác “tràn viền” khi xem các nội dung trên màn hình TV.


1695129904309.jpeg

Chân đế bằng nhôm đẹp và vững chắc của Sony X90L

Khác biệt chủ yếu đến từ chân đế, trong khi TV Sony X90L dùng chân đế tách biệt 2 bên thì dòng TV Q80C dùng chân đế kiểu một chân đặt ở giữa. Sự khác biệt này sẽ mang đến những điểm lợi và hại khác nhau. Nhưng cá nhân mình thích cách đặt chân đế 2 bên như của Sony hơn, nó mang đến cảm giác vững chãi, chắc chắn, nhất là khi vô tình đi đụng vào hoặc trẻ con nó lắc thì cũng không sao. Còn chân đế 1 chân ở giữa thì có độ rung lắc cao hơn.

1695130154449.jpeg

Chân đế của Samsung chiếm diện tích và khó đặt soundbar phía trước TV hơn

Ngoài ra, chân đế của Sony cũng được thiết kế cao hơn 1 xíu, khiến cho “khoảng sáng” từ mặt phẳng đặt chân đế đến TV cao hơn, nhờ đó ta có thể bố trí được một cái sounbar ngay vị trí chân đế luôn, vừa tiện lại vừa đẹp. Còn với TV Q80C thì chân đế là một tấm bè ra phía ngoài thì muốn đặt soundbar sẽ hơi bất tiện một chút và không thể đặt sát TV được.

Đặc biệt hơn nữa là chiếc TV Sony X90L lần này được thiết kế với cả 2 kiểu lắp đặt chân đế, như trong hình là lắp kiểu đế cao, kiểu này giúp cho việc đặt soundbar vào dễ dàng. Còn nếu như không có sounbar hoặc dùng hệ thống loa khác thì có thể lắp kiểu chân đế thấp, khi đó màn hình sẽ sát xuống mặt phẳng bàn, không nhìn thấy phía sau, giúp giấu dây để nhìn tinh tế và đẹp hơn.

Đánh giá chung về phần thiết kế thì cả 2 chiếc TV đều có thiết kế đẹp, nhưng mức độ tiện dụng và vững chắc thì dòng Sony X90L có phần nhỉnh hơn một chút.

Chất lượng hình ảnh

Đối với người dùng TV thường xuyên thì chất lượng hình ảnh đặc biệt quan trọng khi quyết định mua một chiếc TV, nhất là nếu dùng TV kích thước lớn 65 inch để xem phim hay là xem các MV, các đĩa bluray nhạc nhất lượng cao. Chất lượng hình ảnh của TV được quyết định bằng khả năng xử lý hình ảnh, khả năng xử lý ánh sáng và khả năng tái tạo màu sắc. Từ đó, hình ảnh của chiếc TV tốt hay không tốt sẽ được phơi bày rõ, nhất là khi so sánh side-by-side, một điều mà chúng ta rất ít khi được xem nếu như ra siêu thị điện máy hay các showroom để xem TV.


1695130182371.jpeg

Độ tương phản của Sony X90L (bên phải) thể hiện tốt hơn hẳn, những vạch cát rõ ràng

1695130198207.jpeg


Độ tương phản: Đánh giá sau khi quan sát các video clip chiếu những cảnh có tương phản cao, màu đen nhiều, cũng như xem phim trên cả 2 chiếc TV Sony X90L và Samsung Q80C, có thể nhận thấy độ tương phản của 2 chiếc TV này được xử lý khá tốt, nhất là năm nay Samsung cũng đã cải thiện khả năng tương phản nhiều. Nhưng dù vậy, TV Sony vẫn mang đến độ tương phản cao hơn nhờ tấm nền Full Array LED và công nghệ XR Contrast Booster. Mức độ chuyển màu mượt mà, số lượng mức chuyển đổi màu nhiều hơn, từ đó tạo ra được ấn tượng mạnh về không gian sáng tối, cũng như sắc độ màu chênh lệch, khiến cho hình ảnh từ TV Sony có sức hút hơn, nổi khối tốt hơn và ấn tượng hơn.


1695130290254.jpeg

Samsung Q80C (bên trái) và Sony X90L (bên phải)


1695130323846.jpeg

Khi xem bóng đá, X90L cho màu sắc tươi hơn, cỏ xanh hơn, chi tiết rõ ràng hơn

Màu sắc: Khi đánh giá màu sắc, điều quan trọng nhất là độ chính xác màu và độ tươi màu. Bởi tâm lý của người Việt Nam luôn thích màu sắc tươi tắn nên sẽ thiên về màu sắc rực rỡ hơn. Dù là TV Samsung có cách xử lý màu sắc bằng độ sáng cao nhưng lại khiến cho màu không được chính xác. Còn TV Sony với công nghệ XR Triluminos Pro lại cho ra được màu chuẩn và đặc biệt là dù không cần phải nâng độ sáng đèn nền, vẫn tạo được màu sắc khá là rực rỡ, xem rất thích mắt và cuốn hút.

1695130371362.jpeg


1695130389738.jpeg


Thể hiện màu sắc rất tốt, nịnh mắt và chính xác màu, Sony X90L thể hiện sự vượt trội

Độ chi tiết hình ảnh: Độ chi tiết ở đây bao gồm cả chi tiết vùng tối, chi tiết vùng sáng và chi tiết vùng trung tính. Khi một chiếc TV thể hiện được hài hòa độ chi tiết ở các dải sáng khác nhau, nó cho thấy được “sức mạnh” của bộ vi xử lý hình ảnh. Sony với bộ xử lý Cognitive Processor XR đã làm rất tốt chuyện “phân vùng” ánh sáng đến từng cụm nhỏ nhất, khi đó ánh sáng được “phân phối” hài hòa, chính xác, giúp tạo ra chi tiết rõ ràng tách bạch nhất.


1695130494090.jpeg

Độ chi tiết HDR của Sony X90L rõ ràng hơn, vùng sáng và vùng tối cũng thể hiện tốt hơn. Sony cũng có chế độ Dolby Vision riêng để tạo ra hình ảnh đẹp nhất với những video có Dolby Vision

1695130523099.jpeg


Đánh giá cho phần chất lượng hình ảnh này, TV Sony X90L đã cho ra chất lượng hình ảnh vượt trội so với Samsung Q80C

Âm thanh

Âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng khi xem TV, bởi nó giúp tạo ra rất nhiều cảm xúc khi xem phim, khi nghe nhạc trên Youtube chẳng hạn. Chính vì vậy mà HDvietnam thực hiện bài đánh giá âm thanh. Việc đánh giá âm thanh sẽ bằng cách để mức âm lượng 50 giống nhau ở mỗi TV, phát cùng một nguồn nhạc test, rồi sau đó bật tắt lần lượt loa TV của mỗi hãng, từ đó cảm nhận được chất âm của loa tích hợp trên TV như thế nào.


1695130559081.jpeg

Âm thanh khi nghe thử sẽ có khác biệt rõ ràng (xem video review để nghe thử âm thanh của từng TV)

1695130586151.jpeg


Đánh giá sau khi nghe vài lượt cả 2 chiếc TV thì có thể thấy chất âm của TV Sony X90L cho ra tốt hơn, đầy đặn, âm trường rộng tạo cảm giác mênh mang hơn, bass chắc và dày, tiếng mid rất rõ, tiếng treble rõ ràng không bị chói hay gắt. Trong khi đó thì TV Samsung cho chất âm ít lực hơn, không gian âm không rộng bằng, độ nẩy chưa tới. Với TV Samsung có lẽ cần thêm một cái soundbar nữa thì mới cải thiện được âm thanh. Còn TV Sony thì phòng khách dưới 20 m2 vẫn “cân” tốt các thể loại như phim ảnh, hay nghe nhạc, tất nhiên hiệu ứng ATMOS muốn tốt hơn nữa thì vẫn cần phải có thêm soundbar, nhưng với nhu cầu thông thường thì dư sức đáp ứng.

Có lẽ với truyền thống làm các thiết bị âm thanh, loa home theatre… nên Sony đã trang bị hệ thống loa tích hợp lên các dòng TV của mình cho chất lượng âm thanh rất tốt, đáp ứng được đủ các nhu cầu khác nhau của người dùng.

Hệ điều hành và tính năng điều khiển giọng nói

Hai chiếc TV này có hệ điều hành khác hẳn nhau, Sony dùng hệ điều hành Google TV còn Samsung dùng Tizen TV. Trong đó thì Tizen là hệ điều hành đóng, do Samsung tự phát triển nên app chỉ được Samsung cập nhật. Còn Google TV thì tận dụng kho app “bao la” của Google Android, có thể nói là vô tận, app nào cũng cài được.

1695130653480.jpeg

Còn giao diện của hai hệ điều hành này thì đều được thiết kế theo kiểu tối giản, với khung menu chính sẽ show ra tất cả các app và preview xem trước của nó như Youtube, Netflix, FPT Play … và chia thành từng dòng ngang, với icon lớn dễ nhìn. Cơ bản thì độ tiện dụng khi thao tác điều khiển ở giao diện 2 chiếc TV này khá tương đồng.

Tuy vậy, Sony X90L có thêm một tính năng mà Samsung Q80C không có, đó là Hands-free Voice Search, nghĩa là điều khiển bằng giọng nói không cần cầm remote. Đây chính là lợi thế của Google TV, khi hệ thống trợ lý Google Assistant được tích hợp sâu hơn so với những hãng khác. Khi đó, người dùng sẽ không cần cầm remote, không cần bấm nút gì cả, chỉ cần nói trực tiếp vào cái TV, một micro tích hợp ngay trên TV sẽ nhận biết được giọng nói và thực hiện các yêu cầu của chúng ta ngay lập tức như tăng âm lượng, chuyển kênh, mở Youtube... Tính năng này cực kỳ tiện lợi, giúp chúng ta không phải đi tìm remote mỗi lần cần bấm gì đó.

1695130781218.jpeg

Tính năng Hands-free Voice Search hữu ích mà không cần remote (xem video review để rõ ràng hơn)

Có thể thấy, với Hands-free Voice Search, các dòng TV Sony đã tạo được sự khác biệt so với phần còn lại. Một tính năng dù khá nhỏ nhưng lại mang đến những lợi ích lớn, trong đó quan trọng nhất là thể hiện được “tính hiện đại” của một chiếc TV trong phòng khách nhà mình, thể hiện sự dẫn đầu về công nghệ, dẫn đầu trong việc trang bị các tính năng hữu ích phục vụ cho người dùng.

Tổng kết

1695130862939.jpeg

Sau khi đánh giá khá nhiều tiêu chí, có thể rút ra kết luận rằng TV Sony vẫn giữ vững được sự vượt trội giống như những năm trước. Có thể nói trong các TV LED so cùng tầm giá, TV Sony đang cho chất lượng tốt hơn, âm thanh hay hơn và hệ điều hành có nhiều tính năng hữu ích cho người dùng hơn.

 

Đính kèm

  • 1695130452328.jpeg
    1695130452328.jpeg
    1.4 MB · Xem: 275
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

caothudeche

Moderator
Chuyện quái gì đang sảy ra với SS thế nhỉ. Hay là SS vẫn vậy còn Sony đang dần trở lại là chính mình.
Tất cả hình ảnh của SS là do thua thiệt về độ tương phản mà ra. Nhìn tấm này mà chán luôn.
1695130586151-jpeg.371971
 

vnlaus

Member
Tại sao Samsung luôn bán chạy nhất trên thế giới, vì độ sắc nét màu sắc tươi đẹp
 
Bên trên