terabyte
Banned
Để củng cố vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất RAM, Samsung được cho là đã đẩy mạnh dây chuyền chế tạo bộ nhớ theo dây chuyền 25 nm. Điều này hứa hẹn sẽ không chỉ giúp hãng điện tử Hàn Quốc mở rộng thị phần mà còn giảm chi phí sản xuất.
Dây chuyền chế tạo bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên 25 nm không phải là công nghệ mới nhất hiện nay, tuy nhiên nó là công nghệ tiên tiến nhất của ngành công nghiệp sản xuất RAM. Năm ngoái, SK Hynix, một hãng sản xuất bộ nhớ lớn, đã lên kế hoạch chuyển đổi sang đây chuyền 25 nm. Tuy nhiên, kế hoạch này bị gián đoạn bởi vụ cháy nhà máy tại Trung Quốc và hãng buộc phải phụ thuộc vào dây chuyền 29 nm đã có tuổi để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, một nhà sản xuất khác là Micron Technology hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào dây chuyền 30 nm. Ngoại lệ duy nhất có lẽ là nhà máy của Micron ở Hiroshima, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất bộ nhớ LPDDR2/LPDDR3 dành cho di động trên dây chuyền 25 nm.
Tại sao tất cả các nhà sản xuất bộ nhớ đều muốn chuyển sang đây chuyền 25 nm? Câu trả lời chính là vì công nghệ sản xuất càng nhỏ, chi phí sản xuất cũng sẽ giảm xuống. Một module bộ nhớ 25 nm luôn có gái thấp hơn một module khác sản xuất trên đây chuyền 30 nm. Điều này cũng có nghĩa là khi đấu thầu, hãng sản xuất cũng sẽ dễ dàng thuyết phục đối tác hơn với mức giá hợp lý.
Bản thân Samsung đã vượt mặt các đối thủ của mình bằng cách áp dụng dây chuyền sản xuất 25 nm từ rất sớm. Tuy nhiên giống như trường hợp của Micron, từ trước đến nay hãng vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào dây chuyền 30 nm cũ. Đó là lý do mà Samsung quyết định đẩy mạnh sả xuất trên dây chuyền mới, sử dụng lợi thế về chi phí sản xuất thấp và giá thành để chiếm nhiều hơn thị phần.
Trên lý thuyết, đây là một tin vui đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp Samsung thực sự muốn chiếm thị phần của các đối thủ, hãng sẽ khơi mào một cuộc chiến về giá RAM mới. Năm ngoái, sau vụ cháy nhà máy sản xuất RAM của Hynix, giá Ram bất ngờ tăng vọt nhưng nhanh chóng hạ xuống do các sản lượng sản xuất của các hãng vẫn còn quá lớn so với sức cầu. Và theo truyền thống, giá Ram thường có chiều hướng giảm trong Quý 1 sau khi Tết Nguyên Đáng kết thúc do sức cầu kém. Bằng cách tăng sản lượng RAM 25 nm thay vì RAM sản xuất theo công nghệ cũ, Samsung vẫn có thể bán với giá thấp hơn bình thường nhưng vẫn không bị lỗ và dĩ nhiên là không sử dụng các biện pháp kìm giá như trường hợp của Toshiba.

Dây chuyền chế tạo bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên 25 nm không phải là công nghệ mới nhất hiện nay, tuy nhiên nó là công nghệ tiên tiến nhất của ngành công nghiệp sản xuất RAM. Năm ngoái, SK Hynix, một hãng sản xuất bộ nhớ lớn, đã lên kế hoạch chuyển đổi sang đây chuyền 25 nm. Tuy nhiên, kế hoạch này bị gián đoạn bởi vụ cháy nhà máy tại Trung Quốc và hãng buộc phải phụ thuộc vào dây chuyền 29 nm đã có tuổi để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, một nhà sản xuất khác là Micron Technology hiện nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào dây chuyền 30 nm. Ngoại lệ duy nhất có lẽ là nhà máy của Micron ở Hiroshima, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất bộ nhớ LPDDR2/LPDDR3 dành cho di động trên dây chuyền 25 nm.
Tại sao tất cả các nhà sản xuất bộ nhớ đều muốn chuyển sang đây chuyền 25 nm? Câu trả lời chính là vì công nghệ sản xuất càng nhỏ, chi phí sản xuất cũng sẽ giảm xuống. Một module bộ nhớ 25 nm luôn có gái thấp hơn một module khác sản xuất trên đây chuyền 30 nm. Điều này cũng có nghĩa là khi đấu thầu, hãng sản xuất cũng sẽ dễ dàng thuyết phục đối tác hơn với mức giá hợp lý.
Bản thân Samsung đã vượt mặt các đối thủ của mình bằng cách áp dụng dây chuyền sản xuất 25 nm từ rất sớm. Tuy nhiên giống như trường hợp của Micron, từ trước đến nay hãng vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào dây chuyền 30 nm cũ. Đó là lý do mà Samsung quyết định đẩy mạnh sả xuất trên dây chuyền mới, sử dụng lợi thế về chi phí sản xuất thấp và giá thành để chiếm nhiều hơn thị phần.
Trên lý thuyết, đây là một tin vui đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp Samsung thực sự muốn chiếm thị phần của các đối thủ, hãng sẽ khơi mào một cuộc chiến về giá RAM mới. Năm ngoái, sau vụ cháy nhà máy sản xuất RAM của Hynix, giá Ram bất ngờ tăng vọt nhưng nhanh chóng hạ xuống do các sản lượng sản xuất của các hãng vẫn còn quá lớn so với sức cầu. Và theo truyền thống, giá Ram thường có chiều hướng giảm trong Quý 1 sau khi Tết Nguyên Đáng kết thúc do sức cầu kém. Bằng cách tăng sản lượng RAM 25 nm thay vì RAM sản xuất theo công nghệ cũ, Samsung vẫn có thể bán với giá thấp hơn bình thường nhưng vẫn không bị lỗ và dĩ nhiên là không sử dụng các biện pháp kìm giá như trường hợp của Toshiba.
Theo Kitguru