terabyte
Banned
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, 2 vụ tai nạn giật điện nghiêm trọng liên quan đến sạc iPhone nhái liên tiếp gây chấn động dư luận trên thế giới. Sau khi cái chết đáng thương của cô giái trẻ, danh tính nạn nhân thứ 2 cũng được tiết lộ và ẩn đằng sau đó phải chăng là những bí ẩn đen tối của nền công nghiệp sản xuất hàng nhái Trung Quốc.
Theo Beijing Evening News, nạn nhân thứ 2 chính là người đàn ông 30 tuổi Wu Jian Tong mang quốc tịch Trung Quốc. Anh này đã bị điện giật đến hôn mê bất tỉnh khi sạc chiếc iPhone 4 của mình bằng thứ "sát nhân" bậc nhất hiện nay: sạc iPhone nhái của Trung Quốc.
Theo bản dịch từ trang ZDNet, Wu chỉ kịp la lên "tôi bị điện giật" khi anh này kết nối chiếc điện thoại của mình với cục sạc nhái. Người thân của anh kể lại quá trình sự việc, khi cô cố rút thiết bị này ra: "Tôi cảm thấy có một sự đau đớn như kim đâm chạy từ ngón tay, lên cánh tay và thân thể rồi truyền xuống chân". Hay nói một cách đơn giản nếu bác nào chưa từng nếm trải cảm giác này trong đời: "điện giật".
Khi đội cấp cứu khẩn cấp đến hiện trường, Wu đã không còn thở và cần phải làm hô hấp nhân tạo. Ngay sau đó, anh ta đã nhanh chóng được đưa đến bện viện và chăm sóc bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, như thế là vẫn chưa đủ vì Wu đã hôn mê suốt 10 ngày nay và chưa biết đến khi nào mới tỉnh lại.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là hiện tượng bị điện giật", bác sĩ của Wu cho biết.
Thực tế tai nạn của Wu được báo chí Trung Quốc công bố trước cả tin cô gái xấu số tử nạn nhưng dư luận không mấy quan tâm. Phải chăng xã hội Trung Quốc khi đồ nhái tràn lan thì 1, 2 vụ giật điện đến hôn mê vì dùng sạc dỏm là điều bình thường? Điều này cũng thật khó nói. Thậm chí dư luận thế giới cũng chỉ giật mình nhìn lại sau cái chết thương tâm của Ma Ailun.
Đừng đem iPhone vào làm gì, chính sạc nhái của Trung Quốc đã giết chết cô gái trẻ này
Bên cạnh đó, 2 tai nạn này giống nhau đến mức kỳ lạ. Cả 2 đều liên quan đến iPhone 4 và sạc nhái từ Trung Quốc. Điều này tiếp tục đặt nghi vấn về tính trung thực của báo chí Trung Quốc. Vụ án của Ma Ailun, truyền thông nước này chẳng hiểu vô tình hay cố ý mà đánh lạc hướng dư luận bằng cách công bố nó là iPhone 5, sản phẩm sử dụng kết nối lightning vốn rất ít hàng nhái (do nó mới ra mắt cũng như iPhone 5 cũ vẫn chưa phổ biến và bản thân Apple áp dụng khá nhiều biện pháp chống làm giả). Trong khi đó, iPhone 4 là chiếc điện thoại ra mắt từ lâu, cổng kết nối 30 pin của nó thì ôi thôi, đồ giả tràn lan trên thị trường. Điều quan trọng nhất chính là từ trước đến nay chưa có bất kỳ tai nạn điện giật khi dùng sạc nhái nào được công bố rộng rãi ở Trung Quốc. Nhưng chỉ trong 1 tuần mà xảy ra đến 2 vụ nghiêm trọng thì rõ ràng không phải là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên. Phải chăng ẩn sau nó là âm mưu che giấu mối nguy hiểm tiềm ẩn trong các sản phẩm nhái của Trung Quốc?
Apple chỉ là một nạn nhân của truyền thông Trung Quốc, vốn thích chèn ép công ty nước ngoài và che giấu sự thật đen tối về đồ nhái kém chất lượng
Cũng cần phải nhắc lại rằng dư luận Trung Quốc tỏ ra rất khoái chèn ép các hãng nước ngoài và Apple cũng không ngoại lệ. Vào năm 2008, hãng từng thu hồi một số bộ sạc iPhone 3GS vì "khả năng" phóng điện, mặc dù vẫn chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra và số lượng bị ảnh hưởng là "rất nhỏ". Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Trung Quốc lại bắt buộc hãng phải công khai xin lỗi dư luận vì vấn đề này. Đây là một chính sách "làm nhục" các công ty nước ngoài của Trung Quốc, chỉ cần bị một thông tin tiêu cực dù nhỏ đến đâu cũng phải "công khai xin lỗi" trước các phương tiện truyền thông. Ấy thế mà các công ty Trung Quốc làm hàng nhái lại dửng dưng tự tại và gần như chắc chắc những kẻ đứng sau 2 tai nạn thương tâm trên sẽ chẳng bao giờ chường mặt ra xin lỗi công chúng.
Bản thân Apple cũng đã rút được bài học xương máu này và điều tra rất kỹ bất kỳ thông tin tiêu cực nào mà báo chí Trung Quốc đưa ra. Giả sử nếu như họ không vào cuộc, có lẽ đến giờ này cả giới công nghệ cũng bị lừa rằng hung thủ giết chết Ma Ailun là iPhone 5 chứ không phải cục sạc nhái iPhone 4 nhái của Trung Quốc.
Đây là bài học dành cho những người đang và sắp mua những phụ kiện nhái từ Trung Quốc, giữ lại vài đồng bạc lẻ mà có thể mất cả mạng sống.
![]() |
Theo Beijing Evening News, nạn nhân thứ 2 chính là người đàn ông 30 tuổi Wu Jian Tong mang quốc tịch Trung Quốc. Anh này đã bị điện giật đến hôn mê bất tỉnh khi sạc chiếc iPhone 4 của mình bằng thứ "sát nhân" bậc nhất hiện nay: sạc iPhone nhái của Trung Quốc.
Theo bản dịch từ trang ZDNet, Wu chỉ kịp la lên "tôi bị điện giật" khi anh này kết nối chiếc điện thoại của mình với cục sạc nhái. Người thân của anh kể lại quá trình sự việc, khi cô cố rút thiết bị này ra: "Tôi cảm thấy có một sự đau đớn như kim đâm chạy từ ngón tay, lên cánh tay và thân thể rồi truyền xuống chân". Hay nói một cách đơn giản nếu bác nào chưa từng nếm trải cảm giác này trong đời: "điện giật".
Khi đội cấp cứu khẩn cấp đến hiện trường, Wu đã không còn thở và cần phải làm hô hấp nhân tạo. Ngay sau đó, anh ta đã nhanh chóng được đưa đến bện viện và chăm sóc bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, như thế là vẫn chưa đủ vì Wu đã hôn mê suốt 10 ngày nay và chưa biết đến khi nào mới tỉnh lại.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là hiện tượng bị điện giật", bác sĩ của Wu cho biết.
Thực tế tai nạn của Wu được báo chí Trung Quốc công bố trước cả tin cô gái xấu số tử nạn nhưng dư luận không mấy quan tâm. Phải chăng xã hội Trung Quốc khi đồ nhái tràn lan thì 1, 2 vụ giật điện đến hôn mê vì dùng sạc dỏm là điều bình thường? Điều này cũng thật khó nói. Thậm chí dư luận thế giới cũng chỉ giật mình nhìn lại sau cái chết thương tâm của Ma Ailun.

Đừng đem iPhone vào làm gì, chính sạc nhái của Trung Quốc đã giết chết cô gái trẻ này
Bên cạnh đó, 2 tai nạn này giống nhau đến mức kỳ lạ. Cả 2 đều liên quan đến iPhone 4 và sạc nhái từ Trung Quốc. Điều này tiếp tục đặt nghi vấn về tính trung thực của báo chí Trung Quốc. Vụ án của Ma Ailun, truyền thông nước này chẳng hiểu vô tình hay cố ý mà đánh lạc hướng dư luận bằng cách công bố nó là iPhone 5, sản phẩm sử dụng kết nối lightning vốn rất ít hàng nhái (do nó mới ra mắt cũng như iPhone 5 cũ vẫn chưa phổ biến và bản thân Apple áp dụng khá nhiều biện pháp chống làm giả). Trong khi đó, iPhone 4 là chiếc điện thoại ra mắt từ lâu, cổng kết nối 30 pin của nó thì ôi thôi, đồ giả tràn lan trên thị trường. Điều quan trọng nhất chính là từ trước đến nay chưa có bất kỳ tai nạn điện giật khi dùng sạc nhái nào được công bố rộng rãi ở Trung Quốc. Nhưng chỉ trong 1 tuần mà xảy ra đến 2 vụ nghiêm trọng thì rõ ràng không phải là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên. Phải chăng ẩn sau nó là âm mưu che giấu mối nguy hiểm tiềm ẩn trong các sản phẩm nhái của Trung Quốc?

Apple chỉ là một nạn nhân của truyền thông Trung Quốc, vốn thích chèn ép công ty nước ngoài và che giấu sự thật đen tối về đồ nhái kém chất lượng
Cũng cần phải nhắc lại rằng dư luận Trung Quốc tỏ ra rất khoái chèn ép các hãng nước ngoài và Apple cũng không ngoại lệ. Vào năm 2008, hãng từng thu hồi một số bộ sạc iPhone 3GS vì "khả năng" phóng điện, mặc dù vẫn chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra và số lượng bị ảnh hưởng là "rất nhỏ". Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Trung Quốc lại bắt buộc hãng phải công khai xin lỗi dư luận vì vấn đề này. Đây là một chính sách "làm nhục" các công ty nước ngoài của Trung Quốc, chỉ cần bị một thông tin tiêu cực dù nhỏ đến đâu cũng phải "công khai xin lỗi" trước các phương tiện truyền thông. Ấy thế mà các công ty Trung Quốc làm hàng nhái lại dửng dưng tự tại và gần như chắc chắc những kẻ đứng sau 2 tai nạn thương tâm trên sẽ chẳng bao giờ chường mặt ra xin lỗi công chúng.
Bản thân Apple cũng đã rút được bài học xương máu này và điều tra rất kỹ bất kỳ thông tin tiêu cực nào mà báo chí Trung Quốc đưa ra. Giả sử nếu như họ không vào cuộc, có lẽ đến giờ này cả giới công nghệ cũng bị lừa rằng hung thủ giết chết Ma Ailun là iPhone 5 chứ không phải cục sạc nhái iPhone 4 nhái của Trung Quốc.
Đây là bài học dành cho những người đang và sắp mua những phụ kiện nhái từ Trung Quốc, giữ lại vài đồng bạc lẻ mà có thể mất cả mạng sống.
Tham khảo appleinsider