Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Trong buổi gặp mặt báo chí ngày 10/1 vừa qua, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, đã có những chia sẻ về định hướng phát triển của hãng trong những năm tới ở thị trường Việt Nam, trong đó có việc hỗ trợ hoàn thiện công nghệ băng thông rộng 4G đang triển khai và dự kiến sẽ tiến tới mạng 5G vào năm 2020.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam
Hơn 30 năm qua, Qualcomm vẫn luôn và đang tiếp tục đầu tư vào các công nghệ không dây. Mục tiêu và sứ mệnh của Qualcomm là kết nối. Với sự phát triển của công nghệ không dây, thế giới hiện nay đã trở thành thế giới kết nối. Trong thời gian sắp tới, Qualcomm đặt mục tiêu không chỉ kết nối người với người, mà kết nối vạn vật để chuẩn bị cho xu hướng mới “Internet of Things”. Trong 30 năm qua, điểm mạnh và sứ mệnh của Qualcomm là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của thế giới. Qualcomm đã đầu tư 43 tỷ USD vào việc phát triển công nghệ di động và sắp tới là sự phát triển của 5G.
Nhìn lại, chúng ta thấy công nghệ di động đã và đang có sự phát triển rất mạnh mẽ, và Qualcomm đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển này. Điểm qua sự phát triển từ 1G, 2G, 3G, 4G và sắp tới là 5G, chúng ta thấy từ khi có 2G là thời điểm bắt đầu số hóa viễn thông di động, tốc độ kết nối chỉ là 0.5Mbps, phục vụ cho email, sms. Sau đó, với sự phát triển của 3G và các nhánh của 3G – đều dùng nền tảng CDMA do Qualcomm phát triển – nhiều ứng dụng về data được phát triển và tốc độ đạt 63Mbps và cao hơn. Khi có 4G, trải nghiệm băng rộng di động phát triển mạnh, và với các công nghệ và modem mới nhất của Qualcomm, tốc độ của 4G đã vượt qua mức độ Gbps. Hiện nay, đội R&D của Qualcomm đang đẩy mạnh đầu tư cho sự phát triển của 5G.
Mô hình của Qualcomm là tiếp tục đầu tư và phát minh ra các công nghệ và license cho các đối tác để cùng xây dựng hệ sinh thái di động. Hiện tại, Qualcomm đang nắm khoảng 119.000 bản quyền về công nghệ di động, 3G, 4G và được sử dụng trên toàn thế giới. Hiện nay có khoảng 300 nhà sản xuất thiết bị di động trên thế giới ký hợp đồng sử dụng bản quyền của Qualcomm. Qualcomm tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực trong công nghệ di động. Hiện nay, Qualcomm là công ty hàng đầu về 3G, 4G. Về kết nối radio, Qualcomm cũng là công ty dẫn đầu. Bên cạnh đó, trong số các bộ vi xử lý sử dụng trong các smartphone và tablet, Snapdragon của Qualcomm cũng là số 1 hiện nay trên thế giới.
Nhìn về tương lai, sự bùng nổ của smartphone đã qua giai đoạn phát triển nhanh nhất, tuy nhiên, trong vòng 5 năm tới, vẫn có khoảng 8,5 tỷ smartphone được tiếp tục sản xuất và cơ hội cho các nhà sản xuất vi xử lý di động cho smartphone vẫn là 50 tỷ USD trong thời gian tới. Điểm quan trọng hiện nay là kinh nghiệm trong việc phát triển SoC cho smartphone sẽ bắt đầu được ứng dụng qua các mảng công nghiệp khác và tạo nên những thay đổi trong các mảng này, chuẩn bị cho thế giới Internet of Things. Có thể nói, Snapdragon và SoC cho smartphone là công nghệ SoC đầu tiên được sử dụng rộng rãi. Trước smartphone, SoC chỉ được sử dụng rất giới hạn trong các thiết bị nhúng; tuy nhiên, cùng với sự phát triển của smartphone, SoC đã được ứng dụng rộng rãi trên hàng tỷ thiết bị. Kinh nghiệm tích hợp nhiều công nghệ khác nhau vào một chipset gọi là SoC, trong đó có CPU, GPU, kết nối 3G, 4G, Wi-Fi, Bluetooth… được nhân rộng ra các ngành công nghiệp khác trong tầm nhìn Internet of Things.
Qualcomm tiếp tục tập trung vào hai thế mạnh lớn nhất là kết nối và tính toán. Kết nối ở đây bao gồm các kết nối di động như 3G, 4G, sắp tới là 5G, Wi-Fi, Bluetooth. Trong ngành viễn thông di động, có thể nói, không có công ty nào có độ phủ về công nghệ kết nối di động lớn như Qualcomm. Về tính toán, Qualcomm luôn dẫn đầu trong việc đưa ra các bộ vi xử lý Snapdragon với năng lực tính toán và đồ họa hàng đầu thế giới. Kết hợp hai thế mạnh kết nối và tính toán – đây là nền tảng quan trọng nhất giúp Qualcomm chuẩn bị cho thế giới Internet of Things.
Trong năm 2016, tại Việt Nam, chính phủ đã cấp phép cho công nghệ 4G. Công nghệ này được mong đợi sẽ được sử dụng diện rộng tại Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam tiếp tục là thị trường top 3 thế giới về tốc độ phát triển lượng tiêu thụ smartphone 3G/4G và có sự phát triển rất ấn tượng về smartphone 4G. Có lẽ các thông tin về việc 4G được cấp phép và thử nghiệm của các nhà mạng đã thúc đẩy thị trường người tiêu dùng chuyển sang smartphone có hỗ trợ 4G. Tỷ lệ smartphone 4G vào cùng kỳ năm ngoái chiếm chỉ 15%, và hiện tại là 65% ở tất cả các phân khúc.
Tại Việt Nam, Qualcomm cũng làm việc với một số đối tác trong các dự án IoT trong các lĩnh vực như kết nối ô tô, xe máy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, giải pháp IoT cho doanh nghiệp để quản lý tài sản, quy trình. Đặc biệt, khi trao đổi với chính phủ cũng như giải pháp cho hệ sinh thái như thành phố thông minh, Qualcomm cũng đóng góp các giải pháp về mặt công nghệ, kết nối và thuật toán.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam
Hơn 30 năm qua, Qualcomm vẫn luôn và đang tiếp tục đầu tư vào các công nghệ không dây. Mục tiêu và sứ mệnh của Qualcomm là kết nối. Với sự phát triển của công nghệ không dây, thế giới hiện nay đã trở thành thế giới kết nối. Trong thời gian sắp tới, Qualcomm đặt mục tiêu không chỉ kết nối người với người, mà kết nối vạn vật để chuẩn bị cho xu hướng mới “Internet of Things”. Trong 30 năm qua, điểm mạnh và sứ mệnh của Qualcomm là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của thế giới. Qualcomm đã đầu tư 43 tỷ USD vào việc phát triển công nghệ di động và sắp tới là sự phát triển của 5G.
Nhìn lại, chúng ta thấy công nghệ di động đã và đang có sự phát triển rất mạnh mẽ, và Qualcomm đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển này. Điểm qua sự phát triển từ 1G, 2G, 3G, 4G và sắp tới là 5G, chúng ta thấy từ khi có 2G là thời điểm bắt đầu số hóa viễn thông di động, tốc độ kết nối chỉ là 0.5Mbps, phục vụ cho email, sms. Sau đó, với sự phát triển của 3G và các nhánh của 3G – đều dùng nền tảng CDMA do Qualcomm phát triển – nhiều ứng dụng về data được phát triển và tốc độ đạt 63Mbps và cao hơn. Khi có 4G, trải nghiệm băng rộng di động phát triển mạnh, và với các công nghệ và modem mới nhất của Qualcomm, tốc độ của 4G đã vượt qua mức độ Gbps. Hiện nay, đội R&D của Qualcomm đang đẩy mạnh đầu tư cho sự phát triển của 5G.
Mô hình của Qualcomm là tiếp tục đầu tư và phát minh ra các công nghệ và license cho các đối tác để cùng xây dựng hệ sinh thái di động. Hiện tại, Qualcomm đang nắm khoảng 119.000 bản quyền về công nghệ di động, 3G, 4G và được sử dụng trên toàn thế giới. Hiện nay có khoảng 300 nhà sản xuất thiết bị di động trên thế giới ký hợp đồng sử dụng bản quyền của Qualcomm. Qualcomm tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực trong công nghệ di động. Hiện nay, Qualcomm là công ty hàng đầu về 3G, 4G. Về kết nối radio, Qualcomm cũng là công ty dẫn đầu. Bên cạnh đó, trong số các bộ vi xử lý sử dụng trong các smartphone và tablet, Snapdragon của Qualcomm cũng là số 1 hiện nay trên thế giới.
Nhìn về tương lai, sự bùng nổ của smartphone đã qua giai đoạn phát triển nhanh nhất, tuy nhiên, trong vòng 5 năm tới, vẫn có khoảng 8,5 tỷ smartphone được tiếp tục sản xuất và cơ hội cho các nhà sản xuất vi xử lý di động cho smartphone vẫn là 50 tỷ USD trong thời gian tới. Điểm quan trọng hiện nay là kinh nghiệm trong việc phát triển SoC cho smartphone sẽ bắt đầu được ứng dụng qua các mảng công nghiệp khác và tạo nên những thay đổi trong các mảng này, chuẩn bị cho thế giới Internet of Things. Có thể nói, Snapdragon và SoC cho smartphone là công nghệ SoC đầu tiên được sử dụng rộng rãi. Trước smartphone, SoC chỉ được sử dụng rất giới hạn trong các thiết bị nhúng; tuy nhiên, cùng với sự phát triển của smartphone, SoC đã được ứng dụng rộng rãi trên hàng tỷ thiết bị. Kinh nghiệm tích hợp nhiều công nghệ khác nhau vào một chipset gọi là SoC, trong đó có CPU, GPU, kết nối 3G, 4G, Wi-Fi, Bluetooth… được nhân rộng ra các ngành công nghiệp khác trong tầm nhìn Internet of Things.
Qualcomm tiếp tục tập trung vào hai thế mạnh lớn nhất là kết nối và tính toán. Kết nối ở đây bao gồm các kết nối di động như 3G, 4G, sắp tới là 5G, Wi-Fi, Bluetooth. Trong ngành viễn thông di động, có thể nói, không có công ty nào có độ phủ về công nghệ kết nối di động lớn như Qualcomm. Về tính toán, Qualcomm luôn dẫn đầu trong việc đưa ra các bộ vi xử lý Snapdragon với năng lực tính toán và đồ họa hàng đầu thế giới. Kết hợp hai thế mạnh kết nối và tính toán – đây là nền tảng quan trọng nhất giúp Qualcomm chuẩn bị cho thế giới Internet of Things.
Trong năm 2016, tại Việt Nam, chính phủ đã cấp phép cho công nghệ 4G. Công nghệ này được mong đợi sẽ được sử dụng diện rộng tại Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam tiếp tục là thị trường top 3 thế giới về tốc độ phát triển lượng tiêu thụ smartphone 3G/4G và có sự phát triển rất ấn tượng về smartphone 4G. Có lẽ các thông tin về việc 4G được cấp phép và thử nghiệm của các nhà mạng đã thúc đẩy thị trường người tiêu dùng chuyển sang smartphone có hỗ trợ 4G. Tỷ lệ smartphone 4G vào cùng kỳ năm ngoái chiếm chỉ 15%, và hiện tại là 65% ở tất cả các phân khúc.
Tại Việt Nam, Qualcomm cũng làm việc với một số đối tác trong các dự án IoT trong các lĩnh vực như kết nối ô tô, xe máy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, giải pháp IoT cho doanh nghiệp để quản lý tài sản, quy trình. Đặc biệt, khi trao đổi với chính phủ cũng như giải pháp cho hệ sinh thái như thành phố thông minh, Qualcomm cũng đóng góp các giải pháp về mặt công nghệ, kết nối và thuật toán.