Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

terabyte

Banned
Chỉ vỏn vẹn 2 tháng sau khi được trình làng tại CES 2014, Qualcomm đã chính thức khai tử chipset dành cho smart TV 4K của mình là Snapdragon 802. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù là một thị trường đầy tiềm năng, 4K không phải là vùng đất hứa của những tên tuổi mới.

snapdragon-802-roto.jpg

“Qualcomm Technologies vừa quyết định sẽ không thương mại hóa dòng chipset mới công bố được thiết kế đặc biệt cho Smart TV là Snapdragon 802 vì sức cầu thấp hơn dự kiến”, giám đốc quan hệ cộng đồng của Qualcomm là Jon Carvill cho biết.

Trình làng vào CES 2014, Snapdragon 802 sở hữu CPU 4 nhân dựa theo kiến trúc Krait, GPU Adreno 330, bộ xử lý tín hiệu số Hexagon (hỗ trợ giải mã các chuẩn âm thanh phổ biến như Dolby Digital và DTS surround), Qualcomm’s Hollywood Quality Video (HQV) processing engine cho phép upscale nội dung 1080p lên 4K, khả năng giải mã HEVC/H.265 và hàng loạt các công nghệ liên quan đến 4K khác. Bên cạnh đó, để tối ưu hóa nó cho TV, Qualcomm cũng tích hợp một số tính năng như thu sóng truyền hình, giao tiếp I/O hỗ trợ cả analog lẫn digital và bộ điều khiển Wifi 802.11ac dual-band Vive. Nói một cách đơn giản, Snapdragon 802 có thể xem là phiên bản dành cho Smart TV của Snapdragon 800 đang thống trị thị trường điện thoại di động đầu bảng trong thời gian gần đây.

Qualcomm-600x400.jpg


Snapdragon là một chipset toàn diện dành cho Smart TV 4K

Với sức mạnh đã được kiểm chứng của CPU và GPU, Snapdragon 802 cho phép người dùng trải nghiệm những trò chơi chất lượng cao, giao diện người dùng hoành tráng bên cạnh khả năng trình diễn video độ phân giải cao của các TV truyền thống. Thậm chí để thêm phần hấp dẫn, Qualcomm còn phát triển bộ phần mềm dựa trên nền tảng Android KitKat của Google, cho phép tối giản hóa quá trình phát triển ứng dụng của các đối tác. Tất cả những điều trên là con át chủ bài mà Qualcomm hi vọng sẽ giúp bộ xử lý mới ghi điểm trong mắt các nhà sản xuất.

Ngặt nỗi không phải lúc nào mọi chuyện cũng đi theo kế hoạch. Khác với thị trường điện thoại vốn luôn rộng mở đón chào các ý tưởng mới từ, thị trường TV có thể xem là một nơi mà các nhà sản xuất chứng tỏ sự… bảo thủ của mình. Đối với TV, 2 yếu tố quan trọng nhất để quyết định chất lượng là bộ xử lý và tấm nền. Với việc chỉ có một số nhà cung cấp tấm nền TV trên thị trường, việc những sản phẩm từ các hãng khác nhau nhưng sử dụng cùng một loại là điều không mấy bất ngờ. Đây là lý do mà chênh lệch về chất lượng (nhất là hình ảnh) phụ thuộc chủ yếu vào bộ xử lý.

sony_xreality.jpg

Các thương hiệu TV lớn như Sony đều tự phát triển bộ xử lý hình ảnh và âm thanh của riêng mình​

Vì thế, hầu hết các nhà sản xuất lớn như Sony, Samsung, LG, Toshiba, Sharp hay Panasonic đều tự mình phát triển bộ xử lý hình ảnh của riêng mình. Khả năng sử dụng bộ xử lý của hãng thứ 3 là gần như là một con số 0 tròn trĩnh. Thậm chí ngay cả khi bộ xử lý do chính những hãng này phát triển nên (đặc biệt là các thương hiệu từ Nhật Bản như Sony hay Panasonic) tỏ ra khá kém cỏi trong các tính năng Smart, họ vẫn quyết không thay đổi.

Một giải pháp khác là tích hợp cả bộ xử lý hình ảnh của nhà sản xuất TV và chipset Snapdragon 802 vào trong sản phẩm cũng không mấy khả thi. Thị trường TV 4K hiện nay không chỉ là cuộc cạnh tranh khốc liệt về chất lượng mà còn là về giá cả. Tuy nhiên, cái mà dân HD chú ý nhất vẫn là chất lượng và những cải thiện về hiệu năng mà Snapdragon 802 đem lại không thể thuyết phục được nhà sản xuất đẩy giá sản phẩm lên.

76_Top-5-dau-HD-player-tot-nhat-2010.jpg


Snapdragon 802 không thể sống chung với các bộ xứ lý do các nhà sản xuất TV phát triển cũng như HDP truyền thống không thể kết hợp thành một với Android Box

Điều này cũng giống như sự đối đầu giữa HP Player truyền thống và Android Box vậy. Do sử dụng các bộ xử lý chuyên dụng, chất lượng hình ảnh và âm thanh của đầu HDP truyền thống theo nhận xét của nhiều người là tốt hơn. Tuy nhiên so với bộ xử lý đa dụng mà các đầu Android Box sở hữu, chipset bên trong của HDP truyền thống lại không thể xử lý mượt bằng ở các ứng dụng giải trí, chẳng hạn như chơi game. Sẽ là một sự hoàn hảo nếu chúng ta tích hợp cả bộ xử lý trên vào trong một sản phẩm, tuy nhiên điều này sẽ khiến giá cả tăng đáng kể mà những cải thiện mà nó đem lại chưa chắc đã thuyết phục được người dùng bỏ tiền ra.

04dsc01886hed.jpg


Các nhà sản xuất TV Trung Quốc đặt nặng giá cả hơn là chất lượng

Và chúng ta cũng không thể không nhắc tới các nhà sản xuất TV của Trung Quốc, nơi các giải pháp trọn gói như Snadragon 802 luôn được ưa chuộng. Trên giấy tờ, chipset của Qualcomm là sự lựa chọn hoàn hảo vì không cần phải tốn quá nhiều chi phí phát triển bộ xử lý hình ảnh và âm thanh riêng như các tên tuổi lớn. Thậm chí Qualcomm còn cung cấp cả bộ phát triển ứng dụng dựa trên Android 4.4 Kit Kat, vốn là nền tảng được ưa chuộng nhất Trung Quốc. Ngặt nỗi với cấu hình chẳng khác gì Snapdragon 800, thậm chí còn bổ sung thêm nhiều tính năng TV, chipset mới hứa hẹn có giá thành bằng hoặc cao hơn người anh em của mình. Với các thương hiệu vốn nhạy cảm về giá của Trung Quốc, những tên tuổi mà có thể hi sinh cả chất lượng để đưa ra cái giá sốc hàng, Snapdragon 802 đáng tiếc là không phải là một sự lựa chọn khả thi.

Tất cả những yếu tố trên, không ít thì nhiều đã dẫn đến sự thất bại của Snapdragon 802 trước cả khi nó chính thức được thương mại hóa. Đây là một lời cảnh báo đối với các thương hiệu khác muốn nhảy vào thị trường TV 4K vốn được xem là trào lưu trong năm 2014 này. Dù bề ngoài là một mảnh đất màu mỡ đang mời gọi khai khá, tren thực tế nó là sân chơi của những ông lớn đầy kinh nghiệm trong ngành công nghiệp sản xuất TV và lính mới dù có bảng lý lịch hoành tráng cũng chưa chắc tìm được chỗ đứng.

Một điều an ủi dành cho Qualcomm có lẽ là họ không phải là hãng duy nhất thừa nhận thất bại trong việc đánh vào mảng kinh doanh mới. Mới đây, Nvidia cũng đã thừa nhận rằng đã thất bại thảm hại trong việc thương mại hóa bản quyền kiến trúc Kepler và doanh số của máy chơi game Shield cũng vô cùng thất vọng. Bên cạnh đó, dù không chính thức thừa nhận nhưng Intel cũng chả mấy thành công với chipset Atom cho di động, nơi mà Qualcomm vẫn đang tung hoành.

Theo Kitguru
 
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

Qualcomm chưa chắc đã nói và làm đi đôi với nhau, nhiều khi âm thầm sản xuất chăng.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

Ngay cả TQ cũng ko sống được, bảo sao phải khai tử...
 

danhthangvn

Member
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

Mình thì thấy full HD là quá ổn rồi, lúc nào mà có cái tv >120" thì lúc đó có thể sẽ nghĩ đến 4k, hiện tại thì mình thấy những tv >60" vẫn ổn với 1080p.
 

albatron

Member
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

Mình thì thấy full HD là quá ổn rồi, lúc nào mà có cái tv >120" thì lúc đó có thể sẽ nghĩ đến 4k, hiện tại thì mình thấy những tv >60" vẫn ổn với 1080p.

sẽ thay đổi quan điểm sớm vì điện thoại 5 in giờ cũng full HD rồi kìa
 

danhthangvn

Member
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

sẽ thay đổi quan điểm sớm vì điện thoại 5 in giờ cũng full HD rồi kìa

Cái điện thoại thì bạn nhìn ở khoảng cách quá gần; hơn nữa các nhà sx điện thoại làm cho chúng ta bị xoáy vào cuộc chạy đua các thông số, chứ phân giải màn hình điện thoại cỡ ~300dpi là quá ngon rồi, hơn nữa thì mắt thường chúng ta cũng chả phân biệt được.
 
Ðề: Qualcomm khai tử Snapdragon 802: Khi 4K không phải là vùng đất hứa

chốt lại câu này
"hầu hết các nhà sản xuất lớn như Sony, Samsung, LG, Toshiba, Sharp hay Panasonic đều tự mình phát triển bộ xử lý hình ảnh của riêng mình. Khả năng sử dụng bộ xử lý của hãng thứ 3 là gần như là một con số 0 tròn trĩnh. Thậm chí ngay cả khi bộ xử lý do chính những hãng này phát triển nên (đặc biệt là các thương hiệu từ Nhật Bản như Sony hay Panasonic) tỏ ra khá kém cỏi trong các tính năng Smart, họ vẫn quyết không thay đổi."
 
Bên trên