torune
Film critic
Imprint Energy – startup đến từ Alameda, California - hiện đang phát triển một loại pin, hay đúng hơn là hình thái pin mới hết sức độc đáo. Pin dẻo. Loại pin này làm từ các tấm kẽm mỏng trên nền nhựa polymer và được sản xuất đại trà thông qua máy in phim công nghiệp. Theo nhà sản xuất, pin đang vào giai đoạn thử nghiệm trên các thiết bị đeo tay thông minh và được kỳ vọng sản xuất đại trà nhằm cung cấp năng lượng liên tục cho việc vận hành thiết bị điện tử đeo tay, thiết bị y khoa, dán nhãn hàng hoá và các cảm biến chuyên biệt cho mục đích môi trường.
Mục tiêu mà công ty đang hướng tới trong việc hoàn thành sản phẩm chính là làm sao để pin chạy trơn tru và an toàn trên cơ thể người dùng. Bên cạnh đó, thiết kế pin dẻo là điểm ưu việt so với các pin Li-Po hay Li-Ion bởi những pin thuộc thế hệ cũ khá cứng nhắc trong khâu tạo hình và không linh hoạt với nhiều kiểu dáng sản phẩm sáng tạo. Pin dẻo mới hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào trong một đơn vị thể tích cực nhỏ. Nó thậm chí đủ để vận hành những cảm biến kết nối Wi-Fi.
Imprint Energy gần đây đã nhận được nguồn tài trợ 6 triệu USD từ các đối tác của quỹ đầu tư Phoenix Venture cũng như tử AME Cloud Ventur – được lập nên bởi Jerry Yang (người đồng sáng lập Yahoo). Nguồn tiền trên sẽ được dùng để phát triển công nghệ hoá học độc quyền và chuẩn bị cho các bước đổ bộ thị trường của loại pin mới.
Ý tưởng pin dẻo đã được bà Christine Ho – người thành lập startup – nung nấu từ khi còn trên ghế đại học California, Berkeley. Trong suốt thời gian đó, bà đã cộng tác với nhiều nhà nghiên cứu người Nhật Bản để thiết kế một loại pin sử dụng các phân tử kẽm và có thể in ấn dễ dàng với công nghệ in 3D.
Các loại pin sử dụng cho thiết bị di động hiện tại có chứa Liti – một hoạt chất “nhạy cảm” và cần được bảo vệ bởi nhiều lớp khối. Trong khi đó, kẽm an toàn hơn và được sử dụng trong các loại pin đời đầu. Trong quá trình sử dụng, các phần tử kẽm bị ăn mòn và hình thành cấu trúc nhánh, từ đó dẫn đến việc năng lượng bị hao mòn. Tuy nhiên, Christine Ho đã chế tạo được một lớp phủ polymer có thể chống lại được quá trình trên, khiến pin ổn định hơn cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Mặc dù pin dẻo không thể sạc được nhưng xét về toàn diện nó dễ sản xuất, dễ tiêu huỷ hơn các pin Liti đời cũ.
Hiện tại, Imprint Energy đang thử nghiệm pin để chưa ra các tiêu chuẩn so sánh, điểm benchmark và lộ trình giới thiệu tới người dùng. Bên cạnh đó, công ty còn hé lộ tham vọng lớn trong việc gắn pin vào trong quần áo. Dự án này đã được quân đội Mỹ hỗ trợ với phương hướng phát triển pin dùng để chạy các cảm biến theo dõi tình trạng sức khoẻ quân lính. Ngoài ra, trong tương lai gần, pin dẻo sẽ được dùng để chạy các cảm biến gắn nhãn thông minh lên thức ăn, đồ đạc trong các kho bãi và siêu thị…
Mục tiêu mà công ty đang hướng tới trong việc hoàn thành sản phẩm chính là làm sao để pin chạy trơn tru và an toàn trên cơ thể người dùng. Bên cạnh đó, thiết kế pin dẻo là điểm ưu việt so với các pin Li-Po hay Li-Ion bởi những pin thuộc thế hệ cũ khá cứng nhắc trong khâu tạo hình và không linh hoạt với nhiều kiểu dáng sản phẩm sáng tạo. Pin dẻo mới hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào trong một đơn vị thể tích cực nhỏ. Nó thậm chí đủ để vận hành những cảm biến kết nối Wi-Fi.
Imprint Energy gần đây đã nhận được nguồn tài trợ 6 triệu USD từ các đối tác của quỹ đầu tư Phoenix Venture cũng như tử AME Cloud Ventur – được lập nên bởi Jerry Yang (người đồng sáng lập Yahoo). Nguồn tiền trên sẽ được dùng để phát triển công nghệ hoá học độc quyền và chuẩn bị cho các bước đổ bộ thị trường của loại pin mới.
Ý tưởng pin dẻo đã được bà Christine Ho – người thành lập startup – nung nấu từ khi còn trên ghế đại học California, Berkeley. Trong suốt thời gian đó, bà đã cộng tác với nhiều nhà nghiên cứu người Nhật Bản để thiết kế một loại pin sử dụng các phân tử kẽm và có thể in ấn dễ dàng với công nghệ in 3D.
Các loại pin sử dụng cho thiết bị di động hiện tại có chứa Liti – một hoạt chất “nhạy cảm” và cần được bảo vệ bởi nhiều lớp khối. Trong khi đó, kẽm an toàn hơn và được sử dụng trong các loại pin đời đầu. Trong quá trình sử dụng, các phần tử kẽm bị ăn mòn và hình thành cấu trúc nhánh, từ đó dẫn đến việc năng lượng bị hao mòn. Tuy nhiên, Christine Ho đã chế tạo được một lớp phủ polymer có thể chống lại được quá trình trên, khiến pin ổn định hơn cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Mặc dù pin dẻo không thể sạc được nhưng xét về toàn diện nó dễ sản xuất, dễ tiêu huỷ hơn các pin Liti đời cũ.
Hiện tại, Imprint Energy đang thử nghiệm pin để chưa ra các tiêu chuẩn so sánh, điểm benchmark và lộ trình giới thiệu tới người dùng. Bên cạnh đó, công ty còn hé lộ tham vọng lớn trong việc gắn pin vào trong quần áo. Dự án này đã được quân đội Mỹ hỗ trợ với phương hướng phát triển pin dùng để chạy các cảm biến theo dõi tình trạng sức khoẻ quân lính. Ngoài ra, trong tương lai gần, pin dẻo sẽ được dùng để chạy các cảm biến gắn nhãn thông minh lên thức ăn, đồ đạc trong các kho bãi và siêu thị…
Theo mashable