Phim kinh điển bị cấm

Premiership

Well-Known Member
Dù ít có trường hợp “cấm phim” nào được ghi nhận gần đây, nhưng trong quá khứ, nhiều bộ phim từng bị cấm vì nội dung bạo lực, tình dục, tôn giáo.

A Clockwork Orange (1971)


1626823744386-png.664502


Chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Anthony Burgess, A Clockwork Orange (Quả cam máy móc) nằm trong danh sách những bộ phim gây tranh cãi bậc nhất của nhiều bảng xếp hạng. Bộ phim của đạo diễn bậc thầy Stanley Kubrick đặt câu chuyện ở một tương lai giả tưởng của nước Anh, kể về cậu thiếu niên 15 tuổi Alex cùng băng đảng lang thang ngoài đường phố để đánh đập những nạn nhân tình cờ và hiếp dâm phụ nữ. Bộ phim nổi tiếng vì gây ra nhiều vụ bắt chước một cách mù quáng, khiến nó bị cấm ở Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Ireland (1971 đến 2000). Nhiều người cho đây là lý do khiến đạo diễn Kubrick rút bộ phim ra khỏi hệ thống phát hành ở Anh năm 1973 và chỉ được phát hành lại bằng đĩa DVD vào năm 2000. Sau khi ông qua đời, vợ ông là bà Christiane mới tiết lộ lý do thực sự là vì cảnh sát báo động có những đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của ông và gia đình. Phim nhận được 4 đề cử Oscar cho giải phim xuất sắc, đạo diễn, biên kịch và dựng phim.

The Texas Chainsaw Massacre (1974)

1626823797910-png.664503

Bộ phim của đạo diễn Tobe Hooper làm sởn gai ốc người xem bằng câu chuyện về 5 người bạn đi viếng mộ ông nội sau khi nghe tin nó sẽ bị giải tỏa. Chuyến đi biến thành nỗi kinh hoàng khi một loạt sự kiện khiến họ rơi vào căn nhà của một gia đình chuyên ăn thịt người. The Texas Chainsaw Massacre (Vụ thảm sát bằng cưa máy ở Texas) để lại nỗi ám ảnh cho khán giả về tên sát nhân Leatherface với hung khí là chiếc cưa máy. Bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về tên sát nhân Ed Gein khoác lớp da phụ phụ nữ, nhưng không dùng cưa máy. Phim từng bị cấm ở Phần Lan, Anh quốc, Brazil, Australia, Đức, Chile, Iceland, Ireland, Na Uy, Singapore, Thụy Điển.

The Exorcist (1973)

1626823861491-png.664505

Bộ phim kinh dị gây tranh cãi bậc nhất của mọi thời đại này kể câu chuyện về một bé gái 12 tuổi có những biểu hiện như bị quỷ ám sau khi chơi trò cầu hồn. 2 thầy tu đến để cố gắng cứu rỗi linh hồn cô bé. The Exorcist (Quỷ ám) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của William Peter Blatty, từng bị cấm ở Anh quốc, Malaysia và Singapore. Nhưng dù vậy nó vẫn được giới phê bình đánh giá cao khi nhận được 10 đề cử Oscar và thắng 2 giải âm thanh và kịch bản. Cũng như, thành công với doanh thu 441 triệu USD trên toàn cầu và ảnh hưởng tới nhiều phim “ăn theo” sau này.

Life of Brian (1979)

1626823909458-png.664506

Từng được một tạp chí bình chọn là phim Anh hay nhất mọi thời đại, Life of Brian (Cuộc sống của Brian) kể câu chuyện về Brian sinh ra vào ngày Giáng Sinh. Cậu tin mình là đấng tiên tri được thượng đế gửi xuống, nhưng vấn đề là cậu không thuyết phục được ai tin được điều này. Phim bị cấm ở Na Uy (trong 2 năm 1979–1980), Singapore và Ireland (1979–1987) vì lý do nhạo báng tôn giáo nặng nề, cũng như không được các nhà hoạt động tôn giáo chấp nhận. Gần đây, một số nơi như xứ Wales, Thụy Điển cho chiếu lại bộ phim. Thậm chí, Thụy Điển còn sử dụng nhãn “gây tranh cãi” để tiếp thị tác phẩm như một “bộ phim hài hước từng bị cấm ở Na Uy”.

The Last Tango in Paris (1972)

lf

New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Ý (1972–1986), Bồ Đào Nha (1973–1974)… là những nước đã từng cấm The Last Tango in Paris (Bản tango cuối ở Paris). Tòa án địa phương của Ý thậm chí còn buộc tội đạo diễn Bernardo Bertolucci 4 tháng tù giam vì đã thực hiện ra bộ phim. Tuy vậy, bản thân thành phố Paris lại không hề cấm cửa tác phẩm gây tranh cãi này. Một cô gái trẻ người Paris (Maria Schneider) bị cuốn vào mối quan hệ xác thịt nhầy nhụa với một thương nhân trung niên người Mỹ (Marlon Brando), người chỉ muốn sự liên hệ giữa họ không gì hơn ngoài tình dục. Bộ phim chịu tai tiếng vì cảnh tình dục dùng bơ làm chất bôi trơn. Chính cảnh này đã trở thành nỗi ám ảnh của nữ diễn viên Schneider. Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Post vào năm 2007, cô nói: “Tôi cảm thấy nhục nhã và, thành thật mà nói, tôi cảm thấy hơi bị hiếp dâm một chút… Thật cảm ơn là chỉ đúng một cảnh… tôi không bao giờ dùng bơ để nấu món gì nữa, chỉ dùng dầu olive”.

All Quiet on the Western Front (1930)

1626824234760-png.664510

Dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đức Erich Maria Remarque, All Quiet on the Western Front (Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh) kể lại hành trình của một nhóm thanh niên trẻ người Đức đã lên đường đăng lính sau khi bị kích động bởi một vị giáo sư hiếu chiến cổ vũ lên đường “bảo vệ tổ quốc” trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 1. Cuộc chiến khiến họ đối diện với thương vong, nhận ra bi kịch của chiến tranh và biết rằng mình đã nhận thức sai về kẻ thù. Bộ phim từng bị Đức quốc xã cấm chiếu sau một vài buổi chiếu hạn chế khiến một số thành viên quốc xã nổi giận ném la hét trong rạp chiếu. Lệnh cấm bị dỡ bỏ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Caligula (1979)

1626824586786-png.664512

Bộ phim do Bob Guccione, “ông trùm” sáng lập tạp chí khiêu dâm Penthouse bỏ vốn ra đầu tư sản xuất, nên không lạ gì khi nó gây tranh cãi về nội dung tình dục. Caligula là một bạo chúa của đế chế La Mã cổ đại, người đã dùng bạo lực để đoạt ngôi vua. Bộ phim dõi theo hành trình khi ông còn trên đỉnh cao của sự hùng mạnh và minh mẫn, sau đó ngày càng mất trí trong cách cai trị đế chế bằng bạo lực và tra tấn, cũng như những ham muốn xác thịt với em gái. Bộ phim gây tranh cãi vì cách mô tả bạo lực, cũng như những cảnh khỏa thân vô cớ và những sự loạn luân của nhân vật. Phim bị cấm ở Canada và Iceland.

The Last House on the Left (1972)

1626824654562-png.664513

2 thiếu nữ đi dự nhạc hội rock để mừng sinh nhật. Sau đó vì muốn thử chút cần sa trong thành phố, họ bị bắt cóc bởi một băng gồm những tên tâm thần vừa thoát khỏi nhà tù. Bộ phim bị cấm ở Anh quốc (1984–2002), Singapore, Iceland, New Zealand, Na Uy, Đức và trong suốt hơn 32 năm qua ở Úc. Đạo diễn cho bộ phim này là Wes Craven, người từng làm phim The Hills have Eyes (1977) bị cấm ở Phần Lan, A Nightmare on Elm Street (1984) và loạt phim The Scream.

Freaks (1932)

1626824828710-png.664515

Một nghệ sĩ nhào lộn xinh đẹp quyết định cưới người lãnh đạo gánh xiếc, người cũng đóng vai một chú lùn trong chương trình tạp kỹ của gánh. Những người bạn của ông phát hiện cô cưới ông chỉ vì quyền thừa kế. Đạo diễn Tod Browning đã làm điều khác thường là thích để các diễn viên giống như ngoài đời thực với bộ dạng xấu xí, hơn là dùng hóa trang, phục trang. Lựa chọn của ông gây sốc cho khán giả đương thời. Phim từng bị cấm ở Ý, Phần Lan và Ireland.

The Evil Dead (1983)

1626824913595-png.664516

5 người bạn đi du lịch tới một căn nhà gỗ treo trong rừng, nơi họ tìm thấy cuốn sách của thần chết, vô tình gọi lên những âm hồn biến họ thành những xác sống. Bộ phim từng bị nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau chỉ trích là “cuốn băng video dơ bẩn” vì nội dung bạo lực với sự nhấn mạnh và dẫn giải. Phim bị cấm ở Malaysia, Anh Quốc (1983–1990), Đức (1984), Thụy Điển, Iceland, Ireland và Singapore.


Ngoài bạo lực hoặc chính trị, sex là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng bị cấm chiếu trong một thời gian dài.


The Outlaw (1943)

the-outlaw-poster-lithograph__50020.1620263726.jpg

Đây là bộ phim đầu tiên xuất hiện những cảnh mây mưa lộ da thịt của điện ảnh phương Tây. Do đạo diễn Howard Hughes thực hiện, The Outlaw kể lại cuộc đời của tướng cướp Billy the Kid và từng bị cấm chiếu ở một số khu vực tại nước Mỹ trong nhiều năm liền, trước khi được Hội đồng duyệt phim Hollywood chấp thuận thông qua. So với những bộ phim hạng B hiện tại, The Outlaw khá “lành tính”, bởi khán giả cũng chỉ được chiêm ngưỡng bộ ngực mỹ miều của nữ diễn viên Jane Russell, một trong những “quả bom sex” đầu tiên của Hollywood, mà thôi.

Baby Doll (1956)


MV5BMTg1ZjZiZjQtNjczOS00ZTI4LTlkY2ItZDE1YWU0ZmVkNTA2XkEyXkFqcGdeQXVyMTY5Nzc4MDY@._V1_.jpg

Bộ phim kể về mối thù giữa hai chủ nhà máy sợi cotton, đỉnh điểm là khi một trong hai quyết định quyến rũ cô vợ 19 tuổi theo đạo Tin Lành của kẻ còn lại. Tuy không có nhiều cảnh sex trần trụi, nhưng Baby Doll lại bị nhiều cộng đồng đạo Tin Lành thời bấy giờ chỉ trích, vì cho rằng những cảnh quan hệ tình dục trong phim đi ngược với giáo lý và đạo đức của họ. Sau đó, phim bị cấm chiếu tại Thụy Điển cũng bởi lý do trên. Mặc dù vậy, Baby Doll là một bộ phim được đánh giá cao về nội dung, từng giành được một giải Quả cầu vàng tại hạng mục Đạo diễn xuất sắc.

I am Curious (Yellow) (1968)

kuzma_evergreen_68.jpg

Bị đánh đồng là văn hóa phẩm khiêu dâm, I am Curious (Yellow) từng không thể đến được với khán giả tại bang Massachusetts, nước Mỹ. Gặp chuyện tai tiếng là vậy nhưng bộ phim của điện ảnh Thụy Điển về sau lại được giới phê bình ca ngợi, bởi góc quay nghệ thuật cùng phong cách noir đầy sáng tạo trong cảnh làm tình giữa hai nhân vật chính. Bộ phim cũng là câu chuyện có thật về mối tình giữa đạo diễn Vilgot Sjöman và cô người yêu theo học trường kịch nghệ, Lena Lyman. Trong phim, tất cả các diễn viên đều sử dụng tên thật của bản thân.

Pink Flamingos (1972)

pink_flamingos_r97_original_film_art_1200x.jpg

Do đạo diễn John Waters thực hiện, Pink Flamingos là bộ phim hài xoay quanh chuyện một nữ trùm xã hội đen tại khu Baltimore tìm cách chống chọi lại cặp vợ chồng luôn tìm cách hạ nhục cô. Không chỉ tai tiếng về những cảnh sex rất “thực”, bộ phim còn bị tố cáo vì vấn đề bạo hành động vật, khi có một cảnh mà nhân vật trong phim khỏa thân, kẹp những con gà vào… bộ phận sinh dục của mình. Bộ phim gây sốc này bị cấm chiếu tại Úc, Na Uy và Nova Scotia cho tới tận năm 1997.

I Spit on Your Grave (1978)

i_spit_on_your_grave_1978_original_film_art_7c13a6b7-ef36-4b05-b325-59ebdab6bcd9_1200x.jpg

Tác phẩm kinh dị có đề tài trả thù của điện ảnh Mỹ từng bị cấm chiếu ở rất nhiều nước như Ai-len, Na Uy, Iceland… Phim bắt nguồn từ việc một nữ nhà văn đến nơi vùng núi hoang vắng để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới. Tuy nhiên, cô lại bị một nhóm thanh niên trong vùng cưỡng hiếp dã man và bỏ mặc trong rừng. May mắn thay, cô vượt qua được cơn nguy kịch và khi đã trấn tĩnh lại, cô gái bắt đầu đi lần tìm và trả thù từng kẻ đã hãm hại cô theo cách tàn nhẫn nhất có thể. Khi ra mắt, I Spit on Your Grave nhận được nhiều phản hồi trái chiếu, phần lớn là chỉ trích cảnh cưỡng hiếp được thể hiện khá dài, tới mức vô nhân đạo.

The Tin Drum (1979)

33GcylWNQvIKPneqIDDpcJnFPoUtSg_large.jpg

The Tin Drum từng thắng giải Oscar tại hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc trước khi bị cấm chiếu bởi Hội đồng kiểm duyệt phim Canada. Trong phim xuất hiện cảnh miêu tả “chi tiết” mối tình của một cậu nhóc 11 tuổi và cô bạn gái 16 tuổi. Thế nên, The Tin Drum bị hội đồng trên tố cáo là có dấu hiệu lạm dụng tình dục trẻ em. Thậm chí, chính quyền Canada còn có ý định truy ra và xử phạt các công dân đã mua DVD của bộ phim này. Cảnh gây tranh cãi của phim là khi cậu bé liếm bụi phấn ngọt được rắc vòng quanh rốn của cô gái 16 tuổi. Nhiều câu thoại trong cảnh này nhấn mạnh việc khẩu dâm của cậu bé trước khi cậu quan hệ tình dục với cô bạn gái.

Mildred Pierce (1945)

mildred-pierce-vintage-movie-poster-original-1-sheet-27x41-7747.jpg

Vật lộn với cuộc sống khó khăn trong thời kỳ Đại Suy thoái, người phụ nữ đã ly hôn một lần - Mildred Pierce Beragon không biết làm thế nào để thỏa mãn tham vọng thăng tiến của cô con gái ngoài cách kết hôn với một người đàn ông chơi bời nhưng có thế lực với hy vọng có thể đổi đời cho cả hai mẹ con.

Đáng tiếc, cô con gái của Mildred Pierce vì bị ám ảnh bởi danh vọng đã tán tỉnh cả bố dượng. Một chuyện phim như vậy trong thời đại ngày nay sẽ không gây tranh luận gì to tát nhưng ngày đó, cuốn tiểu thuyết của tác giả James M. Cain đã bị cấm phát hành tại thành phố Boston, Mỹ và đương nhiên bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cũng bị cấm. Ireland khi đó cũng ra lệnh cấm chiếu đối với “Mildred Pierce”.

Tuy vậy, bất chấp dư luận, phim vẫn giành được 6 đề cử tại giải Oscar, trong đó có đề cử cho Phim, Nữ diễn viên phụ, Kịch bản chuyển thể và Phim đen trắng xuất sắc nhất. Nữ diễn viên chính trong phim - Joan Crawford đã giành được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Cleopatra (1963)

cleopatra_R70s_yugo_original_film_art_1200x.jpg

Phim từng giành được 9 đề cử tại giải Oscar và rinh về 4 giải, trong đó, “Cleopatra” còn được đề cử ở hạng mục quan trọng như Phim hay nhất. Tuy vậy, phim bị cấm chiếu tại Ai Cập và nhiều rạp chiếu của Mỹ vì những lý do bên lề.

Ai Cập cho rằng nữ diễn viên Elizabeth Taylor, người vào vai Nữ hoàng Cleopatra là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái còn các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Mỹ lại cho rằng tư cách đạo đức của cặp diễn viên chính trong phim là quá tồi tệ, vì vậy, phim cần phải bị tẩy chay.

Việc nam diễn viên Richard Burton phải lòng nữ diễn viên Elizabeth Taylor trên phim trường và ngay lập tức ly hôn vợ để kết hôn với Taylor khi đó bị cho là một hành động vô đạo đức, không thể chấp nhận được đối với những người sùng đạo.

The Last Temptation of Christ (1988)

MV5BM2QzYjc5ZmEtYmU0YS00OTMxLWFmZTAtMTQyYmM0ZmI4YjkwXkEyXkFqcGdeQXVyMjQ0NzE0MQ@@._V1_.jpg

Những bộ phim làm về đề tài tôn giáo luôn gây nên nhiều phản ứng trái chiều. Phim “The Last Temptation of Christ” khi đó cũng làm dấy lên những cuộc biểu tình dữ dội diễn ra ở Mỹ khiến phim bị cấm chiếu ở thành phố Savannah, bang Georgia.

Ban đầu các hãng đĩa còn từ chối việc bày bán các đĩa phim trong cửa hàng. Tuy vậy, đạo diễn của phim - Martin Scorsese vẫn nhận được một đề cử cho Đạo diễn xuất sắc nhất tại giải Oscar.

Brokeback Mountain (2005)

brokeback_mountain_2005_original_film_art_1200x.jpg

Bộ phim đề cập tới tình yêu của 2 người đàn ông đồng tính đã giành được tới 8 đề cử và rinh về 3 tượng vàng Oscar. Tuy vậy, Trung Quốc và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập khi đó đã cấm chiếu bộ phim này. Đối với Ả Rập, bộ phim đã phá hoại “những giá trị đạo đức xã hội”.

P/S: nguồn sưu tầm...
 
Bên trên