lengockhanhi
Film critic
Chào các bạn, Nhi viết bài sau đây nhằm 2 mục đích, thứ nhất là phân tích kịch bản của thể loại phim hành động theo quan điểm Vật lý (cơ học), từ đó chứng minh rằng: Không bao giờ có thể triệt tiêu được yếu tố bạo lực trong phim hành động.
Kịch bản phim hành động có đặc trưng khác so với những thể loại phim còn lại, vì nó luôn mô tả một chuyển động trong không gian (bối cảnh) và 1 khoảng thời gian (tính từ đầu phim cho đến khi kết thúc).
Tất cả phim hành động có thể được xếp vào 5 loại mô hình theo sơ đồ dưới đây.
Ghi chú: trong mô hình này, có 3 hình tròn đại diện cho 3 loại nhân vật khác nhau trong phim hành động: Hình tròn màu đỏ là nhân vật chính, người anh hùng, hình tròn đen là kẻ gian ác, hình tròn xanh nhỏ hơn là 1 nhân vật yếu cần được bảo vệ che chở.
Trong mô hình A, ta thấy rằng một phim hành động cần tối thiểu 2 nhân vật, là anh hùng và kẻ gian ác, họ luôn đối đầu nhau, chính vì chuyển động ngược chiều, chắc chắn phải có sự va chạm và lực tương tác xuất hiện. Tùy thuộc vào vận tốc và khối lượng của mỗi bên mà lực này sẽ lớn hay nhỏ, nhưng chắc chắn nó phải có. Ta gọi đây là mô hình: 1 mất 1 còn
Ở mô hình A, hai nhân vật lâm vào tình thế tranh giành 1 lãnh địa, chỉ có tiến không có đường lúi, lùi là thất bại, là chết. Cuộc chiến sinh tồn giữa họ sẽ rất quyết liệt. Không bên nào có thể đứng yên nếu không muốn bị đẩy xuống vực thẳm
NHững phim hành động có thể xếp vào mô hình A có rất nhiều, đơn giản nhất là phim võ thuật, từ Diệp vấn, Mãnh Long quá Giang cho tới Rocky, Spartacus đều mô tả cùng 1 hiện tượng.
Một số phim hành động rất hay khác cũng thuộc mô hình A, từ cổ xưa như Cliffhanger, Die hard, cho tới gần đây nhất là Matrix, The raid redemption...
Mô hình B, ta gọi là sự báo thù. Trong trường hợp này, kẻ gian ác tấn công trước và tạo ra 1 lực rất mạnh đẩy người hùng ra xa, nhưng sau đó, người hùng quay ngược trở lại và đập vào kẻ ác với một lực mạnh tương tự (nếu không có ma sát).
Mô hình B được ứng dụng rất thường xuyên trong kịch bản phim hành động Châu Á và Hollywood, từ độc thủ đại hiệp cho tới Rambo, Robocop... đều có tính cách báo thù như thế này.
Như vậy nếu không có lực tác động, sẽ không thể phát sinh những diễn tiến, hiện tượng trong kịch bản. Lực tác động bắt buộc phải có.
Mô hình C còn gọi là: Bảo vệ kẻ yếu (hay anh hùng cứu mỹ nhân), trong đó vai trò của người hùng là phải đem thân mình ngăn cản sức tiến công mãnh liệt của kẻ gian ác, nhằm bảo vệ cho một kẻ yếu thế phía sau. Đây là mô hình kịch bản tốt nhất, hay nhất. Những phim hành động có kịch bản viết theo mô hình này luôn là những phim hay, ví dụ như: Zatoichi hiệp sĩ mù, Terminator 2, The dark knight, Saving the private Ryan, The man from no where...
Trong mô hình này, người hùng bắt buộc phải chịu thương tổn, hy sinh, và những lực tác động của hai bên rất mạnh, không ngừng nghỉ, tạo nên yếu tố kịch tính (thriller) cho bộ phim.
Mô hình D: Phòng thủ
Đây là kịch bản thường thấy trong những phim chiến tranh, khi 1 nhóm người hùng phải cố thủ trong một lãnh địa để không cho kẻ gian ác tràn vào bên trong, hấu hết phim chiến tranh từ cổ trang cho tới hiện đại đều theo mô hình này.
Một số phim kinh điển có thể kể tới như: Lord of the Rings, Pháo đài Brest, Stalingrad, Kingdom of heaven...
Mô hình E: tranh đua
Trong mô hình này, hai tuyến nhân vật chuyển động cùng về 1 phía nhằm hướng tới 1 mục đích xác định. Kẻ nào đến đích trước sẽ đoạt được phần thưởng, nghe qua giống như 1 cuộc đua xe hơi. Thật vậy, trong cuộc đua tài này, vận tốc không phải là yếu tố duy nhất quyết định, mà hai nhân vật phải đấu với nhau để loại đối thủ bằng lực tác động nữa.
Loại kịch bản này thường dùng cho những phim phiêu lưu, mạo hiểm. Từ Indiana Jones, cho tới Mummy, Hải tặc Caribean.
Những phim thuộc mô hình E thường có yếu tố bạo lực tối thiểu, thuộc loại PG13, vì sự đối đầu của 2 tuyến nhân vật không rơi vào hoàn cảnh sống còn như các mô hình trên.
Kết luận của bài viết này rất đơn giản: Nếu không có lực tác động giữa các nhân vật, 2 bên sẽ đứng ì ra 1 chỗ, không có bất kì diễn tiến nào, và câu chuyện sẽ không bao giờ diễn ra.
Hay nói khác hơn: Bạo lực là yếu tố cơ bản để phát sinh ra hành động trong phim hành động. Phim hành động không có bạo lực ? Chắc bạn đang nằm mơ ?
Kịch bản phim hành động có đặc trưng khác so với những thể loại phim còn lại, vì nó luôn mô tả một chuyển động trong không gian (bối cảnh) và 1 khoảng thời gian (tính từ đầu phim cho đến khi kết thúc).
Tất cả phim hành động có thể được xếp vào 5 loại mô hình theo sơ đồ dưới đây.
Ghi chú: trong mô hình này, có 3 hình tròn đại diện cho 3 loại nhân vật khác nhau trong phim hành động: Hình tròn màu đỏ là nhân vật chính, người anh hùng, hình tròn đen là kẻ gian ác, hình tròn xanh nhỏ hơn là 1 nhân vật yếu cần được bảo vệ che chở.

Trong mô hình A, ta thấy rằng một phim hành động cần tối thiểu 2 nhân vật, là anh hùng và kẻ gian ác, họ luôn đối đầu nhau, chính vì chuyển động ngược chiều, chắc chắn phải có sự va chạm và lực tương tác xuất hiện. Tùy thuộc vào vận tốc và khối lượng của mỗi bên mà lực này sẽ lớn hay nhỏ, nhưng chắc chắn nó phải có. Ta gọi đây là mô hình: 1 mất 1 còn
Ở mô hình A, hai nhân vật lâm vào tình thế tranh giành 1 lãnh địa, chỉ có tiến không có đường lúi, lùi là thất bại, là chết. Cuộc chiến sinh tồn giữa họ sẽ rất quyết liệt. Không bên nào có thể đứng yên nếu không muốn bị đẩy xuống vực thẳm
NHững phim hành động có thể xếp vào mô hình A có rất nhiều, đơn giản nhất là phim võ thuật, từ Diệp vấn, Mãnh Long quá Giang cho tới Rocky, Spartacus đều mô tả cùng 1 hiện tượng.
Một số phim hành động rất hay khác cũng thuộc mô hình A, từ cổ xưa như Cliffhanger, Die hard, cho tới gần đây nhất là Matrix, The raid redemption...
Mô hình B, ta gọi là sự báo thù. Trong trường hợp này, kẻ gian ác tấn công trước và tạo ra 1 lực rất mạnh đẩy người hùng ra xa, nhưng sau đó, người hùng quay ngược trở lại và đập vào kẻ ác với một lực mạnh tương tự (nếu không có ma sát).
Mô hình B được ứng dụng rất thường xuyên trong kịch bản phim hành động Châu Á và Hollywood, từ độc thủ đại hiệp cho tới Rambo, Robocop... đều có tính cách báo thù như thế này.
Như vậy nếu không có lực tác động, sẽ không thể phát sinh những diễn tiến, hiện tượng trong kịch bản. Lực tác động bắt buộc phải có.
Mô hình C còn gọi là: Bảo vệ kẻ yếu (hay anh hùng cứu mỹ nhân), trong đó vai trò của người hùng là phải đem thân mình ngăn cản sức tiến công mãnh liệt của kẻ gian ác, nhằm bảo vệ cho một kẻ yếu thế phía sau. Đây là mô hình kịch bản tốt nhất, hay nhất. Những phim hành động có kịch bản viết theo mô hình này luôn là những phim hay, ví dụ như: Zatoichi hiệp sĩ mù, Terminator 2, The dark knight, Saving the private Ryan, The man from no where...
Trong mô hình này, người hùng bắt buộc phải chịu thương tổn, hy sinh, và những lực tác động của hai bên rất mạnh, không ngừng nghỉ, tạo nên yếu tố kịch tính (thriller) cho bộ phim.
Mô hình D: Phòng thủ
Đây là kịch bản thường thấy trong những phim chiến tranh, khi 1 nhóm người hùng phải cố thủ trong một lãnh địa để không cho kẻ gian ác tràn vào bên trong, hấu hết phim chiến tranh từ cổ trang cho tới hiện đại đều theo mô hình này.
Một số phim kinh điển có thể kể tới như: Lord of the Rings, Pháo đài Brest, Stalingrad, Kingdom of heaven...
Mô hình E: tranh đua
Trong mô hình này, hai tuyến nhân vật chuyển động cùng về 1 phía nhằm hướng tới 1 mục đích xác định. Kẻ nào đến đích trước sẽ đoạt được phần thưởng, nghe qua giống như 1 cuộc đua xe hơi. Thật vậy, trong cuộc đua tài này, vận tốc không phải là yếu tố duy nhất quyết định, mà hai nhân vật phải đấu với nhau để loại đối thủ bằng lực tác động nữa.
Loại kịch bản này thường dùng cho những phim phiêu lưu, mạo hiểm. Từ Indiana Jones, cho tới Mummy, Hải tặc Caribean.
Những phim thuộc mô hình E thường có yếu tố bạo lực tối thiểu, thuộc loại PG13, vì sự đối đầu của 2 tuyến nhân vật không rơi vào hoàn cảnh sống còn như các mô hình trên.
Kết luận của bài viết này rất đơn giản: Nếu không có lực tác động giữa các nhân vật, 2 bên sẽ đứng ì ra 1 chỗ, không có bất kì diễn tiến nào, và câu chuyện sẽ không bao giờ diễn ra.
Hay nói khác hơn: Bạo lực là yếu tố cơ bản để phát sinh ra hành động trong phim hành động. Phim hành động không có bạo lực ? Chắc bạn đang nằm mơ ?