Ðề: Phim chiến tranh: càng trần trụi càng hay!
Theo ý tôi, đã là film (film giải trí, bộ, lẻ) thì không thực, kể cả sách. Vì nội dung được trình bày theo ý chủ quan của tác giả. Ngoại lệ 1 chút là film tài liệu. Tại sao ngoại lệ? vì người quay film cũng chỉ đứng 1 phía chiến tuyến thôi. Nếu xem film tài liệu cuộc chiến Việt Nam từ phía người Cộng Sản sẽ khác với film từ các nhà quay film của các hãng thông tấn nước ngoài mà mọi người dễ tìm thấy trên youtube. Ý đồ chính trị là chủ đạo cho bộ film sản phẩm.
Cho nên bạn xem film để giải trí thì tùy. Nhưng để đưa ra nhận định thời cuộc, thực chất của vấn đề thì bạn nên đọc thêm, xem thêm các nguồn phía bên kia. So sánh và tư duy

. Ở thời đại này, câu: "trăm nghe không bằng mắt thấy" coi bộ lỗi thời. Internet là nguồn thông tin vô tận.
Tôi cũng thích xem film chiến tranh, giải trí lẫn tài liệu, và nhiều chiều. Trong bộ film "kẻ thù trước cổng" tôi thích cái đoạn nhân vật chính ra chiến trường. Mọi người lên tàu vượt sông, máy bay Đức nả xối xả trên đầu cổ nhưng thằng nào nhảy sông thì có biết bơi cũng như không vì sẽ lãnh đạn của chính đồng chí mình ban tặng cho cái hành động hết sức chính đáng phát xuất từ bản năng con người là muốn sống, nhưng bị xem là chết nhát, đào ngũ. Và còn 1 chi tiết tiếp theo là lúc lãnh đạn, lãnh súng... 2 thằng thì 1 được súng, 1 được đạn. Thằng nào được cái này thì thiếu cái kia để cả 2 thằng đều không mong mà đào ngũ. Nhưng nhìn vấn đề cho rõ ràng thì các đồng chí muốn dùng chiến thuật lấy thịt đè người kiểu tàu cộng vì lúc này người thì dư mà súng đạn thì thiếu và lệnh ở trên là không được bỏ chạy dù phải chết

... tôi cho đây là 2 chi tiết rất thực ngay lúc đó, đạo diễn tái dựng lại, dám đưa ra công khai, trong khi trước đó chế độ Cộng Sản ở LX không cho phép.