Samsung là một trong số những hãng luôn dẫn top đầu trong ngành sản xuất và phát triển điện thoại. Còn nhớ kể từ khi ra mắt 2 dòng sản phẩm Galaxy S3 và Note 2 vào năm 2013, hãng đã gây dựng được lòng tin nhờ vào hiệu suất cũng như tính năng vượt trội so với các smartphone flagship từ các hãng khác. Người viết đã có dịp trải nghiệm Note 2 vào thời điểm đó và cảm thấy Samsung đáng tin cậy hơn bao giờ hết: thời lượng pin lâu, camera hơn hẳn dòng Z của Sony lúc bấy giờ, S-Pen tiện dụng. Nhưng trải qua thời gian, khoảng cách của Samsung tạo ra đã bị các hãng các vùi lấp, thậm chí một vài hãng Trung Quốc có xu hướng vượt mặt ông lớn đến từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, không riêng gì Samsung, nhiều nhà sản xuất đến từ Đài Loan hay Nhật Bản cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Vậy tình trạng này xảy ra do đâu?
Thiết kế không có gì đặc sắc
Vừa ra mắt vào 16/6, Sony Xperia Z3+ không đạt được nhiều kì vọng từ phía người dùng. Tại sao? Câu hỏi vốn dĩ đã phải hỏi từ chiếc Z2 kia, nhưng Sony lại trả lời cho người dùng một cách khó có thể chấp nhận. Vốn là hãng công nghệ luôn tiên phong trong xu hướng thiết kế và trải nghiệm người dùng nhưng Sony không cho chúng ta thấy điều đó. Phải chăng hãng thấy Xperia Z3+ đã quá thừa thãi tính năng với người dùng. Tương tự như vậy, HTC One M9 như một phiên bản rename (bình mới rượu cũ) so với các thế hệ HTC One trước đó. LG, Samsung cũng không có nhiều thay đổi.
Tính năng không có gì hấp dẫn so với các đối thủ
Sony, kẻ đến muộn, luôn bị chê trách bởi việc ra mắt sản phẩm chậm trễ. Tuy nhiên, Kazuo Hirai vẫn có một lượng người dùng luôn bị hấp dẫn bởi trình nghe nhạc đỉnh Walkman và camera Cybershot đã có thương hiệu từ lâu. LG, một hãng không mạnh về quảng cáo thì luôn tìm cách thay đổi thiết kế bằng cách chuyển cụm phím âm lượng về mặt lưng. Samsung có S-pen là thế mạnh của dòng Galaxy Note vốn đã quá phổ biến với người dùng từ trước đó. Nhưng các tính năng này cứ duy trì mãi như vậy thì người dùng tại sao lại phải bỏ tiền ra để sắm hàng mới chỉ để chạy đua cấu hình?
Chính xác hơn là các hãng lớn đang bị đánh thuốc mê
Báo cáo tài chính gần đây đã chỉ ra rằng mảng điện thoại thông minh Samsung, Sony, HTC, LG đang có xu hướng đi xuống. Tình trạng này xảy ra bởi khá nhiều yếu tố. Thứ nhất, các hãng điện thoại đến từ Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo, OnePlus đang chiếm lĩnh thị trường tầm trung trong khi những smartphone của họ sở hữu cấu hình cao cấp cùng những tính năng quá hấp dẫn người dùng. Ví dụ như OnePlus sở hữu nền tảng mod của Cyanogen hay Xiaomi thì sở hữu giao diện MIUI tuỳ biến khá tốt. Thứ hai, giá cả từ các flagship của những nhà sản xuất điện thoại nổi tiếng quá cao, ví dụ như Note 5 gần ở ngưỡng 800$ khiến do người dùng không mấy thiện cảm khi chỉ hơn về mặt cấu hình so với mẫu Note 4 năm ngoái.
Hậu quả
HTC, Lenovo, Sony, LG cũng là những cái tên đã và đang có xu hướng “ngáp ngắn ngáp dài”. Tại sao? Cổ phiếu HTC đã đi xuống quá mức cho phép, khiến cho giá trị công ty chỉ là con số 0. Lenovo đang cắt giảm nhân viên để có thể tiếp tục duy trì cuộc chơi mảng mobile của mình. Sony đã đóng cửa tất cả các cửa hàng bán điện thoại tại Mỹ và sớm thôi, trang web bán online của hãng này cũng sẽ bị tắt đi tại thị trường sôi động này. LG cũng là cái tên tiếp theo khi giá trị lợi nhuận giảm 60% so với năm ngoái. Samsung cũng công bố rằng họ vẫn có doanh số bán ra tăng nhưng doanh thu giảm do doanh số của dòng high-end bán ra không được như ý muốn. Liệu có đúng là các ông lớn đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ sâu?
Tổng kết
Samsung và nhiều hãng khác nếu không có các chính sách phát triển mới thì mảng mobile cũng sẽ sớm muộn theo gót chân của Nokia. Cuộc chiến cam go về giá đã được các hãng điện tử Trung Quốc vùi lấp từ lâu, vấn đề ở đây là thời gian mà OnePlus hay Xiaomi lấy được lòng tin của người tiêu dùng, điều mà chắc chắn các hãng này sẽ làm được trong tương lai, chắc là chỉ trong khoảng đầu năm sau mà thôi.
Thiết kế không có gì đặc sắc

Xperia Z3 vs Xperia Z3+
Vừa ra mắt vào 16/6, Sony Xperia Z3+ không đạt được nhiều kì vọng từ phía người dùng. Tại sao? Câu hỏi vốn dĩ đã phải hỏi từ chiếc Z2 kia, nhưng Sony lại trả lời cho người dùng một cách khó có thể chấp nhận. Vốn là hãng công nghệ luôn tiên phong trong xu hướng thiết kế và trải nghiệm người dùng nhưng Sony không cho chúng ta thấy điều đó. Phải chăng hãng thấy Xperia Z3+ đã quá thừa thãi tính năng với người dùng. Tương tự như vậy, HTC One M9 như một phiên bản rename (bình mới rượu cũ) so với các thế hệ HTC One trước đó. LG, Samsung cũng không có nhiều thay đổi.
Tính năng không có gì hấp dẫn so với các đối thủ

Các hãng lớn có tính năng cũng như thông số tương tự nhau
Sony, kẻ đến muộn, luôn bị chê trách bởi việc ra mắt sản phẩm chậm trễ. Tuy nhiên, Kazuo Hirai vẫn có một lượng người dùng luôn bị hấp dẫn bởi trình nghe nhạc đỉnh Walkman và camera Cybershot đã có thương hiệu từ lâu. LG, một hãng không mạnh về quảng cáo thì luôn tìm cách thay đổi thiết kế bằng cách chuyển cụm phím âm lượng về mặt lưng. Samsung có S-pen là thế mạnh của dòng Galaxy Note vốn đã quá phổ biến với người dùng từ trước đó. Nhưng các tính năng này cứ duy trì mãi như vậy thì người dùng tại sao lại phải bỏ tiền ra để sắm hàng mới chỉ để chạy đua cấu hình?
Chính xác hơn là các hãng lớn đang bị đánh thuốc mê

Thử so sánh với các hãng giá rẻ đến từ Trung Quốc
Báo cáo tài chính gần đây đã chỉ ra rằng mảng điện thoại thông minh Samsung, Sony, HTC, LG đang có xu hướng đi xuống. Tình trạng này xảy ra bởi khá nhiều yếu tố. Thứ nhất, các hãng điện thoại đến từ Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo, OnePlus đang chiếm lĩnh thị trường tầm trung trong khi những smartphone của họ sở hữu cấu hình cao cấp cùng những tính năng quá hấp dẫn người dùng. Ví dụ như OnePlus sở hữu nền tảng mod của Cyanogen hay Xiaomi thì sở hữu giao diện MIUI tuỳ biến khá tốt. Thứ hai, giá cả từ các flagship của những nhà sản xuất điện thoại nổi tiếng quá cao, ví dụ như Note 5 gần ở ngưỡng 800$ khiến do người dùng không mấy thiện cảm khi chỉ hơn về mặt cấu hình so với mẫu Note 4 năm ngoái.
Hậu quả
HTC, Lenovo, Sony, LG cũng là những cái tên đã và đang có xu hướng “ngáp ngắn ngáp dài”. Tại sao? Cổ phiếu HTC đã đi xuống quá mức cho phép, khiến cho giá trị công ty chỉ là con số 0. Lenovo đang cắt giảm nhân viên để có thể tiếp tục duy trì cuộc chơi mảng mobile của mình. Sony đã đóng cửa tất cả các cửa hàng bán điện thoại tại Mỹ và sớm thôi, trang web bán online của hãng này cũng sẽ bị tắt đi tại thị trường sôi động này. LG cũng là cái tên tiếp theo khi giá trị lợi nhuận giảm 60% so với năm ngoái. Samsung cũng công bố rằng họ vẫn có doanh số bán ra tăng nhưng doanh thu giảm do doanh số của dòng high-end bán ra không được như ý muốn. Liệu có đúng là các ông lớn đang chuẩn bị chìm vào giấc ngủ sâu?
Tổng kết
Samsung và nhiều hãng khác nếu không có các chính sách phát triển mới thì mảng mobile cũng sẽ sớm muộn theo gót chân của Nokia. Cuộc chiến cam go về giá đã được các hãng điện tử Trung Quốc vùi lấp từ lâu, vấn đề ở đây là thời gian mà OnePlus hay Xiaomi lấy được lòng tin của người tiêu dùng, điều mà chắc chắn các hãng này sẽ làm được trong tương lai, chắc là chỉ trong khoảng đầu năm sau mà thôi.