terabyte
Banned
Kepler là cái tên đã giúp Nvidia đạt được những thành công rực rỡ trong lĩnh vực bộ xử lý đồ họa cho máy tính. Ngặt nỗi nỗ lực thương mại hóa bản quyền của Nvidia cho kiến trúc đồ họa này cho các thiết bị di động lại là một thất bại thảm hại. Thảm hại đến mức cho đến tận bây giờ, hãng vẫn chưa kiếm được bất kỳ hợp đồng nào.
Có một điều mà không phải ai cũng biết, Nvidia về cơ bản là một nhà thiết kế chip xử lý và việc sản xuất đều phải phụ thuộc vào các đối tác gia công. Đây là điều khá bình thường đối với những hãng công nghệ điện đại nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng như tập trung cho việc thiết kế thay vì phải lo lắng trăm bề như kiểu tất cả trong một (điển hình là Intel).
Tuy nhiên, với việc thị trường ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, một nhà thiết kế chip nhưng không có khả năng tự sản xuất như Nvidia gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tất cả các phân khúc. Đây là lý do mà sau sự thành công của Kepler, tháng 6 năm ngoái Nvidia đã chính thức tuyên bố sẽ thương mại hóa bản quyền của nhân GPU và thuật toán xử lý đồ họa và bán lại cho các nhà phát triển khác.
Về lý thuyết, đây là một chiến lược khá khôn ngoan và đã có không ít hãng thành công rực rõ với nó. Không cần nhìn đâu xa, ARM chính là minh chứng rõ ràng nhất. Hãng thiết kế chip này thậm chí còn chẳng cần phải sản xuất bộ xử lý cho mình mà bán bản quyền thiết kế ngay từ giai đoạn đầu cho các nhà phát triển khác. Và tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ các dòng chipset Atom của Intel thì tất cả smartphone hiện nay đều sử dụng bộ xử lý theo kiến trúc ARM, dù cho nhà sản xuất có là Qualcomm, Samsung hay gì đi chăng nữa. Thậm chí ngay cả chipset Tegra 4 tiên tiến nhất của Nvidia cũng sử dụng CPU với bản quyền kiến trúc từ ARM. Mặc dù không sản xuất bất kỳ bộ xử lý nào, hiện tại ARM chỉ cần ngồi không mà vẫn có thể thu về hàng tỷ USD tiền bản quyền từ các đối tác của mình.
Ngặt nỗi, kiến trúc Kepler của Nvidia tuy thành công trên thị trường GPU dành cho máy tính nhưng nó lại chẳng hấp dẫn đối với phân khúc di động, vốn là mục tiêu của Nvidia. Một sự thật khá phũ phàng là dù Nvidia nổi danh về những bộ xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ dành cho PC, khả năng xử lý của các GPU trên điện thoại của hãng không mấy ấn tượng cho lắm. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, không mấy tên tuổi lớn tỏ ra hứng thú với việc tích Kepler vào chipset của mình. Qualcomm thì tự phát triển cả CPU lẫn GPU của mình, Apple vừa ký kết hợp đồng sử dụng lâu dài GPU PowerVR của Imagination Technologies. Chỉ còn Samsung và MediaTek là 2 tên tuổi lớn có khả năng sẽ mua bản quyền của GPU từ Nvidia. Ngặt nỗi Samsung từ trước đến nay có truyền thống là sử dụng GPU Mali (do chính ARM thiết kế) trong chipset Exynos của mình, chỉ còn MediaTek là khả dĩ nhất. Tuy nhiên chướng ngại cuối cùng là theo như những điều mà Tegra K1 trình diễn tại CES 2014 vừa qua, nó hướng đến phân khúc chipset cao cấp, vốn không phải là thế mạnh của hãng sản xuất chip từ Đài Loan. Tất cả điều trên là một vài nguyên nhân điển hình khiến Nvidia đến giờ vẫn chưa có được bất kỳ hợp đồng nào cả.
Một vấn đề khác khiến Nvidia mất điểm nghiêm trọng là việc hãng không cung cấp giải pháp trọn gói như ARM. Nhờ thiết kế toàn bộ chipset SOC (bao gồm cả CPU, GPU, bộ điều khiển bộ nhớ,…), ARM có thể hỗ trợ các đối tác trong việc tùy biến chipset. Trong khi đó, Nvidia chỉ cung cấp duy nhất GPU khiến dù có muốn hỗ trợ thì cũng sẽ rất hạn chế.
Mặc dù vậy, các quan chức của Nvidia vẫn rất lạc quan về tương lai của kế hoạch này và tin tưởng rằng sẽ thu hút được nhiều đối tác trong tương lai. Theo CEO Jen-Hsun Huang, hãng đang đàm phán với một số đối tác và đây là điều cần nhiều thời gian để hoàn tất chứ không chỉ trong một sớm một chiều, nhất là khi muốn chuyển đổi sang công nghệ đồ họa mới như Kepler. Bên cạnh đó, Nvidia cũng nhấn mạnh rằng chipset Tegra K1 với sức mạnh đáng kinh ngạc được trình diễn tại CES 2014 sẽ hướng đến các thiết bị cao cấp. Điều này đồng nghĩa với việc nó cũng sẽ không cạnh tranh với các chupset sử dụng GPU Kepler từ những hãng thứ 3. Thậm chí vào thời điểm này, chúng ta vẫn còn chưa biết thời điểm các thiết bị sử dụng chip Tegra K1 xuất hiện trên thị trường.
Vào thời điểm hiện tại, kiến trúc đồ họa của Nvidia sẽ phải cạnh tranh với những tên tuổi khá nổi tiếng trên thị trường di động, trong đó bao gồm Mali của ARM (Samsung, MediaTek), Pica của Digital Media Professionals (Nintendo), PowerVR của Imagination Technologies (Apple, Sony, MediaTek). Bên cạnh đó, dù không trực tiếp nhưng GPU Adreno cũng là một đối thủ đáng gờm vì nó được trung cấp trọn gói trong những chipset của Qualcomm, hãng đang thống trị thị trường di động hiện nay. Rõ ràng là cơ hội thành công của Nvidia khá thấp.

Có một điều mà không phải ai cũng biết, Nvidia về cơ bản là một nhà thiết kế chip xử lý và việc sản xuất đều phải phụ thuộc vào các đối tác gia công. Đây là điều khá bình thường đối với những hãng công nghệ điện đại nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng như tập trung cho việc thiết kế thay vì phải lo lắng trăm bề như kiểu tất cả trong một (điển hình là Intel).
Tuy nhiên, với việc thị trường ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, một nhà thiết kế chip nhưng không có khả năng tự sản xuất như Nvidia gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tất cả các phân khúc. Đây là lý do mà sau sự thành công của Kepler, tháng 6 năm ngoái Nvidia đã chính thức tuyên bố sẽ thương mại hóa bản quyền của nhân GPU và thuật toán xử lý đồ họa và bán lại cho các nhà phát triển khác.
Về lý thuyết, đây là một chiến lược khá khôn ngoan và đã có không ít hãng thành công rực rõ với nó. Không cần nhìn đâu xa, ARM chính là minh chứng rõ ràng nhất. Hãng thiết kế chip này thậm chí còn chẳng cần phải sản xuất bộ xử lý cho mình mà bán bản quyền thiết kế ngay từ giai đoạn đầu cho các nhà phát triển khác. Và tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ các dòng chipset Atom của Intel thì tất cả smartphone hiện nay đều sử dụng bộ xử lý theo kiến trúc ARM, dù cho nhà sản xuất có là Qualcomm, Samsung hay gì đi chăng nữa. Thậm chí ngay cả chipset Tegra 4 tiên tiến nhất của Nvidia cũng sử dụng CPU với bản quyền kiến trúc từ ARM. Mặc dù không sản xuất bất kỳ bộ xử lý nào, hiện tại ARM chỉ cần ngồi không mà vẫn có thể thu về hàng tỷ USD tiền bản quyền từ các đối tác của mình.

Ngặt nỗi, kiến trúc Kepler của Nvidia tuy thành công trên thị trường GPU dành cho máy tính nhưng nó lại chẳng hấp dẫn đối với phân khúc di động, vốn là mục tiêu của Nvidia. Một sự thật khá phũ phàng là dù Nvidia nổi danh về những bộ xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ dành cho PC, khả năng xử lý của các GPU trên điện thoại của hãng không mấy ấn tượng cho lắm. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, không mấy tên tuổi lớn tỏ ra hứng thú với việc tích Kepler vào chipset của mình. Qualcomm thì tự phát triển cả CPU lẫn GPU của mình, Apple vừa ký kết hợp đồng sử dụng lâu dài GPU PowerVR của Imagination Technologies. Chỉ còn Samsung và MediaTek là 2 tên tuổi lớn có khả năng sẽ mua bản quyền của GPU từ Nvidia. Ngặt nỗi Samsung từ trước đến nay có truyền thống là sử dụng GPU Mali (do chính ARM thiết kế) trong chipset Exynos của mình, chỉ còn MediaTek là khả dĩ nhất. Tuy nhiên chướng ngại cuối cùng là theo như những điều mà Tegra K1 trình diễn tại CES 2014 vừa qua, nó hướng đến phân khúc chipset cao cấp, vốn không phải là thế mạnh của hãng sản xuất chip từ Đài Loan. Tất cả điều trên là một vài nguyên nhân điển hình khiến Nvidia đến giờ vẫn chưa có được bất kỳ hợp đồng nào cả.

Một vấn đề khác khiến Nvidia mất điểm nghiêm trọng là việc hãng không cung cấp giải pháp trọn gói như ARM. Nhờ thiết kế toàn bộ chipset SOC (bao gồm cả CPU, GPU, bộ điều khiển bộ nhớ,…), ARM có thể hỗ trợ các đối tác trong việc tùy biến chipset. Trong khi đó, Nvidia chỉ cung cấp duy nhất GPU khiến dù có muốn hỗ trợ thì cũng sẽ rất hạn chế.
Mặc dù vậy, các quan chức của Nvidia vẫn rất lạc quan về tương lai của kế hoạch này và tin tưởng rằng sẽ thu hút được nhiều đối tác trong tương lai. Theo CEO Jen-Hsun Huang, hãng đang đàm phán với một số đối tác và đây là điều cần nhiều thời gian để hoàn tất chứ không chỉ trong một sớm một chiều, nhất là khi muốn chuyển đổi sang công nghệ đồ họa mới như Kepler. Bên cạnh đó, Nvidia cũng nhấn mạnh rằng chipset Tegra K1 với sức mạnh đáng kinh ngạc được trình diễn tại CES 2014 sẽ hướng đến các thiết bị cao cấp. Điều này đồng nghĩa với việc nó cũng sẽ không cạnh tranh với các chupset sử dụng GPU Kepler từ những hãng thứ 3. Thậm chí vào thời điểm này, chúng ta vẫn còn chưa biết thời điểm các thiết bị sử dụng chip Tegra K1 xuất hiện trên thị trường.

Vào thời điểm hiện tại, kiến trúc đồ họa của Nvidia sẽ phải cạnh tranh với những tên tuổi khá nổi tiếng trên thị trường di động, trong đó bao gồm Mali của ARM (Samsung, MediaTek), Pica của Digital Media Professionals (Nintendo), PowerVR của Imagination Technologies (Apple, Sony, MediaTek). Bên cạnh đó, dù không trực tiếp nhưng GPU Adreno cũng là một đối thủ đáng gờm vì nó được trung cấp trọn gói trong những chipset của Qualcomm, hãng đang thống trị thị trường di động hiện nay. Rõ ràng là cơ hội thành công của Nvidia khá thấp.