caothudeche
Moderator
Mình định không viết bài này vì trong diễn đàn đã có bài viết khá chi tiết: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn... Nhưng bài này được viết khá lâu và cũng vì chi tiết quá dẫn tới anh em khó mà đọc hết được.
Động lực để chia sẻ với anh em về vấn đề này nó bắt nguồn từ sự cố trong quá trình làm việc. Bởi vậy mình muốn hâm nóng lại một khía cạnh của nối đất và tầm quan trọng của nó, đặc biệt là với ai dùng nhiều thiết bị điện tử.
"Câu chuyện của mình: Ngày hôm qua phát hiện hàng chục thiết bị điện tử của mình bị loạn điều khiển, không điều khiển từ xa được hoặc điều khiển linh tinh. Mất gần mấy KTV 1 ngày trời tìm hiểu, so sánh các kiểu ra đều lắc đầu không hiểu vì sao. Thương tình ông Archimedes hiện về, vô tình anh em cầm thiết bị lên thử thì lại điều khiển bình thường. Ơ rê ka! Nguyên nhân là do nối đất kém. Hàng chục thiết bị cùng chạy nên dòng rò được tích lại rất lớn, gây nhiễu đến thiết bị. Vào các ngày bình thường thì không hề hấn gì, nhưng mấy ngày hôm nay nhiệt độ thấp, thời tiết cực khô hanh, dẫn tới là việc tiêu tán dòng rò này càng kém. Xử lý đơn giản là nối đất là xong".
Cái dự án thi công lại hệ thống điện ở gia đình ấp ủ từ lâu. Mục đích chỉ là bảo vệ đống loa đài là chính. Bên cạnh đó có mấy thiết bị (hàng xịn) hay bị cháy khi có sét nên mình muốn thi công lại. Nhưng mà đang bị gia đình cản trở vì nhiều lý do, mà nguyên nhân cơ bản là các cụ chưa hiểu được tầm quan trọng của tiếp đất.
Nhân câu chuyện này mình muốn nhấn mạnh cho anh em diễn đàn về tầm quan trọng của tiếp đất nói chung và tiếp đất làm việc nói riêng. Nó lý giải tại sao nhiều bạn kêu loa nhà mình bị ù, rít.
Nối đất? Nối đất an toàn?
Nối đất (tiếp địa) có tác dụng cân bằng điện thế đất và tiêu tán năng lượng quá áp, quá dòng xuống đất với mục đích bảo vệ an toàn cho người và thiết bị, ví dụ như quá dòng, quá áp, rò điện do sét... Nối đất được phân ra làm 3 loại: nối đất chống sét, nối đất an toàn, nối đất làm việc. Nếu bạn nào muốn quan tâm chi tiết hơn về vấn đề này thì tham khảo các sách về An Toàn Điện.
Nối đất an toàn (bảo vệ):
Nối đất an toàn là nối điện các bộ phận bình thường không mang điện (vỏ máy, bệ máy, các bộ phận bằng kim loại khác,...) của thiết bị với hệ thống nối đất.
Theo định nghĩa của ngành điện thì Nối đất an toàn mục đích chính là bảo vệ an toàn cho con người khi chạm vào vỏ thiết bị trong trường hợp cách điện không tốt. Nhưng đối với các thiết bị điện tử thì cách nối đất này nó giống với nối đất làm việc hơn. Trong quá trình vận hành các thiết bị có thể để rò điện hay là sinh ra dòng điện rò. Nếu dòng điện này không được tiêu tán thì đó chính là nguồn nhiễu gây ảnh hưởng đến chính thiết bị đó hoặc thiết bị khác. Ví dụ như trường hợp của mình hay nhiều bạn kêu loa bị ù. Hậu quả không đơn giản chỉ có vậy, nếu dòng rò lớn có thể gây hỏng ngay thiết bị, hay TB làm việc trong điều kiện này lâu dài sẽ giảm chất lượng, cũng như tuổi thọ.
Bởi vậy, nối đất an toàn giúp loại bỏ các dòng rò gây nhiễu, tăng độ ổn định của TB, bảo vệ thiết bị, bảo vệ người sử dụng.
Có một điều đáng buồn cho người VN, là mạng điện dân dụng được anh EVN thiết kế có 2 dây nóng lạnh, không có dây tiếp địa. Các bạn để ý sẽ thấy các máy móc do nước ngoài sản xuất phích cắm điện đều có 3 chân, chân thứ 3 đó là chân tiếp địa trong. Nhưng khốn nạn ở VN nó bị vặt đi vì vô tác dụng mà con gây vướng víu.
Mọi người cũng đừng có nhầm dây trung tính, dây tiếp địa, dây chống sét với nhau nhé. Không phải lúc nào các dây đó cũng là một đâu.
EVN đã không làm thì anh em HDVN nào chưa làm thì nhúng tay vào thôi.
Tìm hiểu sâu vào theo yêu cầu kỹ thuật thì đúng là nó "Lơ tơ mơ như dân cơ điện". Còn thực tế anh em cứ thi công một hệ thống tiếp địa đơn giản, làm sao để dòng điện rò đi xuống đất càng nhanh càng tốt.
Nhiều bạn đâm đầu đi mua ổ cắm lọc điện hay là biến áp cách ly mà không có nối đất thì cũng chỉ là phí tiền. Vì sao? Vì nguồn nhiễu, dòng rò nó phát sinh từ nguồn điện, từ chính thiết bị lọc, bảo vệ, chính thiết bị cần được bảo vệ. Bởi vậy tốt hơn cả là nối đất.
Mạng cực nối đất:
Bộ phận tốn công sức nhất đó chính là mạng cọc tiếp đia (cực nối đất).
Mục tiêu đặt ra là làm sao để dòng điện trong toàn hệ thống di tản xuống đất một cách nhanh nhất. Vậy tiêu chí đặt ra cho mạng cực nối đất là:
- Tổng trở nhỏ nhất: Theo TCXDVN46 thì tổng trở này nên <=10 Ohm.
- Chống rỉ.
- Chống trộm: Tránh kẻ trộm tháo dỡ bán sắt vụn.
Làm sao để giảm tổng trở?
Cứ theo định luật Ôm mà xử lý:
- Giảm điện trở tác dụng: cải thiện môi trường tiếp địa bằng cách dùng hóa chất giảm điện trở suất của đất, bổ sung than bùn...
- Giảm điện kháng: Không nên quấn dây tiếp địa quanh trụ móng và không nên sử dụng dây tiếp địa quá dài. Nếu quấn tiếp địa quanh trụ móng thì tiếp địa trở thành cuộn kháng dẫn đến điện kháng L tăng; nếu sợi tiếp địa quá dài thì điện cảm L củng tăng cao.
-Tăng dung kháng: dung kháng của hệ thống tiếp địa thường bé, không đáng kể nên bỏ qua.
Về mặt lý thuyết thì cơ bản là như vậy, nhưng nó khá phức tạp, đặc biệt là hệ thống chống sét. Ở mức độ nối đất thiết bị để giảm nhiễu, dòng rò thì mình chỉ cần làm sao đạt được điện áp xoay chiều ở vỏ càng gần 0 VAC càng tốt. (Cách đo: Dùng volt kế, đặt ở thang AC đặt que đỏ vào vỏ TB, que đen cầm tay, hoặc cắm đất).
Sơ đồ mà mọi người nên lắp đó là sơ đồ hình sao tam giác kết hợp.
- Dùng 3 cọc đồng (thép mạ đồng): dài tối thiểu 2m (mua khoảng 150K/cọc). đóng sâu xuống đất theo hình tam giác đều.
- Mỗi cọc cách nhau từ 1-3m.
- Dùng các thanh đồng (cáp đồng trần) đấu 3 cọc theo 3 cạnh của tam giác. Và đấu 3 cọc tại tâm của tam giác đó. Vị trí đấu cách mặt đất từ khoảng 50cm.
- Vị trí đấu dây tiếp địa từ trong nhà ra chính là tại tâm điểm này.
Đó là cách theo mình thì tiết kiệm nhất mà tốc độ di tản dòng điện nhanh rất, vì dòng được đi đều qua các cọc trong cùng một khoảng thời gian.
Có nhiều cách đấu khác như đóng thẳng hàng hay, chữ M... Nó còn tùy thuộc vào địa hình mỗi nhà.
Việc xử lý môi trường tiếp địa: Nếu nhà ai đất khô quá thì nên dùng cọc dài hoặc phải xử lý môi trường bằng cách giảm điện trở tác dụng ở trên.
Động lực để chia sẻ với anh em về vấn đề này nó bắt nguồn từ sự cố trong quá trình làm việc. Bởi vậy mình muốn hâm nóng lại một khía cạnh của nối đất và tầm quan trọng của nó, đặc biệt là với ai dùng nhiều thiết bị điện tử.
"Câu chuyện của mình: Ngày hôm qua phát hiện hàng chục thiết bị điện tử của mình bị loạn điều khiển, không điều khiển từ xa được hoặc điều khiển linh tinh. Mất gần mấy KTV 1 ngày trời tìm hiểu, so sánh các kiểu ra đều lắc đầu không hiểu vì sao. Thương tình ông Archimedes hiện về, vô tình anh em cầm thiết bị lên thử thì lại điều khiển bình thường. Ơ rê ka! Nguyên nhân là do nối đất kém. Hàng chục thiết bị cùng chạy nên dòng rò được tích lại rất lớn, gây nhiễu đến thiết bị. Vào các ngày bình thường thì không hề hấn gì, nhưng mấy ngày hôm nay nhiệt độ thấp, thời tiết cực khô hanh, dẫn tới là việc tiêu tán dòng rò này càng kém. Xử lý đơn giản là nối đất là xong".
Cái dự án thi công lại hệ thống điện ở gia đình ấp ủ từ lâu. Mục đích chỉ là bảo vệ đống loa đài là chính. Bên cạnh đó có mấy thiết bị (hàng xịn) hay bị cháy khi có sét nên mình muốn thi công lại. Nhưng mà đang bị gia đình cản trở vì nhiều lý do, mà nguyên nhân cơ bản là các cụ chưa hiểu được tầm quan trọng của tiếp đất.
Nhân câu chuyện này mình muốn nhấn mạnh cho anh em diễn đàn về tầm quan trọng của tiếp đất nói chung và tiếp đất làm việc nói riêng. Nó lý giải tại sao nhiều bạn kêu loa nhà mình bị ù, rít.
Nối đất? Nối đất an toàn?
Nối đất (tiếp địa) có tác dụng cân bằng điện thế đất và tiêu tán năng lượng quá áp, quá dòng xuống đất với mục đích bảo vệ an toàn cho người và thiết bị, ví dụ như quá dòng, quá áp, rò điện do sét... Nối đất được phân ra làm 3 loại: nối đất chống sét, nối đất an toàn, nối đất làm việc. Nếu bạn nào muốn quan tâm chi tiết hơn về vấn đề này thì tham khảo các sách về An Toàn Điện.
Nối đất an toàn (bảo vệ):
Nối đất an toàn là nối điện các bộ phận bình thường không mang điện (vỏ máy, bệ máy, các bộ phận bằng kim loại khác,...) của thiết bị với hệ thống nối đất.
Theo định nghĩa của ngành điện thì Nối đất an toàn mục đích chính là bảo vệ an toàn cho con người khi chạm vào vỏ thiết bị trong trường hợp cách điện không tốt. Nhưng đối với các thiết bị điện tử thì cách nối đất này nó giống với nối đất làm việc hơn. Trong quá trình vận hành các thiết bị có thể để rò điện hay là sinh ra dòng điện rò. Nếu dòng điện này không được tiêu tán thì đó chính là nguồn nhiễu gây ảnh hưởng đến chính thiết bị đó hoặc thiết bị khác. Ví dụ như trường hợp của mình hay nhiều bạn kêu loa bị ù. Hậu quả không đơn giản chỉ có vậy, nếu dòng rò lớn có thể gây hỏng ngay thiết bị, hay TB làm việc trong điều kiện này lâu dài sẽ giảm chất lượng, cũng như tuổi thọ.
Bởi vậy, nối đất an toàn giúp loại bỏ các dòng rò gây nhiễu, tăng độ ổn định của TB, bảo vệ thiết bị, bảo vệ người sử dụng.
Có một điều đáng buồn cho người VN, là mạng điện dân dụng được anh EVN thiết kế có 2 dây nóng lạnh, không có dây tiếp địa. Các bạn để ý sẽ thấy các máy móc do nước ngoài sản xuất phích cắm điện đều có 3 chân, chân thứ 3 đó là chân tiếp địa trong. Nhưng khốn nạn ở VN nó bị vặt đi vì vô tác dụng mà con gây vướng víu.
Mọi người cũng đừng có nhầm dây trung tính, dây tiếp địa, dây chống sét với nhau nhé. Không phải lúc nào các dây đó cũng là một đâu.
EVN đã không làm thì anh em HDVN nào chưa làm thì nhúng tay vào thôi.
Tìm hiểu sâu vào theo yêu cầu kỹ thuật thì đúng là nó "Lơ tơ mơ như dân cơ điện". Còn thực tế anh em cứ thi công một hệ thống tiếp địa đơn giản, làm sao để dòng điện rò đi xuống đất càng nhanh càng tốt.
Nhiều bạn đâm đầu đi mua ổ cắm lọc điện hay là biến áp cách ly mà không có nối đất thì cũng chỉ là phí tiền. Vì sao? Vì nguồn nhiễu, dòng rò nó phát sinh từ nguồn điện, từ chính thiết bị lọc, bảo vệ, chính thiết bị cần được bảo vệ. Bởi vậy tốt hơn cả là nối đất.

Mạng cực nối đất:
Bộ phận tốn công sức nhất đó chính là mạng cọc tiếp đia (cực nối đất).
Mục tiêu đặt ra là làm sao để dòng điện trong toàn hệ thống di tản xuống đất một cách nhanh nhất. Vậy tiêu chí đặt ra cho mạng cực nối đất là:
- Tổng trở nhỏ nhất: Theo TCXDVN46 thì tổng trở này nên <=10 Ohm.
- Chống rỉ.
- Chống trộm: Tránh kẻ trộm tháo dỡ bán sắt vụn.
Làm sao để giảm tổng trở?
Cứ theo định luật Ôm mà xử lý:

- Giảm điện trở tác dụng: cải thiện môi trường tiếp địa bằng cách dùng hóa chất giảm điện trở suất của đất, bổ sung than bùn...
- Giảm điện kháng: Không nên quấn dây tiếp địa quanh trụ móng và không nên sử dụng dây tiếp địa quá dài. Nếu quấn tiếp địa quanh trụ móng thì tiếp địa trở thành cuộn kháng dẫn đến điện kháng L tăng; nếu sợi tiếp địa quá dài thì điện cảm L củng tăng cao.
-Tăng dung kháng: dung kháng của hệ thống tiếp địa thường bé, không đáng kể nên bỏ qua.
Về mặt lý thuyết thì cơ bản là như vậy, nhưng nó khá phức tạp, đặc biệt là hệ thống chống sét. Ở mức độ nối đất thiết bị để giảm nhiễu, dòng rò thì mình chỉ cần làm sao đạt được điện áp xoay chiều ở vỏ càng gần 0 VAC càng tốt. (Cách đo: Dùng volt kế, đặt ở thang AC đặt que đỏ vào vỏ TB, que đen cầm tay, hoặc cắm đất).
Sơ đồ mà mọi người nên lắp đó là sơ đồ hình sao tam giác kết hợp.
- Dùng 3 cọc đồng (thép mạ đồng): dài tối thiểu 2m (mua khoảng 150K/cọc). đóng sâu xuống đất theo hình tam giác đều.
- Mỗi cọc cách nhau từ 1-3m.
- Dùng các thanh đồng (cáp đồng trần) đấu 3 cọc theo 3 cạnh của tam giác. Và đấu 3 cọc tại tâm của tam giác đó. Vị trí đấu cách mặt đất từ khoảng 50cm.
- Vị trí đấu dây tiếp địa từ trong nhà ra chính là tại tâm điểm này.
Đó là cách theo mình thì tiết kiệm nhất mà tốc độ di tản dòng điện nhanh rất, vì dòng được đi đều qua các cọc trong cùng một khoảng thời gian.
Có nhiều cách đấu khác như đóng thẳng hàng hay, chữ M... Nó còn tùy thuộc vào địa hình mỗi nhà.
Việc xử lý môi trường tiếp địa: Nếu nhà ai đất khô quá thì nên dùng cọc dài hoặc phải xử lý môi trường bằng cách giảm điện trở tác dụng ở trên.
Chỉnh sửa lần cuối: