torune
Film critic
Đã có bao giờ bạn tự hỏi ứng dụng (app) và phần mềm (software) khác nhau chỗ nào khi nó đều hiện diện trên smartphone lẫn máy tính. Rồi các cụm từ như UX hay UI liên tục trôi nổi trên các trang thông tin. Với những cụm từ lạ mà quen nhưng rất dễ nhầm lẫn này, đã bao giờ bạn dành thời gian tìm hiểu tại sao người ta lại gọi nó như vậy chưa. Một lần và mãi mãi, hãy để bài viết sau đây lý giải mọi sự mập mờ.
Internet và Web
Người ta thường hay nói “đưa lên mạng (Internet)” hoặc “đưa lên Web” và thường nhầm lẫn 2 từ ‘Internet’ và ‘Web’ với nhau. Thực sự, chúng khác nhau rất nhiều. ‘Internet’ là tập hợp hàng triệu máy tính kết nối với nhau trong mạng lưới toàn cầu. Khái niệm bắt nguồn từ ‘Interconnected’ (kết nối xuyên lục địa) và ‘Network’ (mạng lưới). Tất cả máy tính nằm trong Internet đều có khả năng giao tiếp với nhau và dữ liệu được truyền tải cực nhanh như những cái chớp mắt.
Mặt khác, ‘Web’ là một hệ thống, nơi lưu trữ một phần (không phải tất cả) dữ liệu dưới dạng nhiều văn bản được sửa soạn và trình bày một cách đặc biệt. Các văn bản này nối với nhau và được gọi bằng cái tên thông thuộc ‘web page’ (trang web). Tóm lại, ‘Internet’ là kết nối còn ‘web’ là thông tin. Thông tin di chuyển qua lại trong sự kết nối.
HTML và CSS
Hai thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn tiếp theo là HTML và CSS. HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ để viết các ‘web page’. HTML là tập hợp các yếu tố (chữ viết, ký tự, tựa đề, danh sách, link…) cần có để cấu thành nên một trang web, bên cạnh những yếu tố trực quan như hình ảnh hay video.
CSS (Cascading Style Sheets) hướng dẫn trình duyệt định dạng và hiển thị tài liệu HTML. Cụ thể, CSS tô điểm cho trang web với font chữ, kiểu cọ, màu sắc, hiệu ứng chuyển động. Chốt hạ, HTML quy định nội dung còn CSS chăm chút mặt hình thức.
Front-end và Back-end
Trải qua các khái niệm trên, chúng ta ít nhiều biết được website là gì và có cái gì ở trỏng. Bây giờ là lúc tìm hiểu cách nó vận hành. ‘Front-end’ của một website là thứ bạn có thể nhìn thấy. Nó bao gồm HTML và CSS cùng toàn bộ những gì hiện diện trên trình duyệt của bạn. Hãy nghĩ tới những lúc Facebook gợi ý tìm kiếm hay chức năng tự hoàn thiện từ khoá (auto-complete) của Google, đây là thành tựu của ngôn ngữ lập trình Front-end nổi tiếng: JavaScript.
‘Back-end’ là bộ phận khiến website vận hành. Nó bao gồm ứng dụng chỉ dẫn website phải làm gì, phải lấy dữ liệu từ máy chủ nào hay lưu trữ thông tin vào kênh dữ liệu nào. Facebook là một ví dụ, cập nhật trạng thái trên trang chủ là Front-end trong khi đó, dữ liệu người dùng (và tất cả dữ liệu nhìn thấy/ hoặc không nhìn thấy khác) chính là Back-end.
App và Software
Đơn giản mà nói, tất cả những khái niệm tập hợp chỉ thị bắt các thiết bị (tablet, smartphone, PC…) hoạt động theo hướng người lập trình muốn, được gọi là ‘software’. Và ‘app’ chỉ là một loại ‘software’, nó trở nên phổ biến khi những thiết bị di động lên ngôi. ‘App’ là một ‘software’ đơn giản. Các hệ điều hành (iOS 7 hay Windows 8), driver (điều khiển máy in, loa,…) hay tiện ích (anti-virus, back-up)… là những loại software khác nhau, cùng vận hành trên máy tính và cho phép người dùng chạy ‘app’ mà họ mong muốn. Tóm lại, tất cả ‘app’ là ‘software’ nhưng không phải mọi ‘software’ đều là ‘app’.
UX và UI
Hai thuật ngữ này thật sự rất dễ nhầm lẫn. UI (User Interface - Giao diện người dùng) chỉ cách trình bày một sản phẩm hay một website để người dùng tương tác với nó. UI là cách nhà thiết kế quyết định: nút sẽ nằm ở đâu, font to cỡ nào, menu sắp xếp ra làm sao…
UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng) là cách người dùng cảm nhận trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm hay website. Vì vậy, tình cảm mà người dùng dành cho Apple Watch hay cảm giác phấn khích khi phiên bản mới của iPad ra đời chính là sự phản chiếu của UX. Nói một cách ngắn gọn, UI của Facebook với những thay đổi vị trí sắp xếp hiển thị, kéo theo sự thay đổi trong cách điều hướng để tương tác (bấm nút, up hình...) được gọi là UX.
Theo themuse
Internet và Web
Người ta thường hay nói “đưa lên mạng (Internet)” hoặc “đưa lên Web” và thường nhầm lẫn 2 từ ‘Internet’ và ‘Web’ với nhau. Thực sự, chúng khác nhau rất nhiều. ‘Internet’ là tập hợp hàng triệu máy tính kết nối với nhau trong mạng lưới toàn cầu. Khái niệm bắt nguồn từ ‘Interconnected’ (kết nối xuyên lục địa) và ‘Network’ (mạng lưới). Tất cả máy tính nằm trong Internet đều có khả năng giao tiếp với nhau và dữ liệu được truyền tải cực nhanh như những cái chớp mắt.
Mặt khác, ‘Web’ là một hệ thống, nơi lưu trữ một phần (không phải tất cả) dữ liệu dưới dạng nhiều văn bản được sửa soạn và trình bày một cách đặc biệt. Các văn bản này nối với nhau và được gọi bằng cái tên thông thuộc ‘web page’ (trang web). Tóm lại, ‘Internet’ là kết nối còn ‘web’ là thông tin. Thông tin di chuyển qua lại trong sự kết nối.
HTML và CSS
Hai thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn tiếp theo là HTML và CSS. HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ để viết các ‘web page’. HTML là tập hợp các yếu tố (chữ viết, ký tự, tựa đề, danh sách, link…) cần có để cấu thành nên một trang web, bên cạnh những yếu tố trực quan như hình ảnh hay video.
CSS (Cascading Style Sheets) hướng dẫn trình duyệt định dạng và hiển thị tài liệu HTML. Cụ thể, CSS tô điểm cho trang web với font chữ, kiểu cọ, màu sắc, hiệu ứng chuyển động. Chốt hạ, HTML quy định nội dung còn CSS chăm chút mặt hình thức.
Front-end và Back-end
Trải qua các khái niệm trên, chúng ta ít nhiều biết được website là gì và có cái gì ở trỏng. Bây giờ là lúc tìm hiểu cách nó vận hành. ‘Front-end’ của một website là thứ bạn có thể nhìn thấy. Nó bao gồm HTML và CSS cùng toàn bộ những gì hiện diện trên trình duyệt của bạn. Hãy nghĩ tới những lúc Facebook gợi ý tìm kiếm hay chức năng tự hoàn thiện từ khoá (auto-complete) của Google, đây là thành tựu của ngôn ngữ lập trình Front-end nổi tiếng: JavaScript.
‘Back-end’ là bộ phận khiến website vận hành. Nó bao gồm ứng dụng chỉ dẫn website phải làm gì, phải lấy dữ liệu từ máy chủ nào hay lưu trữ thông tin vào kênh dữ liệu nào. Facebook là một ví dụ, cập nhật trạng thái trên trang chủ là Front-end trong khi đó, dữ liệu người dùng (và tất cả dữ liệu nhìn thấy/ hoặc không nhìn thấy khác) chính là Back-end.
App và Software
Đơn giản mà nói, tất cả những khái niệm tập hợp chỉ thị bắt các thiết bị (tablet, smartphone, PC…) hoạt động theo hướng người lập trình muốn, được gọi là ‘software’. Và ‘app’ chỉ là một loại ‘software’, nó trở nên phổ biến khi những thiết bị di động lên ngôi. ‘App’ là một ‘software’ đơn giản. Các hệ điều hành (iOS 7 hay Windows 8), driver (điều khiển máy in, loa,…) hay tiện ích (anti-virus, back-up)… là những loại software khác nhau, cùng vận hành trên máy tính và cho phép người dùng chạy ‘app’ mà họ mong muốn. Tóm lại, tất cả ‘app’ là ‘software’ nhưng không phải mọi ‘software’ đều là ‘app’.
UX và UI
Hai thuật ngữ này thật sự rất dễ nhầm lẫn. UI (User Interface - Giao diện người dùng) chỉ cách trình bày một sản phẩm hay một website để người dùng tương tác với nó. UI là cách nhà thiết kế quyết định: nút sẽ nằm ở đâu, font to cỡ nào, menu sắp xếp ra làm sao…
UX (User Experience - Trải nghiệm người dùng) là cách người dùng cảm nhận trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm hay website. Vì vậy, tình cảm mà người dùng dành cho Apple Watch hay cảm giác phấn khích khi phiên bản mới của iPad ra đời chính là sự phản chiếu của UX. Nói một cách ngắn gọn, UI của Facebook với những thay đổi vị trí sắp xếp hiển thị, kéo theo sự thay đổi trong cách điều hướng để tương tác (bấm nút, up hình...) được gọi là UX.