terabyte
Banned
Đều được tung hô là đỉnh cao khi mới ra mắt, những siêu phẩm này nhanh chóng bị bóp chết bởi chiến lược đầy nghi vấn từ chính nhà sản xuất.
HTC Butterfly
Là điện thoại màn hình FullHD đầu tiên trên thế giới, lẽ ra HTC Butterfly đã thành công hơn cái cách mà nó thể hiện lúc này. Tuy nhiên chiến lược đầy nghi vấn của HTC đã khiến siêu phẩm này không bao giờ thể hiện hết tiềm năng của mình. Ra mắt vào tháng 10/2012, Butterfly chỉ được bán tại Nhật Bản (với cái tên J Butterfly), nơi vốn không mấy yêu thích smartphone ngoại, và phải đến tháng 12 mới có phiên bản quốc tế nhưng cũng rất giới hạn thị trường phân phối. Chỉ vọn vẹn 2 tháng sau, HTC lại giới thiệu HTC One khiến Butterfly lu mờ hoàn toàn. Không cần nhìn đâu xa, tại Việt Nam phải đến tháng 2 Butterfly mới được bán và chỉ vỏn vẹn 3 tháng sau là sự có mặt của One, hãy nhìn chiến dịch PR của HTC hiện tại thì chúng ta đều thấy được kẻ bị bỏ rơi là ai.
HTC One X+
Không khó để nhận thấy tại sao hãng điện thoại Đài Loan khốn đốn trong thời gian vừa qua nếu bạn nhìn vào cách mà họ giới thiệu sản phẩm. Trước khi bị HTC One làm lu mờ, Butterfly cũng đã kịp... soán ngôi của người tiền nhiệm One X+. HTC One X+ ra mắt với tư cách là một bản nâng cấp nhỏ (theo chu kỳ 6 tháng) của chiếc điện thoại đầu bảng ra mắt đầu năm là One X. Thế nhưng đồng hành với nó là Butterfly với cấu hình vượt trội hoàn toàn (nhưng tạm thời chỉ bán tại Nhật Bản) khiến nhiều người phải đắn đo rằng đầu tư vào One X+ liệu có phải là sự lựa chọn đúng đắn? Câu trả lời là không. Chỉ 1 tháng sau khi One X+ được bán ra (tháng 11), HTC chính thức giới thiệu phiên bản quốc tế của Butterfly.
Sony Xperia T/TX
So với bộ đôi của HTC, Xperia T/TX cũng chẳng may mắn hơn là bao nhiêu. Tuy nhiên nếu như các smartphone của HTC tỏ ra khá hợp thời đại về cấu hình, bộ đôi của Sony tỏ ra chẳng mấy ấn tượng. Trong thời buổi mà bộ xử lý lõi tứ là chuyện thường ngày của Android, Xperia T/TX lại được trang bị lõi kép (dù công bằng mà nói thì hiệu năng cũng không thua kém, nếu không muốn nói là nhỉnh hơn cả một số bộ xử lý lõi tứ trước đó). Không thuyết phục được người tiêu dùng, 2 tháng sau (4 nếu tính kể từ khi công bố) bộ đôi này hoàn toàn biến mất trước màn trình diễn hoành tráng của Xperia Z tại CES 2013 (Sony gần như độc diễn do không có hãng điện thoại lớn nào ra mắt sản phẩm mới trừ những thương hiệu của Trung Quốc).
Nokia Lumia 900
Không như Sony hay HTC, Lumia 900 ra mắt với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nokia mà không bị bất cứ người anh em nào giẫm đạp. Vấn đề lớn nhất của siêu phẩm này là chỉ sau 4 tháng ra mắt (5 nếu tính phiên bản dành riêng cho nhà mạng AT&T), Microsoft đưa ra tuyên bố rằng điện thoại Windows Phone 7 sẽ không được nâng cấp lên Windows Phone 8, chấm dứt mọi kỳ vọng của Nokia vào thế hệ Lumia thời điểm đó và Lumia 900 cũng không phải là ngoại lệ. Một yếu tố khác ngăn cản siêu phẩm này đạt được thành công chính là cấu hình quá lỗi thời, chip đơn lõi cùng màn hình độ phân giải thấp rõ ràng là trò cười so với các điện thoại Android và iPhone 4S.
Nokia 808 PureView
Gương mặt thứ 2 của Nokia trong danh sách này là 808 PureView, huyền thoại về camera phone. Camera 41 MP mà siêu phẩm này được trang bị vẫn là chiếc camera điện thoại khủng nhất cho đến ngày nay (trừ khi bạn so sánh với điện thoại lai Galaxy S4 Zoom). Thế nhưng Nokia đã tự giết chết đứa con của mình bằng cách trang bị cho nó hệ điều hành già cỗi Symbian. Thậm chí nói không quá thì 808 PureView đã thất bại trước lúc được bán ra trên thị trường khi các nhà mạng Anh đồng loạt từ chối phân phối.
Nokia N9
Cái tên đáng thương nhất trong danh sách này không ai khác hơn chính là N9 của cựu vương Nokia. Cách mà Nokia đối xử với siêu phẩm này chỉ có thể dùng 2 từ "tàn nhẫn" để diễn tả. Ngay trong ngày ra mắt, Nokia đã tuyên bố chấm dứt phát triển Megoo biến N9 trở thành chiếc điện thoại đầu tiên và cũng là cuối cùng của hệ điều hành này. Mặc dù được fan hâm mộ cực kỳ yêu mến (hay thương hại?) nhưng số phận của N9 vẫn không thể thay đổi.
Samsung Galaxy S4 (Dự bị hạng sang)
Hiện tại, nếu nói Galaxy S4 thất bại là quá vội vàng. Tuy nhiên, cái cách mà Samsung nhân bản vô tính thương hiệu này khiến chúng ta không thể không liên tưởng đến vết xe đổ của HTC. Sau S4 nguyên bản với tính năng và cấu hình thuộc hàng đỉnh cao trong giới smartphone (nhưng thiết kế lại đầy tranh cãi), hãng điện tử Hàn Quốc đã thừa thắng xông lên với hàng loạt phiên bản khác như S4 Mini (trung cấp) và S4 Active (cao cấp). Tuy nhiên, việc ra mắt thêm S4 LTE-A với cấu hình áp đảo người tiền nhiệm, vốn chỉ mới có mặt trên thị trường vỏn vẹn 2 tháng, là giọt nước làm tràn ly, tạo nên làn sóng bất bình của fan. Các nhà phân tích hiện tại cũng đánh giá rằng tương lai của S4 là không mấy tươi sáng.
HTC Butterfly

Là điện thoại màn hình FullHD đầu tiên trên thế giới, lẽ ra HTC Butterfly đã thành công hơn cái cách mà nó thể hiện lúc này. Tuy nhiên chiến lược đầy nghi vấn của HTC đã khiến siêu phẩm này không bao giờ thể hiện hết tiềm năng của mình. Ra mắt vào tháng 10/2012, Butterfly chỉ được bán tại Nhật Bản (với cái tên J Butterfly), nơi vốn không mấy yêu thích smartphone ngoại, và phải đến tháng 12 mới có phiên bản quốc tế nhưng cũng rất giới hạn thị trường phân phối. Chỉ vọn vẹn 2 tháng sau, HTC lại giới thiệu HTC One khiến Butterfly lu mờ hoàn toàn. Không cần nhìn đâu xa, tại Việt Nam phải đến tháng 2 Butterfly mới được bán và chỉ vỏn vẹn 3 tháng sau là sự có mặt của One, hãy nhìn chiến dịch PR của HTC hiện tại thì chúng ta đều thấy được kẻ bị bỏ rơi là ai.
HTC One X+

Không khó để nhận thấy tại sao hãng điện thoại Đài Loan khốn đốn trong thời gian vừa qua nếu bạn nhìn vào cách mà họ giới thiệu sản phẩm. Trước khi bị HTC One làm lu mờ, Butterfly cũng đã kịp... soán ngôi của người tiền nhiệm One X+. HTC One X+ ra mắt với tư cách là một bản nâng cấp nhỏ (theo chu kỳ 6 tháng) của chiếc điện thoại đầu bảng ra mắt đầu năm là One X. Thế nhưng đồng hành với nó là Butterfly với cấu hình vượt trội hoàn toàn (nhưng tạm thời chỉ bán tại Nhật Bản) khiến nhiều người phải đắn đo rằng đầu tư vào One X+ liệu có phải là sự lựa chọn đúng đắn? Câu trả lời là không. Chỉ 1 tháng sau khi One X+ được bán ra (tháng 11), HTC chính thức giới thiệu phiên bản quốc tế của Butterfly.
Sony Xperia T/TX

So với bộ đôi của HTC, Xperia T/TX cũng chẳng may mắn hơn là bao nhiêu. Tuy nhiên nếu như các smartphone của HTC tỏ ra khá hợp thời đại về cấu hình, bộ đôi của Sony tỏ ra chẳng mấy ấn tượng. Trong thời buổi mà bộ xử lý lõi tứ là chuyện thường ngày của Android, Xperia T/TX lại được trang bị lõi kép (dù công bằng mà nói thì hiệu năng cũng không thua kém, nếu không muốn nói là nhỉnh hơn cả một số bộ xử lý lõi tứ trước đó). Không thuyết phục được người tiêu dùng, 2 tháng sau (4 nếu tính kể từ khi công bố) bộ đôi này hoàn toàn biến mất trước màn trình diễn hoành tráng của Xperia Z tại CES 2013 (Sony gần như độc diễn do không có hãng điện thoại lớn nào ra mắt sản phẩm mới trừ những thương hiệu của Trung Quốc).
Nokia Lumia 900

Không như Sony hay HTC, Lumia 900 ra mắt với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nokia mà không bị bất cứ người anh em nào giẫm đạp. Vấn đề lớn nhất của siêu phẩm này là chỉ sau 4 tháng ra mắt (5 nếu tính phiên bản dành riêng cho nhà mạng AT&T), Microsoft đưa ra tuyên bố rằng điện thoại Windows Phone 7 sẽ không được nâng cấp lên Windows Phone 8, chấm dứt mọi kỳ vọng của Nokia vào thế hệ Lumia thời điểm đó và Lumia 900 cũng không phải là ngoại lệ. Một yếu tố khác ngăn cản siêu phẩm này đạt được thành công chính là cấu hình quá lỗi thời, chip đơn lõi cùng màn hình độ phân giải thấp rõ ràng là trò cười so với các điện thoại Android và iPhone 4S.
Nokia 808 PureView

Gương mặt thứ 2 của Nokia trong danh sách này là 808 PureView, huyền thoại về camera phone. Camera 41 MP mà siêu phẩm này được trang bị vẫn là chiếc camera điện thoại khủng nhất cho đến ngày nay (trừ khi bạn so sánh với điện thoại lai Galaxy S4 Zoom). Thế nhưng Nokia đã tự giết chết đứa con của mình bằng cách trang bị cho nó hệ điều hành già cỗi Symbian. Thậm chí nói không quá thì 808 PureView đã thất bại trước lúc được bán ra trên thị trường khi các nhà mạng Anh đồng loạt từ chối phân phối.
Nokia N9

Cái tên đáng thương nhất trong danh sách này không ai khác hơn chính là N9 của cựu vương Nokia. Cách mà Nokia đối xử với siêu phẩm này chỉ có thể dùng 2 từ "tàn nhẫn" để diễn tả. Ngay trong ngày ra mắt, Nokia đã tuyên bố chấm dứt phát triển Megoo biến N9 trở thành chiếc điện thoại đầu tiên và cũng là cuối cùng của hệ điều hành này. Mặc dù được fan hâm mộ cực kỳ yêu mến (hay thương hại?) nhưng số phận của N9 vẫn không thể thay đổi.
Samsung Galaxy S4 (Dự bị hạng sang)

Hiện tại, nếu nói Galaxy S4 thất bại là quá vội vàng. Tuy nhiên, cái cách mà Samsung nhân bản vô tính thương hiệu này khiến chúng ta không thể không liên tưởng đến vết xe đổ của HTC. Sau S4 nguyên bản với tính năng và cấu hình thuộc hàng đỉnh cao trong giới smartphone (nhưng thiết kế lại đầy tranh cãi), hãng điện tử Hàn Quốc đã thừa thắng xông lên với hàng loạt phiên bản khác như S4 Mini (trung cấp) và S4 Active (cao cấp). Tuy nhiên, việc ra mắt thêm S4 LTE-A với cấu hình áp đảo người tiền nhiệm, vốn chỉ mới có mặt trên thị trường vỏn vẹn 2 tháng, là giọt nước làm tràn ly, tạo nên làn sóng bất bình của fan. Các nhà phân tích hiện tại cũng đánh giá rằng tương lai của S4 là không mấy tươi sáng.
terabyte
Chỉnh sửa lần cuối: