* Bài viết thể hiện quan điểm của phóng viên Katharine Schwab thuộc trang FastCompany
Tại sự kiện ra mắt iPhone 2019 vừa diễn ra hôm nay, các lãnh đạo của Apple đã hết lời ca ngợi mọi thông số và tính năng của những chiếc iPhone thế hệ tiếp theo, nhấn mạnh rằng iPhone 11 và iPhone 11 Pro nhanh hơn và mạnh hơn đến mức nào. Nhưng dù cho những chiếc điện thoại mới này rất ấn tượng, chưa có tính năng nào đặc sắc đủ sức thuyết phục tôi từ bỏ chiếc iPhone 6S đã 4 năm tuổi nhưng vẫn đáng tin cậy của mình cả. Với tất cả những thủ pháp marketing được tận dụng trong một sự kiện lớn như thế này, các sản phẩm của Apple vẫn khiến bạn dễ dàng đưa ra quyết định tốt nhất là tiếp tục kiên nhẫn với thứ mình đang có.
Tôi mua iPhone 6S đã hơn 3 năm, sau khi chiếc iPhone 4 yêu thích "bất tỉnh nhân sự" vì ngấm nước. Thay vì từ bỏ chiếc 6S khi pin bắt đầu có dấu hiệu chai vào năm ngoái, tôi quyết định thay pin, và nó lại có cảm giác tốt như mới.
Không chỉ mình tôi muốn giữ chiếc điện thoại cũ của mình. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel cho thấy người Mỹ hiện chờ lâu hơn trước khi nâng cấp, với thời gian trung bình một người sử dụng chiếc điện thoại của họ đã tăng thêm 2 tháng từ 2014 đến 2016. Những ước tính khác cho thấy vòng đời trung bình của một chiếc điện thoại trên thị trường là vào khoảng 4 năm.
Giống như nhiều người có ý định giữ lại điện thoại để dùng tiếp, tôi không cảm thấy những nét đặc sắc của thiết bị mới nhất là cần thiết cho hoạt động thường nhật của mình: gọi điện, nhắn tin, kiểm tra email và thời tiết, lướt mạng xã hội, nghe nhạc, ghi âm các bài phỏng vấn... Dù vi xử lý A13 Bionic bên trong iPhone 11 có sức mạnh khủng hơn nhiều, lại được trang bị trí tuệ nhân tạo nữa, so với chip A9 trên 6S, tôi vẫn thấy điện thoại của mình đủ nhanh rồi. Phần mềm mới của Apple, iOS 13, cũng tương thích với iPhone 6S, nên tôi vẫn sẽ được tận hưởng bản cập nhật phần mềm lớn tiếp theo với phần cứng đã cũ này.
Một số tính năng mới hơn của Apple, như Face ID được giới thiệu với iPhone X năm 2017, không đủ hứng thú để khiến tôi nâng cập. Và một số tính năng cũ của iPhone 6S lại khiến nó "cao cấp" hơn những chiếc điện thoại mới. Tính năng lớn nhất trong số đó? Là jack headphone. Dòng iPhone 6S, ra mắt năm 2015, là dòng sản phẩm cuối cùng được Apple trang bị jack âm thanh 3.5mm, cho phép bạn sử dụng những chiếc headphone có dây truyền thống mà không cần đến adapter. Các headphone không dây, từ những chiếc bình dân đến những chiếc cao cấp, có đầy những vấn đề cần giải quyết, dù AirPods của Apple đã giải quyết vấn đề này cho những người muốn bỏ ra 159 USD để sắm một chiếc headphone (và người ta làm mất chúng khá nhiều). Ai cũng muốn jack headphone quay trở lại, kể cả những người đã từ bỏ hi vọng đó từ lâu.
Ngoài tính tiện dụng của jack headphone, lý do thực tế quan trọng nhất khiến tôi muốn giữ lại chiếc 6S là chi phí. Những mẫu điện thoại mới nhất của Apple khá đắt đỏ, bắt đầu từ 699 USD cho iPhone 11, 999 USD cho iPhone 11 Pro, và 1099 USD cho iPhone 11 Pro Max. Dù cho iPhone 11 có giá khởi điểm thấp hơn 50 USD so với iPhone XR năm ngoái, đó vẫn là một con số rất khó nuốt, đặc biệt khi tôi đã trả hết số tiền cho chiếc điện thoại hiện tại của mình. Để giảm chi phí phải bỏ ra cho điện thoại, tôi kiên quyết sử dụng 6S miễn là nó vẫn hoạt động được - chiếc điện thoại này cũng cũ rồi, tôi chỉ có thể nhận lại được 100 USD từ chương trình đổi máy lên đời của Apple mà thôi.
Sửa chứ đừng thay thế
Với tôi, giữ lại chiếc iPhone 6S không chỉ vì lý do thực dụng. Có những lý do mang tính triết lý đằng sau đó nữa.
Giữ chiếc 6S càng lâu càng tốt là một phần trong mục tiêu trở thành người tiêu dùng điện tử có trách nhiệm của tôi. Smartphone nên được sản xuất sao cho dễ sửa chữa, kéo dài tuổi thọ của chúng, và quan trọng là hạn chế việc chúng bị quăng ra bãi rác, nơi rác thải điện tử đang tích tụ ở mức 50 triệu tấn mỗi năm!
Khi pin 6S của tôi bắt đầu chai, tôi đã muốn sửa nó, thay vì đơn giản là bỏ nó để mua máy mới. Tôi tận dụng chương trình sửa pin giá 29 USD của Apple (chương trình này do công ty khởi xướng sau khi thừa nhận cố tình làm chậm các điện thoại cũ như cái của tôi, mà theo giải thích của Apple là bởi pin trên iPhone cũ có thể không kham nổi phần mềm mới - dù nhiều người nghi ngờ công ty chơi chiêu bài này để buộc người dùng lên đời).
Apple từ lâu đã đối mặt với chỉ trích vì hi sinh khả năng dễ sửa để đổi lấy thiết kế siêu mỏng. Vì muốn ép các linh kiện bên trong càng gọn gàng càng tốt, hãng đôi lúc dán keo mọi thứ lại với nhau thay vì dùng vít. Công ty này còn tích cực phản đối luật Right to Repair - luật nhằm cho phép các bên thứ 3 dễ dàng sửa chữa các thiết bị điện tử hơn. Có một số bằng chứng cho thấy Apple đang bắt đầu thay đổi cách nhìn của họ: mới đây, họ đã khởi xướng một chương trình mới nhằm bán linh kiện và công cụ cho các cửa hàng sửa chữa độc lập.
Khả năng sửa chữa tổng thể của các điện thoại Apple không hề tệ: iFixit đánh giá 6S 7/10 về khả năng sữa chữa, các thế hệ sau có điểm số tệ hơn một chút. Chiếc Pixel 3 của Google (được 4/10 điểm iFixit) và Galaxy Note 10 của Samsung (được 3/10 điểm iFixit) tệ hơn nhiều. Ngược lại, startup từ châu Âu là Fairphone lại thiết kế ra những chiếc điện thoại hoàn toàn mô-đun hóa, tức bạn có thể dễ dàng thay thế các linh kiện mới và kéo dài tuổi thọ của điện thoại, đạt được 10/10 điểm sửa chữa từ iFixit.
Apple biết rằng hầu hết người tiêu dùng muốn giữ điện thoại của họ để dùng tiếp, và điều đó rõ ràng thân thiện với môi trường hơn là nâng cấp theo phản xạ. Một năm trước, tại sự kiện iPhone của hãng, lãnh đạo bộ phận bền vững của Apple, Lisa Jackson, thậm chí còn nói rõ quan điểm đó trên sân khấu. "Bởi chúng tồn tại lâu hơn, bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng. Và tiếp tục sử dụng chúng là điều tốt nhất cho hành tinh" - bà nói vậy về chính các sản phẩm của Apple.
Chỉ có một thứ có thể làm lung lay ý định giữ lại chiếc 6S của tôi: camera. Trong nhiều năm qua, tôi đã chứng kiến bạn bè và gia đình mình nâng cấp lên các mẫu máy mới hơn với camera tốt hơn, và phải thừa nhận rằng tôi ganh tị với ảnh chụp của họ. Đến nay, tôi vẫn chưa quan tâm nhiều lắm đề chất lượng hình ảnh để đổi 6S lấy một chiếc điện thoại mới với camera tốt hơn, nhưng Apple, với iPhone 11, đã đưa ra một lựa chọn rất cuốn hút. Chiếc iPhone 11 Pro có đến 3 camera 12MP ở mặt lưng, bao gồm ống kính telephoto, ống kính góc rộng và ống kính góc siêu rộng, cho phép bạn chụp những bức ảnh rộng hơn và tăng cường chất lượng hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu (iPhone 11 thì chỉ có ống kính góc rộng và góc siêu rộng thôi). Đáng nói là 3 camera này hoạt động cùng nhau: để cho ra một hình ảnh duy nhất, điện thoại sẽ chụp 9 bức ảnh khác nhau, và thuật toán của Apple sẽ tối ưu hóa từng điểm ảnh để khiến kết quả trông tốt nhất có thể.
Dù có cơ hội để chụp được những bức ảnh đẹp hơn, nhưng tôi sẽ tạm trì hoãn điều đó cho tới khi chiếc iPhone 6S của mình ngừng hoạt động. Nó vẫn là một chiếc điện thoại tuyệt vời. Và nếu bạn cần thêm bằng chứng cho thấy 6S chưa phải là một con khủng long già cỗi hết thời, thì đây: dù từ lâu Apple đã không còn nhắc đến 6S nữa, bạn vẫn có thể mua được một chiếc máy mới toanh tại hơn 3.400 cửa hàng Walmart trên toàn nước Mỹ!
Tại sự kiện ra mắt iPhone 2019 vừa diễn ra hôm nay, các lãnh đạo của Apple đã hết lời ca ngợi mọi thông số và tính năng của những chiếc iPhone thế hệ tiếp theo, nhấn mạnh rằng iPhone 11 và iPhone 11 Pro nhanh hơn và mạnh hơn đến mức nào. Nhưng dù cho những chiếc điện thoại mới này rất ấn tượng, chưa có tính năng nào đặc sắc đủ sức thuyết phục tôi từ bỏ chiếc iPhone 6S đã 4 năm tuổi nhưng vẫn đáng tin cậy của mình cả. Với tất cả những thủ pháp marketing được tận dụng trong một sự kiện lớn như thế này, các sản phẩm của Apple vẫn khiến bạn dễ dàng đưa ra quyết định tốt nhất là tiếp tục kiên nhẫn với thứ mình đang có.
Tôi mua iPhone 6S đã hơn 3 năm, sau khi chiếc iPhone 4 yêu thích "bất tỉnh nhân sự" vì ngấm nước. Thay vì từ bỏ chiếc 6S khi pin bắt đầu có dấu hiệu chai vào năm ngoái, tôi quyết định thay pin, và nó lại có cảm giác tốt như mới.
Không chỉ mình tôi muốn giữ chiếc điện thoại cũ của mình. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel cho thấy người Mỹ hiện chờ lâu hơn trước khi nâng cấp, với thời gian trung bình một người sử dụng chiếc điện thoại của họ đã tăng thêm 2 tháng từ 2014 đến 2016. Những ước tính khác cho thấy vòng đời trung bình của một chiếc điện thoại trên thị trường là vào khoảng 4 năm.
Giống như nhiều người có ý định giữ lại điện thoại để dùng tiếp, tôi không cảm thấy những nét đặc sắc của thiết bị mới nhất là cần thiết cho hoạt động thường nhật của mình: gọi điện, nhắn tin, kiểm tra email và thời tiết, lướt mạng xã hội, nghe nhạc, ghi âm các bài phỏng vấn... Dù vi xử lý A13 Bionic bên trong iPhone 11 có sức mạnh khủng hơn nhiều, lại được trang bị trí tuệ nhân tạo nữa, so với chip A9 trên 6S, tôi vẫn thấy điện thoại của mình đủ nhanh rồi. Phần mềm mới của Apple, iOS 13, cũng tương thích với iPhone 6S, nên tôi vẫn sẽ được tận hưởng bản cập nhật phần mềm lớn tiếp theo với phần cứng đã cũ này.
Một số tính năng mới hơn của Apple, như Face ID được giới thiệu với iPhone X năm 2017, không đủ hứng thú để khiến tôi nâng cập. Và một số tính năng cũ của iPhone 6S lại khiến nó "cao cấp" hơn những chiếc điện thoại mới. Tính năng lớn nhất trong số đó? Là jack headphone. Dòng iPhone 6S, ra mắt năm 2015, là dòng sản phẩm cuối cùng được Apple trang bị jack âm thanh 3.5mm, cho phép bạn sử dụng những chiếc headphone có dây truyền thống mà không cần đến adapter. Các headphone không dây, từ những chiếc bình dân đến những chiếc cao cấp, có đầy những vấn đề cần giải quyết, dù AirPods của Apple đã giải quyết vấn đề này cho những người muốn bỏ ra 159 USD để sắm một chiếc headphone (và người ta làm mất chúng khá nhiều). Ai cũng muốn jack headphone quay trở lại, kể cả những người đã từ bỏ hi vọng đó từ lâu.
Ngoài tính tiện dụng của jack headphone, lý do thực tế quan trọng nhất khiến tôi muốn giữ lại chiếc 6S là chi phí. Những mẫu điện thoại mới nhất của Apple khá đắt đỏ, bắt đầu từ 699 USD cho iPhone 11, 999 USD cho iPhone 11 Pro, và 1099 USD cho iPhone 11 Pro Max. Dù cho iPhone 11 có giá khởi điểm thấp hơn 50 USD so với iPhone XR năm ngoái, đó vẫn là một con số rất khó nuốt, đặc biệt khi tôi đã trả hết số tiền cho chiếc điện thoại hiện tại của mình. Để giảm chi phí phải bỏ ra cho điện thoại, tôi kiên quyết sử dụng 6S miễn là nó vẫn hoạt động được - chiếc điện thoại này cũng cũ rồi, tôi chỉ có thể nhận lại được 100 USD từ chương trình đổi máy lên đời của Apple mà thôi.
Sửa chứ đừng thay thế
Với tôi, giữ lại chiếc iPhone 6S không chỉ vì lý do thực dụng. Có những lý do mang tính triết lý đằng sau đó nữa.
Giữ chiếc 6S càng lâu càng tốt là một phần trong mục tiêu trở thành người tiêu dùng điện tử có trách nhiệm của tôi. Smartphone nên được sản xuất sao cho dễ sửa chữa, kéo dài tuổi thọ của chúng, và quan trọng là hạn chế việc chúng bị quăng ra bãi rác, nơi rác thải điện tử đang tích tụ ở mức 50 triệu tấn mỗi năm!
Khi pin 6S của tôi bắt đầu chai, tôi đã muốn sửa nó, thay vì đơn giản là bỏ nó để mua máy mới. Tôi tận dụng chương trình sửa pin giá 29 USD của Apple (chương trình này do công ty khởi xướng sau khi thừa nhận cố tình làm chậm các điện thoại cũ như cái của tôi, mà theo giải thích của Apple là bởi pin trên iPhone cũ có thể không kham nổi phần mềm mới - dù nhiều người nghi ngờ công ty chơi chiêu bài này để buộc người dùng lên đời).
Apple từ lâu đã đối mặt với chỉ trích vì hi sinh khả năng dễ sửa để đổi lấy thiết kế siêu mỏng. Vì muốn ép các linh kiện bên trong càng gọn gàng càng tốt, hãng đôi lúc dán keo mọi thứ lại với nhau thay vì dùng vít. Công ty này còn tích cực phản đối luật Right to Repair - luật nhằm cho phép các bên thứ 3 dễ dàng sửa chữa các thiết bị điện tử hơn. Có một số bằng chứng cho thấy Apple đang bắt đầu thay đổi cách nhìn của họ: mới đây, họ đã khởi xướng một chương trình mới nhằm bán linh kiện và công cụ cho các cửa hàng sửa chữa độc lập.
Khả năng sửa chữa tổng thể của các điện thoại Apple không hề tệ: iFixit đánh giá 6S 7/10 về khả năng sữa chữa, các thế hệ sau có điểm số tệ hơn một chút. Chiếc Pixel 3 của Google (được 4/10 điểm iFixit) và Galaxy Note 10 của Samsung (được 3/10 điểm iFixit) tệ hơn nhiều. Ngược lại, startup từ châu Âu là Fairphone lại thiết kế ra những chiếc điện thoại hoàn toàn mô-đun hóa, tức bạn có thể dễ dàng thay thế các linh kiện mới và kéo dài tuổi thọ của điện thoại, đạt được 10/10 điểm sửa chữa từ iFixit.
Apple biết rằng hầu hết người tiêu dùng muốn giữ điện thoại của họ để dùng tiếp, và điều đó rõ ràng thân thiện với môi trường hơn là nâng cấp theo phản xạ. Một năm trước, tại sự kiện iPhone của hãng, lãnh đạo bộ phận bền vững của Apple, Lisa Jackson, thậm chí còn nói rõ quan điểm đó trên sân khấu. "Bởi chúng tồn tại lâu hơn, bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng. Và tiếp tục sử dụng chúng là điều tốt nhất cho hành tinh" - bà nói vậy về chính các sản phẩm của Apple.
Chỉ có một thứ có thể làm lung lay ý định giữ lại chiếc 6S của tôi: camera. Trong nhiều năm qua, tôi đã chứng kiến bạn bè và gia đình mình nâng cấp lên các mẫu máy mới hơn với camera tốt hơn, và phải thừa nhận rằng tôi ganh tị với ảnh chụp của họ. Đến nay, tôi vẫn chưa quan tâm nhiều lắm đề chất lượng hình ảnh để đổi 6S lấy một chiếc điện thoại mới với camera tốt hơn, nhưng Apple, với iPhone 11, đã đưa ra một lựa chọn rất cuốn hút. Chiếc iPhone 11 Pro có đến 3 camera 12MP ở mặt lưng, bao gồm ống kính telephoto, ống kính góc rộng và ống kính góc siêu rộng, cho phép bạn chụp những bức ảnh rộng hơn và tăng cường chất lượng hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu (iPhone 11 thì chỉ có ống kính góc rộng và góc siêu rộng thôi). Đáng nói là 3 camera này hoạt động cùng nhau: để cho ra một hình ảnh duy nhất, điện thoại sẽ chụp 9 bức ảnh khác nhau, và thuật toán của Apple sẽ tối ưu hóa từng điểm ảnh để khiến kết quả trông tốt nhất có thể.
Dù có cơ hội để chụp được những bức ảnh đẹp hơn, nhưng tôi sẽ tạm trì hoãn điều đó cho tới khi chiếc iPhone 6S của mình ngừng hoạt động. Nó vẫn là một chiếc điện thoại tuyệt vời. Và nếu bạn cần thêm bằng chứng cho thấy 6S chưa phải là một con khủng long già cỗi hết thời, thì đây: dù từ lâu Apple đã không còn nhắc đến 6S nữa, bạn vẫn có thể mua được một chiếc máy mới toanh tại hơn 3.400 cửa hàng Walmart trên toàn nước Mỹ!
Theo Genk