Ðề: Những bài thuốc dân gian (sưu tầm)
Chữa bệnh gan nhiễm mỡ
1. Cây Kế sữa - thần dược trị gan nhiễm mỡ
Với những tác dụng tuyệt vời, cách đây hàng nghìn năm cây kế sữa thần kỳ đã có mặt hầu khắp các nước trên thế giới. Giờ đây ở Mỹ, có đến 1/3 dân số trưởng thành (khoảng 60 triệu người) sử dụng các thuốc bổ từ kế sữa một cách thường xuyên để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Tại Việt Nam, TRAPHACO - Công ty dược phẩm hàng đầu về sản xuất đông dược cũng đã cho ra đời sản phẩm Carmanus chiết xuất từ kế sữa kết hợp cùng vitamin nhóm B. Thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ, suy gan ở người nghiện rượu, viêm gan cấp và mãn, hỗ trợ điều trị xơ gan. Hiện đã có nhiều người sử dụng Carmanus, thuốc cho hiệu quả rất tốt!
Nói về các bệnh gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ, y học cho rằng xã hội càng hiện đại thì bệnh này càng gia tăng mạnh mẽ. Bởi gan nhiễm mỡ không chỉ thấy ở người suy dinh dưỡng lâu ngày do thiếu các enzym để đưa mỡ ra khỏi gan. Mà gan nhiễm mỡ còn có ở những người lười vận động, ăn uống dư thừa chất béo, chất đường, uống nhiều rượu... Ngoài ra, các bệnh tiểu đường type 2, tăng mỡ máu, lao, viên gan C mãn tính, dùng và kéo dài các thuốc corticoid, oestrogen, thuốc chữa ung thư... cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Gan luôn luôn chứa một lượng mỡ nhất định nhưng nếu lượng mỡ nhiều hơn từ 5 - 10% trọng lượng của gan, gan đã bị nhiễm mỡ và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu bị gan nhiễm mỡ thì có tới 25% bệnh nhân tiến tới bị xơ gan với tỷ lệ tử vong khoảng 10%.
Chính bởi tính chất nguy hại này của bệnh gan nhiễm mỡ với con người mà nhiều nhà khoa học vào cuộc. Công dụng thần kỳ từ cây kế sữa cũng đã là đề tài nghiên cứu thành công của các nhà khoa học thế giới (Sonnenbichler J và Moulisova V, Song Z, Lucena MI...).
Khi nói về cây kế sữa (còn gọi là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai...) phải kể đến những dòng sữa trắng óng, mềm mại được tuôn ra (khi bạn vô tình vò nát những chiếc lá sáp có gai nhỏ). Truyền thuyết Châu Âu cho rằng, những vân trắng nổi trên bề mặt lá là vết tích những dòng sữa của Đức mẹ Đồng trinh nhỏ xuống. Vì thế, dòng sữa này có tác dụng dùng để kích sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Hoa kế sữa rất đẹp và lạ, hạt của kế sữa cũng có nhiều công dụng.
Cây kế sữa
Những dòng sữa trắng trong từ cây kế sữa
Người La mã cổ đại từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đã biết dùng cây kế sữa để giải độc trong trường hợp rắn cắn. Người Hy Lạp cổ đại cũng thường dùng kế sữa như một thần dược để chữa các bệnh về gan mật và bảo vệ gan khỏi các chất độc.
Một dược sĩ nổi tiếng thế kỷ 17 ở Châu Âu - Nicholas Culpeper - đã có những ghi chép rất cụ thể về việc dùng kế sữa để chữa cho những bệnh nhân bị nhiễm độc gan, lá lách, vàng da, bệnh gan mật... kế sữa còn được người dân bản xứ Địa Trung Hải, Nam Âu, Trung Đông, Bắc Phi... sử dụng từ 2000 năm trước dùng làm thuốc, làm rau ăn hàng ngày, đặc biệt hạt sau khi nướng còn làm đồ uống giống như cafe.
Nguồn
2. Diệp hạ châu đắng – thần dược trị bệnh gan
Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng để điều trị các bệnh viêm gan vàng da..., rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng này cũng đã được y học hiện đại công nhận và sử dụng.
Diệp hạ châu đắng (còn gọi là cây chó đẻ răng cưa) thân xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthones, có tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxyd hóa lipid ở tế bào gan, do đó hạn chế hiện tượng viêm, hoại tử tế bào gan.
Loài cây này có tên khoa học là Phyllathus amarus Schum.et Thonn, họ thầu dầu phân bố khắp các vùng nhiệt đới cổ. Tại Việt Nam, diệp hạ châu đắng mọc hoang trên đất ẩm ở nhiều nơi. Đây là loại cây thảo, cao chừng 10-40 cm, ít phân cành, màu lục (khác với diệp hạ châu gọt thân đỏ). Diệp hạ châu đắng có thể dùng toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô.Nghiên cứu mới của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho thấy một phần 15 dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng bia rượu, kéo theo những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tổn hại nặng đến gan với các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan do rượu.
Theo một báo cáo tổng hợp của bác sĩ Lê Minh Khôi - Bệnh viện TW Huế nghiên cứu thực hiện năm 2010, 40% người thường xuyên sử dụng bia rượu (trong nhóm được tổng hợp) mắc chứng gan nhiễm mỡ; 10% số đó tiến triển thành ung thư gan. Khoảng một phần hai số bệnh nhân viêm gan do rượu nặng sẽ tiến triển thành xơ gan và khoảng một phần tư tổng số bệnh nhân viêm gan do rượu ở mức độ nhẹ có thể bị xơ gan những năm sau. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như bệnh não, xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan…
Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ gan từ sớm rất cần thiết. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu đang được ưa chuộng vì tính an toàn và có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài. Các dược liệu tốt cho gan như actiso, hoàng bá, vọng cách, nhân trần, cà gai leo..., trong đó, cây diệp hạ châu đắng được đánh giá cao.
Diệp hạ châu đắng đã được sử dụng hơn 2.000 năm nay. Theo y học cổ truyền, loài thuốc này vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc. Trong dân gian, diệp hạ châu đắng được sử dụng để điều trị viêm gan vàng da, rối loạn tiêu hóa.Những tác dụng này cũng đã được y học hiện đại công nhận và sử dụng. Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong diệp hạ châu đắng có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan, tốt trong các trường hợp suy giảm chức năng gan do sử dụng nhiều bia rượu.
Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của loài cây này. Tác dụng này được cho là do acid gallic, có ý nghĩa trong tình trạng viêm gan, tổn thương gan do bia rượu./.
Nguồn
--------------------------
Tên khác:
Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa xanh lá mạ
Tên khoa học:
Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.
Họ:
Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mẫu thu hái tại:
Mẫu thu hái vào tháng 05 năm 2009, tại quận1, thành phố Hồ Chí Minh.
Cỏ cao 50 cm. Tiết diện thân tròn, màu xanh, ở gốc có màu nâu và có những sọc dọc màu trắng. Cành dài 6,5-8,5 cm, các cành xếp khít nhau ở phần ngọn, thưa ở phần gốc. Lá đơn, mọc so le, xếp thành 2 dãy, mỗi cành giống như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Phiến lá hình bầu dục đầu tròn có mũi nhọn, màu xanh lục, đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, gốc đối xứng, kích thước 0,6-1,2 x 0,4- 0,6 cm, bìa phiến nguyên. Gân lá hình lông chim, gân phụ không rõ. Cuống lá rất ngắn, hình sợi màu xanh, dài 0,5 mm. Lá kèm hình tam giác, cao 0,8 mm, màu xanh nhạt. Cụm hoa: ở mỗi nách lá thường có 1 hoa đực và 1 hoa cái, những lá phía gốc cành thường chỉ có 1 hoa cái, rất ít gặp trường hợp ở nách lá có 1 hoa cái và 2 hoa đực. Hoa vô cánh, đều, đơn tính cùng gốc, mẫu 5. Hoa đực: cuống hình trụ màu xanh lục rất ngắn 0,8 mm, ngắn hơn cuống hoa cái. Lá đài 5, đều, rời, hình trứng, đầu nhọn, màu xanh lục ở giữa, 2 mép bên màu trắng, kích thước 0,7 x 0,35 mm. Tiền khai 5 điểm. Nhị 3, đều, dính nhau ở phần lớn chỉ nhị thành 1 cột mang 3 bao phấn ở đỉnh, bao phấn hình bầu dục nằm ngang, mở theo đường nứt ngang. Hạt phấn hình bầu dục, rời, màu vàng, có rãnh dọc, kích thước 25 x 17,5 m. Đĩa mật chia làm 5 khối hình cầu màu vàng. Hoa cái: cuống hình trụ màu xanh, gốc nhỏ, đỉnh phình to. Lá đài giống lá đài của hoa đực, tồn tại, tiền khai lợp. Lá noãn 3, bầu trên 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. 3 vòi nhụy hình sợi màu xanh cong ra bên ngoài, dài 0,1 mm. 3 đầu nhụy màu xanh, chia 2 thùy, dài 0,05 mm. Đĩa mật chia làm 5 thùy màu xanh. Quả nang, hình cầu dẹt, màu xanh, có 6 rãnh, kích thước 2 x 1,1 mm, mang 5 lá đài tồn tại. Cuống hình trụ, phình ở đỉnh, màu xanh. Quả nứt dọc thành 3 mảnh, mỗi mảnh chứa 2 hạt. Hạt hình múi cam, màu nâu sáng, 2 bên hơi lõm có vân hình cung, mặt lồi có vân dọc, kích thước 0,8 x 1 mm.
Hoa thức và Hoa đồ:
Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu:
Vi phẫu thân:
Vi phẫu gần tròn. Biểu bì một lớp tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, rải rác có ít lỗ khí. Mô dày góc, 1-2 lớp tế bào hình bầu dục, giữa 2 lớp có những khuyết nhỏ. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều nhau và lớn hơn tế bào mô dày góc. Trong mô mềm khuyết có ít hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Trụ bì 3-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều nhau, hóa mô cứng thành một vòng không liên tục. Hệ thống dẫn gồm có: libe 1 xếp thành từng đám; libe 2, 4-5 lớp tế bào xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 nhiều, hình gần tròn hay bầu dục. Tia tủy là 1-2 dãy tế bào hình đa giác, vách mỏng; gỗ 1 phân bố đều quanh vi phẫu. Mô mềm tủy đạo, tế bào gần tròn hay đa giác, kích thước không đều và lớn hơn nhiều so với mô mềm vỏ. Trong mô mềm tủy có ít hạt tinh bột.
Vi phẫu lá:
Gân giữa: mặt dưới lồi, mặt trên gần như phẳng. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhỏ. Tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới. Mô dày tròn chỉ có ở biểu bì dưới, 1- 2 lớp tế bào hình gần tròn hay đa giác. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình thuôn dài ở biểu bì trên. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô dày tròn. Cụm libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Phiến lá: tế bào biểu bì hình bầu dục kích thước không đều, lỗ khí có rải rác ở 2 biểu bì nhưng nhiều hơn ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào hình thuôn dài chiếm tỉ lệ ½ phần thịt lá. Mô mềm khuyết, tế bào vách uốn lượn, kích thước không đều nhau. Một vài tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong mô mềm giậu.
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột toàn cây mịn, có ít xơ, màu xanh lục.
Thành phần: mảnh biểu bì trên và dưới mang lỗ khí kiểu dị bào, tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mô mềm tế bào đa giác vách mỏng. Mảnh biểu bì của thân mang lỗ khí; đám sợi dài không rõ ống trao đổi. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn. Mảnh biểu bì lá đài, tế bào vách uốn lượn. Hạt phấn hình bầu dục, kích thước 25 x 17,5 µm.
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Phân bố khắp các vùng nhiệt đới cổ. Ở Việt nam mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp các địa phương. Mùa hoa : tháng 4-6, mùa quả: tháng 7-9.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Phyllanthi amari)
Thành phần hóa học:
Lá Diệp hạ châu đắng chứa chất đắng là phyllathin. Lá khô chứa các chất đắng hypophyllanthin (0,05%), phyllathin (0,35%). Trong cây có niranthin, nirtetralin, phylteralin. Ngoài ra trong cây còn có lignan, flavonoid, alcaloid kiểu securinin như niruroidin, isobubialin, epibuealin một loại elagitanin cùng với 1-O-galoyl-2,4-dehydrohescahydroxyphenoy l- glucopyranose elaeocarpusin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, astragalin, rutin; các acid hữu cơ như acid ascorbic, geraniinic, acid amariinic và repandusinic A.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Diệp hạ châu đắng được dùng làm thuốc trị bệnh viêm gan vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn.
Diệp hạ châu đắng được dùng trong y học cổ truyền Thái lan trị bệnh vàng da. Ở Ấn Độ, Diệp hạ châu đắng dùng để sát khuẩn, lợi tiểu, vàng da, lỵ, phù, đái tháo đường. Ở Peru, nhân dân sắc nước phần trên mặt đất uống làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật, sỏi thận. Ở một số nước Nam Mỹ, Diệp hạ châu đắng dùng trị sốt rét, sỏi niệu, sỏi bàng quang, các bệnh về đường tiết niệu nói chung. Ở Haiti, người dân sắc lá làm nước uống trị sốt. Từ đảo Hải nam đến Inđônesia nhân dân dùng Diệp hạ châu để sắc nước uống chữa bệnh về thận và gan, trị bệnh hoa liễu, đau bụng, long đờm cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy…Ở Papua niugine, nước hãm toàn cây để trị đau đầu, hoặc đau nửa đầu. Ở Tanzania cao nước phần trên mặt đất của Diệp hạ châu dùng trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Tây Ấn, Diệp hạ châu đắng dùng trị giun ở trẻ em, ở bờ biển Ngà người dân dùng nước sắc lá uống trong trường hợp khó sinh, trị vàng da, nôn, đau họng…
Tác dụng trị viêm gan siêu vi của Diệp hạ Châu đắng là do tác dụng của phyllathin và hypophyllathin.
Nguồn