Chưa có ngày ra mắt chính thức, nhưng đồng Nhân Dân Tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc đang là đồng tiền kỹ thuật số thu hút sự chú ý sát sao nhất của cộng đồng quốc tế.
Số hoá tiền mặt là một nhu cầu cấp bách
Trung Quốc là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia khi đưa ra dự án phát triển đồng nhân dân tệ điện tử từ năm 2014. Về bản chất, đồng e-CNY là một cách hiệu quả để ngân hàng trung ương nước này số hoá tiền giấy và tiền xu trong lưu thông. Bắc Kinh đã đạt được nhiều tiến bộ trong thanh toán không dùng tiền mặt những năm gần đây, và đồng e-CNY càng tiếp tục đẩy nhanh quá trình này thời gian tới.
“Việc sử dụng tiền mặt đang trở nên ít phổ biến hơn. Chắc chắn rằng tiền mặt sẽ được thay thế bởi một định dạng kỹ thuật số nào đó. Đây chính là một trong những động lực lớn nhất đằng sau việc phát triển đồng tiền số trung ương”, Yan Xiao, trưởng dự án giao dịch kỹ thuật số của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) cho biết.
Fan Yifei, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định “số hoá tiền mặt và tiền xu đang là nhu cầu cấp bách” do việc sản xuất và lưu trữ các đồng tiền này khá tốn kém. Không chỉ vậy, tiền mặt còn dễ bị làm giả và có thể được sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
Trong khi đó, một đồng tiền điện tử do trung ương phát hành có thể cải thiện phương thức thanh toán cũng như truyền tải chính sách tiền tệ của chính phủ hiệu quả hơn. Yan lập luận rằng, đồng NDT điện tử có thể giúp ổn định hệ thống tài chính thông qua đặc tính “ẩn danh có thể kiểm soát”, cho phép các giao dịch vẫn được ẩn danh theo một mức độ, đồng thời ngân hàng vẫn có thể sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để phát hiện các hoạt động phi pháp.
Cân bằng cuộc chơi thanh toán không tiền mặt trong nước
Hiện lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Trung Quốc đang bị chi phối bởi 2 gã khổng lồ công nghệ trong nước, Tập đoàn Alibaba và Tencent. Tại thời điểm tháng 7/2021, Alipay ứng dụng thanh toán do tập đoàn Alibaba phát triển, đã có 1,3 tỷ người dùng và tổng giao dịch trị giá hơn 118 ngàn tỷ NDT. WeChat Pay, vào thời điểm cuối năm 2021, cũng đạt mốc hơn 900 triệu người dùng thường xuyên. Rõ ràng nhà chức trách Trung Quốc không thể ngồi yên khi phương tiện thanh toán quốc nội của họ bị phụ thuộc vào các công ty tư nhân.
Linghao Bao, chuyên gia phân tích tại Trivium China, cho rằng việc Alipay hay WeChat Pay bị phá sản rất khó xảy ra, tuy nhiên đây cũng là một nguy cơ đối với hệ thống thanh toán nội địa mà nhà chức trách chú ý tới.
Việc phân phối e-CNY được thực hiện thông qua hệ thống 2 cấp (two-tier system), ngân hàng trung ương phân phối đồng tiền số cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đưa loại tiền này tới người dùng, gồm cả dịch vụ cho phép người dùng đổi tiền mặt và tiền xu sang e-CNY.
Đầu tháng 1/2022, Trung Quốc phát hành ví điện tử dành cho đồng e-CNY trên 2 nền tảng iOS và Android và tiến hành thử nghiệm tại các thành phố gồm: Thẩm Quyến, Tô Châu, Hùng An, Thượng Hải, Hải Nam, Trường Sa, Tây An, Thanh Đảo và Đại Liên, cũng như các địa điểm diễn ra thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh tổ chức. Trước đó, nước này cũng đã cho thử nghiệm giới hạn đồng e-CNY tại một số thành phố nhất định thông qua chương trình xổ số phân phát tiền số cho người dân.
Hướng tới trở thành tiêu chuẩn tiền kỹ thuật số quốc tế
Kế hoạch phát triển đất nước 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc nhấn mạnh tới nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu. Ngoài các mục tiêu đối nội, chính phủ Trung Quốc đang kỳ vọng e-CNY sẽ trở thành công cụ thanh toán xuyên biên giới với chi phí thấp thay vì phải dựa vào các kênh thanh toán truyền thống của ngân hàng hiện nay.
“Không chỉ giúp việc thanh toán nội địa hiệu quả, e-CNY có thể được sử dụng trong thanh toán quốc tế, mở đường cho việc giao dịch mà không cần phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT”, Emily Parker, Giám đốc quản lý tại CoinDesk nhận định.
Cùng chung ý kiến trên, Jeremy Allaire, CEO của Circle, công ty dịch vụ tiền mã hoá có trụ sở tại Mỹ, cũng cho rằng “đồng e-CNY có thể trở thành nền tảng quốc tế và được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày trên thế giới”.
Không chỉ vậy, đồng e-CNY đang hứa hẹn là giải pháp đối với hệ thống tài chính tại các thị trường mới nổi, nơi các giao dịch thường xuyên chậm trễ do cơ sở hạ tầng tài chính phát triển không đồng đều và nhiều khác biệt. Khi sử dụng e-CNY tại hệ thống ngân hàng, thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức, phí giao dịch gần như bằng 0 do đã bỏ qua các khâu trung gian.
“Giấc mộng Trung Hoa” không chỉ là một khẩu hiệu của chính phủ Trung Quốc. Và e-CNY sẽ trở thành một trong những công cụ chủ chốt trong triển khai chính sách đối nội và đối ngoại của Bắc Kinh thời gian tới.
Số hoá tiền mặt là một nhu cầu cấp bách
Trung Quốc là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia khi đưa ra dự án phát triển đồng nhân dân tệ điện tử từ năm 2014. Về bản chất, đồng e-CNY là một cách hiệu quả để ngân hàng trung ương nước này số hoá tiền giấy và tiền xu trong lưu thông. Bắc Kinh đã đạt được nhiều tiến bộ trong thanh toán không dùng tiền mặt những năm gần đây, và đồng e-CNY càng tiếp tục đẩy nhanh quá trình này thời gian tới.
“Việc sử dụng tiền mặt đang trở nên ít phổ biến hơn. Chắc chắn rằng tiền mặt sẽ được thay thế bởi một định dạng kỹ thuật số nào đó. Đây chính là một trong những động lực lớn nhất đằng sau việc phát triển đồng tiền số trung ương”, Yan Xiao, trưởng dự án giao dịch kỹ thuật số của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) cho biết.
Fan Yifei, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định “số hoá tiền mặt và tiền xu đang là nhu cầu cấp bách” do việc sản xuất và lưu trữ các đồng tiền này khá tốn kém. Không chỉ vậy, tiền mặt còn dễ bị làm giả và có thể được sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
Trong khi đó, một đồng tiền điện tử do trung ương phát hành có thể cải thiện phương thức thanh toán cũng như truyền tải chính sách tiền tệ của chính phủ hiệu quả hơn. Yan lập luận rằng, đồng NDT điện tử có thể giúp ổn định hệ thống tài chính thông qua đặc tính “ẩn danh có thể kiểm soát”, cho phép các giao dịch vẫn được ẩn danh theo một mức độ, đồng thời ngân hàng vẫn có thể sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để phát hiện các hoạt động phi pháp.
Cân bằng cuộc chơi thanh toán không tiền mặt trong nước
Hiện lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Trung Quốc đang bị chi phối bởi 2 gã khổng lồ công nghệ trong nước, Tập đoàn Alibaba và Tencent. Tại thời điểm tháng 7/2021, Alipay ứng dụng thanh toán do tập đoàn Alibaba phát triển, đã có 1,3 tỷ người dùng và tổng giao dịch trị giá hơn 118 ngàn tỷ NDT. WeChat Pay, vào thời điểm cuối năm 2021, cũng đạt mốc hơn 900 triệu người dùng thường xuyên. Rõ ràng nhà chức trách Trung Quốc không thể ngồi yên khi phương tiện thanh toán quốc nội của họ bị phụ thuộc vào các công ty tư nhân.
Linghao Bao, chuyên gia phân tích tại Trivium China, cho rằng việc Alipay hay WeChat Pay bị phá sản rất khó xảy ra, tuy nhiên đây cũng là một nguy cơ đối với hệ thống thanh toán nội địa mà nhà chức trách chú ý tới.
Việc phân phối e-CNY được thực hiện thông qua hệ thống 2 cấp (two-tier system), ngân hàng trung ương phân phối đồng tiền số cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đưa loại tiền này tới người dùng, gồm cả dịch vụ cho phép người dùng đổi tiền mặt và tiền xu sang e-CNY.
Đầu tháng 1/2022, Trung Quốc phát hành ví điện tử dành cho đồng e-CNY trên 2 nền tảng iOS và Android và tiến hành thử nghiệm tại các thành phố gồm: Thẩm Quyến, Tô Châu, Hùng An, Thượng Hải, Hải Nam, Trường Sa, Tây An, Thanh Đảo và Đại Liên, cũng như các địa điểm diễn ra thế vận hội mùa đông do Bắc Kinh tổ chức. Trước đó, nước này cũng đã cho thử nghiệm giới hạn đồng e-CNY tại một số thành phố nhất định thông qua chương trình xổ số phân phát tiền số cho người dân.
Hướng tới trở thành tiêu chuẩn tiền kỹ thuật số quốc tế
Kế hoạch phát triển đất nước 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc nhấn mạnh tới nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu. Ngoài các mục tiêu đối nội, chính phủ Trung Quốc đang kỳ vọng e-CNY sẽ trở thành công cụ thanh toán xuyên biên giới với chi phí thấp thay vì phải dựa vào các kênh thanh toán truyền thống của ngân hàng hiện nay.
“Không chỉ giúp việc thanh toán nội địa hiệu quả, e-CNY có thể được sử dụng trong thanh toán quốc tế, mở đường cho việc giao dịch mà không cần phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT”, Emily Parker, Giám đốc quản lý tại CoinDesk nhận định.
Cùng chung ý kiến trên, Jeremy Allaire, CEO của Circle, công ty dịch vụ tiền mã hoá có trụ sở tại Mỹ, cũng cho rằng “đồng e-CNY có thể trở thành nền tảng quốc tế và được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày trên thế giới”.
Không chỉ vậy, đồng e-CNY đang hứa hẹn là giải pháp đối với hệ thống tài chính tại các thị trường mới nổi, nơi các giao dịch thường xuyên chậm trễ do cơ sở hạ tầng tài chính phát triển không đồng đều và nhiều khác biệt. Khi sử dụng e-CNY tại hệ thống ngân hàng, thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức, phí giao dịch gần như bằng 0 do đã bỏ qua các khâu trung gian.
“Giấc mộng Trung Hoa” không chỉ là một khẩu hiệu của chính phủ Trung Quốc. Và e-CNY sẽ trở thành một trong những công cụ chủ chốt trong triển khai chính sách đối nội và đối ngoại của Bắc Kinh thời gian tới.
Theo ICT News