Trang tin Audiophiliac (Cnet) cho rằng: Hãy quên đi yếu tố công nghệ, cứ việc thưởng thức âm nhạc ở bất cứ đâu!
Tôi yêu nhạc đĩa than, hơn tất cả các định dạng âm thanh số bất kể chất lượng có cao đến mấy. Đấy là với tôi, còn bạn có thể hoàn toàn không quan tâm hay sử dụng đĩa than, băng cát-xét, băng cối, hay bất cứ định dạng âm thanh tương tự nào.
Tôi thuộc dạng người cuồng âm nhạc, tôi không bận tâm tới những yếu tố bất tiện nó có thể gây ra, ví dụ như là việc cứ phải 20 phút lại phải trở dậy đổi băng nhạc một lần. Tôi cứ việc thả lỏng, hòa mình vào các giai điệu, và khi đĩa chạy gần hết, tôi suy nghĩ sẽ chơi bản nào tiếp theo. Đó là một phần của thú chơi này - suy nghĩ về thứ tự chơi các bản nhạc - và làm thế nào để chúng có sự liên kết với nhau. Tôi hiện có bảy ngàn đĩa than và đĩa CD, kết quả sau hàng thập kỷ sưu tầm. Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù là nghe nhạc tương tự hay nhạc số thì tôi đều phải suy nghĩ lựa chọn các bản nhạc, và thường khi nghe một thể loại thì tôi sẽ nghe hàng giờ liền, và hiếm khi chuyển loại khác. Đa số thể loại nhạc trên đĩa than của tôi có xu hướng cổ điển hơn so với trên CD, và đó cũng là một tiêu chí lựa chọn.
Có thể rằng, bạn có thể chỉ muốn được nghe nhạc và để cho thiết bị tự động chọn bản nhạc cho bạn, và bạn thấy hài lòng miễn là nghe chúng không quá kinh khủng. Tôi thì không; cách tôi lựa chọn bản nhạc chắc chắn thông minh hơn là cho thiết bị tự chọn, và cá nhân tôi thích có một mối dây liền lạc giữa các bản nhạc với nhau. Tôi chú tâm vào âm nhạc, vào nghệ sĩ đang chơi đàn ghi ta, vào âm thanh vang vọng của trống, chứ tôi chẳng quan tâm ai sản xuất ra cây đàn này, hay là bản nhạc kia đã được thu âm ở đâu.
Chất lượng âm thanh chắc chắn là một tiêu chí so sánh, tôi thì thích đĩa than hơn, chủ yếu là bởi vì nghe nó thì dễ tập trung hơn; tôi rất hay phân tâm khi nghe nhạc số. Tôi thậm chí có thể đọc sách hoặc làm nhiều thứ khác trong khi nghe nhạc số. Đây là lý do tôi có iPod Classic, với sức chứa khoảng 6.400 file nhạc Apple Lossless. Dù tôi rất yêu đĩa than, gần như không thể nghe chúng trong xe hơi, hoặc trên tàu điện ngầm hoặc xe bus tại thành phố New York. Cho nên tôi thưởng thức âm nhạc trên chiếc iPod. Tôi không hề ghét nhạc số, nó đáp ứng cho nhiều mục đích và hoàn cảnh nghe khác nhau hơn nhạc tương tự. Nghe âm nhạc ở ngoài hoàn toàn khác với nghe tại nhà, ồn ào hơn và mang đậm tính giải trí giết thời gian. Ở đó âm nhạc không phải mục tiêu chính, nó chỉ làm nền cho các sự việc đang diễn ra.
Vì vậy, không gian nghe nhạc cũng là một tiêu chí, bên cạnh yếu tố chính là sự tiện lợi và chi phí. Đối với số đông, chất lượng âm thanh chỉ cần tốt vừa đủ, do đó rất ít khi nào đóng vai trò quyết định. Tôi không nghi ngờ rằng chất lượng nhạc số độ phân giải cao cho âm thanh chuẩn xác hơn đĩa than, nhưng đối với tôi công nghệ analog cho chất âm mềm mại và dễ nghe hơn.
Bạn có thể đồng tình hoặc không. Vấn đề không hề phức tạp. Miễn là bạn cảm thấy phù hợp và tiện lợi, vậy thì cứ việc tiến hành.

Tôi yêu nhạc đĩa than, hơn tất cả các định dạng âm thanh số bất kể chất lượng có cao đến mấy. Đấy là với tôi, còn bạn có thể hoàn toàn không quan tâm hay sử dụng đĩa than, băng cát-xét, băng cối, hay bất cứ định dạng âm thanh tương tự nào.
Tôi thuộc dạng người cuồng âm nhạc, tôi không bận tâm tới những yếu tố bất tiện nó có thể gây ra, ví dụ như là việc cứ phải 20 phút lại phải trở dậy đổi băng nhạc một lần. Tôi cứ việc thả lỏng, hòa mình vào các giai điệu, và khi đĩa chạy gần hết, tôi suy nghĩ sẽ chơi bản nào tiếp theo. Đó là một phần của thú chơi này - suy nghĩ về thứ tự chơi các bản nhạc - và làm thế nào để chúng có sự liên kết với nhau. Tôi hiện có bảy ngàn đĩa than và đĩa CD, kết quả sau hàng thập kỷ sưu tầm. Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù là nghe nhạc tương tự hay nhạc số thì tôi đều phải suy nghĩ lựa chọn các bản nhạc, và thường khi nghe một thể loại thì tôi sẽ nghe hàng giờ liền, và hiếm khi chuyển loại khác. Đa số thể loại nhạc trên đĩa than của tôi có xu hướng cổ điển hơn so với trên CD, và đó cũng là một tiêu chí lựa chọn.

Có thể rằng, bạn có thể chỉ muốn được nghe nhạc và để cho thiết bị tự động chọn bản nhạc cho bạn, và bạn thấy hài lòng miễn là nghe chúng không quá kinh khủng. Tôi thì không; cách tôi lựa chọn bản nhạc chắc chắn thông minh hơn là cho thiết bị tự chọn, và cá nhân tôi thích có một mối dây liền lạc giữa các bản nhạc với nhau. Tôi chú tâm vào âm nhạc, vào nghệ sĩ đang chơi đàn ghi ta, vào âm thanh vang vọng của trống, chứ tôi chẳng quan tâm ai sản xuất ra cây đàn này, hay là bản nhạc kia đã được thu âm ở đâu.
Chất lượng âm thanh chắc chắn là một tiêu chí so sánh, tôi thì thích đĩa than hơn, chủ yếu là bởi vì nghe nó thì dễ tập trung hơn; tôi rất hay phân tâm khi nghe nhạc số. Tôi thậm chí có thể đọc sách hoặc làm nhiều thứ khác trong khi nghe nhạc số. Đây là lý do tôi có iPod Classic, với sức chứa khoảng 6.400 file nhạc Apple Lossless. Dù tôi rất yêu đĩa than, gần như không thể nghe chúng trong xe hơi, hoặc trên tàu điện ngầm hoặc xe bus tại thành phố New York. Cho nên tôi thưởng thức âm nhạc trên chiếc iPod. Tôi không hề ghét nhạc số, nó đáp ứng cho nhiều mục đích và hoàn cảnh nghe khác nhau hơn nhạc tương tự. Nghe âm nhạc ở ngoài hoàn toàn khác với nghe tại nhà, ồn ào hơn và mang đậm tính giải trí giết thời gian. Ở đó âm nhạc không phải mục tiêu chính, nó chỉ làm nền cho các sự việc đang diễn ra.

Vì vậy, không gian nghe nhạc cũng là một tiêu chí, bên cạnh yếu tố chính là sự tiện lợi và chi phí. Đối với số đông, chất lượng âm thanh chỉ cần tốt vừa đủ, do đó rất ít khi nào đóng vai trò quyết định. Tôi không nghi ngờ rằng chất lượng nhạc số độ phân giải cao cho âm thanh chuẩn xác hơn đĩa than, nhưng đối với tôi công nghệ analog cho chất âm mềm mại và dễ nghe hơn.
Bạn có thể đồng tình hoặc không. Vấn đề không hề phức tạp. Miễn là bạn cảm thấy phù hợp và tiện lợi, vậy thì cứ việc tiến hành.
Dịch từ bài viết của Steve Guttenberg, cnet.com
Chỉnh sửa lần cuối: