Cô Nguyệt kể, có đôi nam nữ tự tử vì bị gia đình phản đối. Khi vớt 2 xác này lên, thi thể đã gần phân hủy, thế nhưng họ vẫn quấn lấy nhau.
Tới tổ dân phố I, xã Xuân An, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hỏi nhà Nguyễn Thị Nguyệt, tức "cô Nguyệt vớt xác" thì ai cũng biết. Mấy chục năm nay, người phụ nữ này vẫn ngày đêm làm cái việc mà "trần gian chẳng ai muốn làm" - đó là vớt xác người chết ở trên sông, biển, ao hồ…
Cô Nguyệt năm nay 51 tuổi, đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề vớt xác. Trong căn nhà nhỏ nằm ngay sát bờ sông Lam, cô Nguyệt kể về nghề nghiệp của mình như một duyên trời định, một sự sắp đặt của số phận.
Gia đình cô trước đây đã 3 đời làm nghề vớt xác. Từ nhỏ, cô đã đi theo bố khắp các sông suối, ao hồ và rồi cô theo nghiệp lúc nào không hay. Cô Nguyệt lấy chồng sớm nhưng có lẽ duyên vợ chồng không được suôn sẻ như duyên nghề nghiệp của cô. 18 tuổi cô đã kết hôn. Cưới được vài tháng, cô có mang người con trai đầu và cũng là duy nhất tên Đạt thì người chồng cô đã bỏ đi, để mặc hai mẹ con lênh đênh trên những miền sông nước.
Thế là từ đó, cô Nguyệt làm nghề đánh cá nuôi con và "kiêm" luôn nghề vớt xác, hễ có ai gọi thì cô sẵn sàng tới để giúp đỡ. Cô bảo: "Biết là nghề nguy hiểm, độc hại, thế nhưng mình không làm thì cũng không ai làm. Vậy nên còn sức, giúp được thì mình cứ giúp...".
Mấy chục năm nay, người phụ nữ này vẫn ngày đêm làm cái việc mà "trần gian chẳng ai muốn làm"- Đó là công việc vớt xác người chết ở trên sông, biển, ao hồ…
Người con trai của cô cũng đã được mẹ truyền nghề. Bây giờ sức cô đã yếu không thể lặn xuống nước thì người con trai của cô đã thay cô làm công việc đó. Cô bảo: "Có lẽ đây là cái duyên trời đã định sẵn cho hai mẹ con tôi rồi!"
Hằng năm dòng sông Lam đã lấy đi tính mạng của không biết bao nhiêu người. Những người này thường là chết lâu ngày không tìm được xác. Có người thì bị tai nạn, có những người thì do những bức xúc trong cuộc sống mà tự tử... Mỗi lần làm việc cô chỉ cầu mong nhanh chóng tìm được xác của họ, để có thể đoàn tụ với phần hồn ở dưới cõi âm.
Dụng cụ làm nghề của cô rất đơn giản, đó chính là một con thuyền, một lưỡi câu vươn thật to dùng để móc xác. Bây giờ có điều kiện hơn, cô đã đầu tư một cái máy lặn để cho người con trai có thể làm việc dễ dàng hơn. Cô Nguyệt làm nghề vớt xác, kiêm luôn cả khâm liệm tử thi, cô bảo mình đã vớt xong thì mình khâm liệm cho người ta luôn, bởi nhiều người không dám làm, vì... sợ. Đã bao lần không có tiền cô còn phải đi chịu từng mét vải để dùng làm đồ khâm liệm.
Thời gian làm việc của cô bất kể trời nắng hay trời mưa, ban ngày hay ban đêm. Nhiều lúc có người gọi đi vào 1h sáng, cô vẫn sẵn lòng. Từ khi làm nghề cho tới giờ cô đã vớt được xác của khoảng 500 người. Trong trận lũ lịch sử 2010 ở Hà Tĩnh, khi chiếc xe khách bị lật làm 19 người chết, cô đã vớt được 6 thi thể. Trong quá trình làm, có những thi thể khi vớt lên cô không kìm được nước mắt.
Cô kể lại thời điểm cách đây vài năm, có một đôi nam nữ yêu nhau thế nhưng gia đình hai bên phản đối, thế là họ cột dây, rồi bỏ đá trong người và cùng nhau nhảy xuống dòng sông Lam. Khi vớt 2 xác này lên, thi thể đã gần phân hủy, thế nhưng họ vẫn quấn lấy nhau.
Đó là câu chuyện làm cho cô Nguyệt ám ảnh. Cũng có nhiều trường hợp, khi cô vớt được xác lên không ai nhận, thế là cô đành phải tự khâm liệm, và phối hợp với chính quyền địa phương chôn cất cho người xấu số.
Đã hơn 30 năm làm nghề, thế nhưng trong căn nhà của cô ít vật dụng đáng giá. Cô nói vì mình làm từ thiện, chứ nếu lấy tiền thì mình đã giàu to rồi. Khi vớt xác, ai cho cô đồng nào thì quý đồng ấy, cô không bao giờ đòi hỏi thêm. Bây giờ khi sức đã yếu, thỉnh thoảng cô còn phải gọi thêm người đi để phụ giúp.
Niềm vui của cô là hàng ngày được chơi và chăm sóc cháu nội.
Khi được hỏi là bao giờ sẽ dừng cái nghề này để nghỉ ngơi, cô Nguyệt chỉ nói: "Khi nào hết sức thì dừng".
Thời gian gắn bó với nghề, giờ đây cô nhìn dòng sông là có thể biết ngay được vị trí của xác chết. Đó chính là những kinh nghiệm mà cô tích lũy được. Cô nói đùa: "Chắc có lẽ do tôi là bạn của những vong hồn xấu số, nên họ muốn báo với tôi để mong có thể giúp đỡ...".
Cô Nguyệt tâm sự, khi bước vào nghề này thì cô đã hiểu được sự nguy hiểm và vất vả của nó. Chẳng thế mà qua thời gian, mái tóc cô Nguyệt đã bạc đi, sức khỏe cô cũng đã yếu dần do sự độc hại của những hóa chất, rồi hơi lạnh... Chính vì vậy mà bây giờ cô đã bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.
Vì đa phần là cô làm từ thiện, cho nên tiền nong thu về không được là bao, chỉ đủ lo cho cuộc sống hàng ngày của gia đình, sự tích lũy dường như là không có. Chính vì thế mà bây giờ cô không có tiền để chữa bệnh. Nhiều lúc cô cũng muốn bỏ nghề lắm, thế nhưng đâu có dễ. Nói là bỏ, nhưng khi ai đến nhờ thì cô lại không kìm được lòng mình và lại tiếp tục đi.
Hiện tại cô Nguyệt vẫn hàng ngày đi đánh cá trên sông Lam và thỉnh thoảng vẫn cùng người con trai đi làm nghề "trần gian có một" ấy. Niềm vui hằng ngày của cô là được chăm sóc, chơi đùa với đứa cháu nội vừa tròn 18 tháng tuổi. Người phụ nữ này luôn cầu mong có nhiều người ý thức được giá trị của bản thân, giá trị của cuộc sống, đừng vì một lý do nào đó mà có những suy nghĩ dại dột, nông nổi mà nhảy sông, hồ để mang lại nỗi xót xa cho gia đình.
Khi được hỏi là bao giờ sẽ dừng cái nghề này để nghỉ ngơi, người phụ nữ này chỉ nói: "Khi nào hết sức thì dừng. Giờ đau ốm thế này, nhưng tôi vẫn cố làm được. Tôi chỉ ước mình được khỏe mạnh, có thể tích góp được chút ít chữa bệnh để có thể tiếp tục làm nghề...".
Theo Gia Đình và Xã Hội
nguồn
Tới tổ dân phố I, xã Xuân An, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hỏi nhà Nguyễn Thị Nguyệt, tức "cô Nguyệt vớt xác" thì ai cũng biết. Mấy chục năm nay, người phụ nữ này vẫn ngày đêm làm cái việc mà "trần gian chẳng ai muốn làm" - đó là vớt xác người chết ở trên sông, biển, ao hồ…
Cô Nguyệt năm nay 51 tuổi, đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề vớt xác. Trong căn nhà nhỏ nằm ngay sát bờ sông Lam, cô Nguyệt kể về nghề nghiệp của mình như một duyên trời định, một sự sắp đặt của số phận.
Gia đình cô trước đây đã 3 đời làm nghề vớt xác. Từ nhỏ, cô đã đi theo bố khắp các sông suối, ao hồ và rồi cô theo nghiệp lúc nào không hay. Cô Nguyệt lấy chồng sớm nhưng có lẽ duyên vợ chồng không được suôn sẻ như duyên nghề nghiệp của cô. 18 tuổi cô đã kết hôn. Cưới được vài tháng, cô có mang người con trai đầu và cũng là duy nhất tên Đạt thì người chồng cô đã bỏ đi, để mặc hai mẹ con lênh đênh trên những miền sông nước.
Thế là từ đó, cô Nguyệt làm nghề đánh cá nuôi con và "kiêm" luôn nghề vớt xác, hễ có ai gọi thì cô sẵn sàng tới để giúp đỡ. Cô bảo: "Biết là nghề nguy hiểm, độc hại, thế nhưng mình không làm thì cũng không ai làm. Vậy nên còn sức, giúp được thì mình cứ giúp...".

Mấy chục năm nay, người phụ nữ này vẫn ngày đêm làm cái việc mà "trần gian chẳng ai muốn làm"- Đó là công việc vớt xác người chết ở trên sông, biển, ao hồ…
Người con trai của cô cũng đã được mẹ truyền nghề. Bây giờ sức cô đã yếu không thể lặn xuống nước thì người con trai của cô đã thay cô làm công việc đó. Cô bảo: "Có lẽ đây là cái duyên trời đã định sẵn cho hai mẹ con tôi rồi!"
Hằng năm dòng sông Lam đã lấy đi tính mạng của không biết bao nhiêu người. Những người này thường là chết lâu ngày không tìm được xác. Có người thì bị tai nạn, có những người thì do những bức xúc trong cuộc sống mà tự tử... Mỗi lần làm việc cô chỉ cầu mong nhanh chóng tìm được xác của họ, để có thể đoàn tụ với phần hồn ở dưới cõi âm.
Dụng cụ làm nghề của cô rất đơn giản, đó chính là một con thuyền, một lưỡi câu vươn thật to dùng để móc xác. Bây giờ có điều kiện hơn, cô đã đầu tư một cái máy lặn để cho người con trai có thể làm việc dễ dàng hơn. Cô Nguyệt làm nghề vớt xác, kiêm luôn cả khâm liệm tử thi, cô bảo mình đã vớt xong thì mình khâm liệm cho người ta luôn, bởi nhiều người không dám làm, vì... sợ. Đã bao lần không có tiền cô còn phải đi chịu từng mét vải để dùng làm đồ khâm liệm.
Thời gian làm việc của cô bất kể trời nắng hay trời mưa, ban ngày hay ban đêm. Nhiều lúc có người gọi đi vào 1h sáng, cô vẫn sẵn lòng. Từ khi làm nghề cho tới giờ cô đã vớt được xác của khoảng 500 người. Trong trận lũ lịch sử 2010 ở Hà Tĩnh, khi chiếc xe khách bị lật làm 19 người chết, cô đã vớt được 6 thi thể. Trong quá trình làm, có những thi thể khi vớt lên cô không kìm được nước mắt.
Cô kể lại thời điểm cách đây vài năm, có một đôi nam nữ yêu nhau thế nhưng gia đình hai bên phản đối, thế là họ cột dây, rồi bỏ đá trong người và cùng nhau nhảy xuống dòng sông Lam. Khi vớt 2 xác này lên, thi thể đã gần phân hủy, thế nhưng họ vẫn quấn lấy nhau.
Đó là câu chuyện làm cho cô Nguyệt ám ảnh. Cũng có nhiều trường hợp, khi cô vớt được xác lên không ai nhận, thế là cô đành phải tự khâm liệm, và phối hợp với chính quyền địa phương chôn cất cho người xấu số.
Đã hơn 30 năm làm nghề, thế nhưng trong căn nhà của cô ít vật dụng đáng giá. Cô nói vì mình làm từ thiện, chứ nếu lấy tiền thì mình đã giàu to rồi. Khi vớt xác, ai cho cô đồng nào thì quý đồng ấy, cô không bao giờ đòi hỏi thêm. Bây giờ khi sức đã yếu, thỉnh thoảng cô còn phải gọi thêm người đi để phụ giúp.
Niềm vui của cô là hàng ngày được chơi và chăm sóc cháu nội.

Khi được hỏi là bao giờ sẽ dừng cái nghề này để nghỉ ngơi, cô Nguyệt chỉ nói: "Khi nào hết sức thì dừng".
Thời gian gắn bó với nghề, giờ đây cô nhìn dòng sông là có thể biết ngay được vị trí của xác chết. Đó chính là những kinh nghiệm mà cô tích lũy được. Cô nói đùa: "Chắc có lẽ do tôi là bạn của những vong hồn xấu số, nên họ muốn báo với tôi để mong có thể giúp đỡ...".
Cô Nguyệt tâm sự, khi bước vào nghề này thì cô đã hiểu được sự nguy hiểm và vất vả của nó. Chẳng thế mà qua thời gian, mái tóc cô Nguyệt đã bạc đi, sức khỏe cô cũng đã yếu dần do sự độc hại của những hóa chất, rồi hơi lạnh... Chính vì vậy mà bây giờ cô đã bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.
Vì đa phần là cô làm từ thiện, cho nên tiền nong thu về không được là bao, chỉ đủ lo cho cuộc sống hàng ngày của gia đình, sự tích lũy dường như là không có. Chính vì thế mà bây giờ cô không có tiền để chữa bệnh. Nhiều lúc cô cũng muốn bỏ nghề lắm, thế nhưng đâu có dễ. Nói là bỏ, nhưng khi ai đến nhờ thì cô lại không kìm được lòng mình và lại tiếp tục đi.
Hiện tại cô Nguyệt vẫn hàng ngày đi đánh cá trên sông Lam và thỉnh thoảng vẫn cùng người con trai đi làm nghề "trần gian có một" ấy. Niềm vui hằng ngày của cô là được chăm sóc, chơi đùa với đứa cháu nội vừa tròn 18 tháng tuổi. Người phụ nữ này luôn cầu mong có nhiều người ý thức được giá trị của bản thân, giá trị của cuộc sống, đừng vì một lý do nào đó mà có những suy nghĩ dại dột, nông nổi mà nhảy sông, hồ để mang lại nỗi xót xa cho gia đình.
Khi được hỏi là bao giờ sẽ dừng cái nghề này để nghỉ ngơi, người phụ nữ này chỉ nói: "Khi nào hết sức thì dừng. Giờ đau ốm thế này, nhưng tôi vẫn cố làm được. Tôi chỉ ước mình được khỏe mạnh, có thể tích góp được chút ít chữa bệnh để có thể tiếp tục làm nghề...".
Theo Gia Đình và Xã Hội
nguồn