Ngộ

Wanderman

Member
Ngộ

Enlightenment+1.jpg

Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung(*) sau khi tham gia đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng nhà Trần, ông được nhà Trần phong chức Tiết độ sứ phủ Thái Bình. Vì căn cơ không thích chốn quan trường, chỉ một thời gian ngắn sau ông xin vua cho về ở ẩn tại Dưỡng Chân Trang, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Nhân rũ bỏ quan trường rảnh rỗi, ông lên đường đi lên vùng núi Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình vừa là để ngao du vừa là để tìm tung tích sư phụ Tiêu Dao.

Sau nhiều ngày rong ruổi ngao du trên đường. Một hôm ông bị lạc trong rừng, càng đi ông càng thấy rừng ngày càng rậm rạp hơn, trời càng ngày càng tối. Bỗng ông nhìn thấy ánh lửa le lói trên lưng chừng núi, ông tiến thẳng đến ánh lửa và cuối cùng đứng trước một ngôi nhà tranh nhỏ nhắn nhưng sạch sẽ. Chủ của ngôi nhà là hai ông bà cụ người Mường đã cao tuổi, ông xin tá túc một đêm rồi định ngày mai tìm đường ra khỏi rừng.

Hai ông bà cụ mời ông ăn tối một bữa tối đạm bạc nhưng ấm cúng, thấy hai ông bà cụ rất niềm nở và hiếu khách ông nghĩ nên làm việc gì đó để trả ơn hai cụ. Ông dạy hai cụ cách ngồi thiền và tụng kinh Phật, hai cụ vui vẻ học thiền và tụng kinh. Sáng sớm hôm sau ông lại tiếp tục lên đường ngao du.

Vài năm sau cũng có một lần ông đi qua khu rừng tại Yên Thủy, ông nhớ đến hai cụ già sống trong ngôi nhà tranh sạch sẽ trong rừng, ông quyết định đến thăm hai cụ.
Từ xa ông đã nhìn thấy ngôi nhà tranh sạch sẽ, ông ngạc nhiên khi thấy hai cụ già khí chất và tinh thần rất tốt, có phần còn linh hoạt và khỏe khoắn vui vẻ hơn vài năm trước. Ông hỏi hai cụ còn tiếp tục ngồi thiền và tụng kinh Phật không? Hai cụ trả lời vẫn tập đều đều và nói chính nhờ nó mà khí chất và tinh thần của hai cụ tốt hơn rất nhiều và rất lấy làm cảm ơn ông.

Nhưng khi hai cụ tập thiền và tụng kinh Phật ông phát hiện ra do thổ ngữ của hai cụ là người Mường nên khi tụng kinh Phật có một số từ các cụ phát âm không đúng so với người Kinh như ông đã dạy vài năm trước. Ông đã chỉnh lại cách phát âm khi tụng kinh cho hai cụ, rồi ông lại tiếp tục ngao du sơn thủy.

Một năm sau ông quay lại tìm hai cụ già người Mường trong ngôi nhà tranh sạch sẽ, lần này ông ngạc nhiên hơn khi khí chất và tinh thần các cụ kém hơn lần trước ông gặp rất nhiều, có phần còn kém hơn cả lần đầu ông gặp các cụ. Ông băn khoăn hỏi han xem các cụ đang tu tập thế nào, nhưng tuyệt nhiên không có gì khác thường, chỉ duy có khi tụng kinh Phật, hai cụ bây giờ phát âm chuẩn theo tiếng Kinh ông dạy, không còn phát âm theo thổ ngữ Mường như trước kia. Hai cụ kể, trước đây hai cụ cứ theo hướng dẫn của ông mà tu tập, nhưng từ khi ông chỉnh lại cách phát âm theo chuẩn tiếng Kinh thì do thổ ngữ người Mường rất khó phát âm đúng được như người Kinh, vì vậy khi tu tập các cụ phải tập trung tinh thần luyện cho cách phát âm sao cho đúng cách phát âm của chuẩn như người Kinh ông đã dạy.

Bỗng ông ngộ ra và dặn hai cụ hãy cứ tụng niệm theo phát âm như trước khi ông chỉnh phát âm cho hai cụ.

Sau lần đó ông không tiếp tục ngao du nữa mà về Dưỡng Chân Trang tu tập thiền tông.
------------------------------------------
(*) Ông là con trai cả của Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến Trần Nhân Tông – người sau này sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
 

tusontay

Huyền Thoại
Cái quan trọng là Tâm thực sự hướng Phật. Còn nhiều điều khác đôi khi ko quan trọng! :)
 

sct70

Well-Known Member
Ðề: Ngộ

- Một chủ đề lạ!

- Mình nghĩ cốt yếu ở chổ Tâm không vướng mắc. Nếu không thì mình lại tự mang thêm gông.
 
Bên trên