Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

symphony

Well-Known Member
LGLW9500-1.jpg


TCO Development, công ty đứng đằng sau thành công của các thương hiệu sản phẩm ITC, vừa công bố kết quả nghiên cứu so sánh giữa trải nghiệm thị giác trên kính trập chủ động và kính thụ động sử dụng công nghệ FPR (Film Patterned Retarder – công nghệ màn trập bị động) để xem 3DTV. Nghiên cứu đã khẳng định rằng hai kỹ thuật khác nhau về đặc điểm hoạt động sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm 3D tổng thể.

3D ngày càng phổ biến trong màn hình máy tính, máy chiếu, máy tính xách tay và tivi. Hiện nay cuộc chiến giữa công nghệ chủ động và thụ động đang diễn ra rất nóng bỏng. Với vai trò kiểm định màn hình độc lập, TCO Development là tổ chức duy nhất đánh giá các công nghệ bằng cách nghiên cứu các tác động của nó đến người tiêu dùng.

Các kết quả của nghiên cứu đã được công bố bao gồm:

1. Sự phụ thuộc Cross-talk vào góc xem

Cross-Talk (còn được gọi là "image ghosting" hay "image doubling") liên qua đến sự cách ly không hoàn toàn của các kênh hình ảnh (trái và phải) khi nhìn từ các góc khác nhau. Các phép đo trong thí nghiêm lên tới ±30° theo cả chiều dọc và chiều ngang. Hiện tượng Cross-talk tương đối thấp khi đo theo chiều ngang trên cả hai loại kính. Tuy nhiên, nếu đo theo chiều dọc thì kính thụ động có giá trị cross-talk cao hơn khi góc nghiêng trên ±15°. Đối với những TV được đặt ở độ cao chính xác hoặc nghiêng về phía người xem thì góc nhìn sẽ lớn hơn ±15° theo chiều dọc. Một kết luận được đưa ra, đó là độ nghiêng và vị trí chính xác là yếu tố quan trọng cho 3DTV khi xem qua kính thụ động. Nên nhớ là việc gắn TV của bạn lên tường có thể hạn chế độ nghiêng.

2. Độ sáng

Độ sáng trên kính 3DTV dùng kính chủ động thấp hơn 3 lần so với 3DTV xem qua kính thụ động do nguyên lý hoạt động khác nhau của hai loại kính. Khi đeo kính, mắt người xem sẽ thích nghi với ánh sáng trung bình, có nghĩa là sự khác biệt lớn về độ sáng sẽ không được cảm nhận trong cùng một mức độ. Độ sáng cao sẽ giúp cho hình ảnh chất lượng hơn, tuy nhiên các thông số khác xem như màu đen, độ phân giải, crosstalk… cũng góp phần không nhỏ. Điều này đúng cho cả hai loại nhưng kính chủ động khi xem thường tối hơn so với kính thụ động.

3. Độ phân giải ở chế độ 3D

Kính 3D thụ động phải hy sinh độ phân giải theo chiều dọc để hiển thị các hình ảnh cho mỗi mắt. Mỗi mắt kính 3D thụ động khi xem phim 1920 x 1080 sẽ chỉ còn 1920 x 540, trong khi kính chủ động lại nhận được 1920 x 1080 cho mỗi mắt.

Nghiên cứu cho rằng hình ảnh có cùng độ phân giải giúp 3D chi tiết hơn 2D. Điều này có nghĩa là các chi tiết chúng ta cảm nhận bằng hai mắt trong không gian 3D sẽ cao hơn so với các chi tiết nhận được ở mỗi mắt.

Niclas Rydell, giám đốc TCO nhận xét về các kết quả nghiên cứu: "Là một cơ quan chứng nhận với một lịch sử lâu dài trong lĩnh vực hình thái học cho màn hình, điều quan trọng là TCO đã đánh giá khách quan các công nghệ mới trong việc tác động đến trải nghiệm của người dùng. TCO Development sẽ tiếp tục nghiên cứu 3D để đưa ra một chứng nhận tốt hơn."

3d%20tv.jpg


Khía cạnh y tế của 3D

Trải nghiệm 3D nhân tạo thường gây khó chịu cho một số người xem. Đây là một vấn đề thú vị để TCO Development nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đầu tiên về 3D, TCO chưa có kết luận về sức khỏe của con người.


Theo Engadget
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tynqn

Active Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

3. Độ phân giải ở chế độ 3D
Kính 3D thụ động phải hy sinh độ phân giải theo chiều dọc để hiển thị các hình ảnh cho mỗi mắt. Mỗi mắt kính 3D thụ động khi xem phim 1920 x 1080 sẽ chỉ còn 1920 x 540, trong khi kính chủ động lại nhận được 1920 x 1080 cho mỗi mắt.
Hok hiểu lắm. Vậy xem 3D qua kính thụ động thì tivi tỉ lệ 4:3 sẽ đỡ hy sinh bớt phân giải chiều dọc hơn hả ta ? Lúc đó phân giải là 1920 x 720 nhỉ ?
 

tethien

Active Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Hok hiểu lắm. Vậy xem 3D qua kính thụ động thì tivi tỉ lệ 4:3 sẽ đỡ hy sinh bớt phân giải chiều dọc hơn hả ta ? Lúc đó phân giải là 1920 x 720 nhỉ ?

TV 3D thụ động chia màn hình làm đôi.
-Các dòng lẻ hiển thị hình ảnh cho mắt trái.
-Các dòng chẵn hiển thị hình ảnh cho mắt phải.

Do đó độ phân giải của hình ảnh mỗi mắt nhận được bị chia đôi còn 1920x540. Theo LG thì các 1/2 số dòng này sẽ hiển thị lần lượt 2 nửa của hình ảnh full HD nên độ phân giải là 1080i.

Bạn xem cái này sẽ rõ hơn : http://www.hdvietnam.com/diendan/71...-tin-ve-cong-nghe-3d-thu-dong-fpr-cua-lg.html
 

focicrazy

New Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Xem ra các nhà khoa học còn phải nghiên cứu thêm nữa về vấn đề 3D . Công nghệ 3D thụ động đọc thấy ưu việt hơn nhưng chỉ kém phần độ phân giải với công nghệ chủ động như các bác đã đề cập :D
 

Tynqn

Active Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Ak`. Thanks pạn, mình hiểu rùi ^^ , cái công nghệ 3D này lúc nhỏ cũng từng nghĩ đến mà mình nghĩ thủ công như kiểu con nít ak', là đeo cái kính 2 bên mắt có mấy cái đường gạch gạch ngang so le nhau @@
 

cuti1970

New Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Sau này cộng nghệ mới sẽ lọai bỏ kính đeo khi xem phim 3D và họ sẽ có chức năng cho người dùng chuyển đổi giữa "chủ động" và "thụ động". Và trong tương lai xa hơn khái niệm màn hình TV sẽ biến mất vì họ sẽ cấy thẳng 1 con chip vào trong võng mạc của chúng ta và khi đó muốn xem phim gì thì sẽ ra lệnh trên máy tính phim đó sẽ "truyền" vào trong con chip này và chúng ta chỉ nhắm mắt lại để xem thôi giống như cách kết nối wireless bây giờ vậy. Nghĩ cũng thấy sợ, nhỡ có 1 cặp đang làm chuyện "vợ chồng" trong phòng ngủ để webcam show lên mạng cho mọi người coi, ai đi qua trong vùng "phủ sóng" này là "dính chưởng". :">
 

focicrazy

New Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Sau này cộng nghệ mới sẽ lọai bỏ kính đeo khi xem phim 3D và họ sẽ có chức năng cho người dùng chuyển đổi giữa "chủ động" và "thụ động". Và trong tương lai xa hơn khái niệm màn hình TV sẽ biến mất vì họ sẽ cấy thẳng 1 con chip vào trong võng mạc của chúng ta và khi đó muốn xem phim gì thì sẽ ra lệnh trên máy tính phim đó sẽ "truyền" vào trong con chip này và chúng ta chỉ nhắm mắt lại để xem thôi giống như cách kết nối wireless bây giờ vậy. Nghĩ cũng thấy sợ, nhỡ có 1 cặp đang làm chuyện "vợ chồng" trong phòng ngủ để webcam show lên mạng cho mọi người coi, ai đi qua trong vùng "phủ sóng" này là "dính chưởng". :">

Theo em biết giờ công nghệ 3D ko kính đã có , màn hình TV trong suốt cũng đang đc thử nghiệm còn cấy chip thì chưa thấy nhắc tới luôn :D
 

vnanhdt

Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

1. Xem 3D thụ động FPR nhìn thẳng thì còn đỡ, chứ nhìn từ trên xuống hoặc từ dưới lên thì góc xem hạn chế lắm, tương tự như nhìn vô cái mành vậy
Untitled.jpg

2. 3D thụ động sáng hơn 3D chủ động. Bài báo nói x3. LG nói x4.

3. Độ phân giải 3D chủ động cao hơn, 1920x1080 ~2 triệu pixels. Độ phân giải 3D thụ động FPR đạt 1920x540 ~1 triệu pixels. LG nói FPR đạt 1920x1080i.

4. Ảnh hưởng về sức khỏe: cái quan trọng nhất thì chưa thấy nói gì.

5. Bổ sung thêm: Kính 3D thụ động FPR rẻ & nhẹ hơn 3D chủ động.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Minh họa "cái mành" của bạn không đúng với bản chất của circular polarized (công nghệ mà FPR sử dụng), có thể nó đúng trong trường hợp linear polarized
 

HanoiDVD

Member
Ðề: Nghiên cứu mới cho thấy sự khác nhau giữa kính chủ động và thụ động trong trải nghiệm 3DTV

Minh họa "cái mành" của bạn không đúng với bản chất của circular polarized (công nghệ mà FPR sử dụng), có thể nó đúng trong trường hợp linear polarized

Công nghệ phân cực của LG là circular polarized (Phân cực tròn) bạn ạ. Mình đã test kính rồi.

Còn minh họa thế kia cũng tạm đc vì người bình thường sẽ dễ hiểu hơn vì vẽ circular polarized người xem dễ bị rối
 
Bên trên