
TCO Development, công ty đứng đằng sau thành công của các thương hiệu sản phẩm ITC, vừa công bố kết quả nghiên cứu so sánh giữa trải nghiệm thị giác trên kính trập chủ động và kính thụ động sử dụng công nghệ FPR (Film Patterned Retarder – công nghệ màn trập bị động) để xem 3DTV. Nghiên cứu đã khẳng định rằng hai kỹ thuật khác nhau về đặc điểm hoạt động sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm 3D tổng thể.
3D ngày càng phổ biến trong màn hình máy tính, máy chiếu, máy tính xách tay và tivi. Hiện nay cuộc chiến giữa công nghệ chủ động và thụ động đang diễn ra rất nóng bỏng. Với vai trò kiểm định màn hình độc lập, TCO Development là tổ chức duy nhất đánh giá các công nghệ bằng cách nghiên cứu các tác động của nó đến người tiêu dùng.
Các kết quả của nghiên cứu đã được công bố bao gồm:
1. Sự phụ thuộc Cross-talk vào góc xem
Cross-Talk (còn được gọi là "image ghosting" hay "image doubling") liên qua đến sự cách ly không hoàn toàn của các kênh hình ảnh (trái và phải) khi nhìn từ các góc khác nhau. Các phép đo trong thí nghiêm lên tới ±30° theo cả chiều dọc và chiều ngang. Hiện tượng Cross-talk tương đối thấp khi đo theo chiều ngang trên cả hai loại kính. Tuy nhiên, nếu đo theo chiều dọc thì kính thụ động có giá trị cross-talk cao hơn khi góc nghiêng trên ±15°. Đối với những TV được đặt ở độ cao chính xác hoặc nghiêng về phía người xem thì góc nhìn sẽ lớn hơn ±15° theo chiều dọc. Một kết luận được đưa ra, đó là độ nghiêng và vị trí chính xác là yếu tố quan trọng cho 3DTV khi xem qua kính thụ động. Nên nhớ là việc gắn TV của bạn lên tường có thể hạn chế độ nghiêng.
2. Độ sáng
Độ sáng trên kính 3DTV dùng kính chủ động thấp hơn 3 lần so với 3DTV xem qua kính thụ động do nguyên lý hoạt động khác nhau của hai loại kính. Khi đeo kính, mắt người xem sẽ thích nghi với ánh sáng trung bình, có nghĩa là sự khác biệt lớn về độ sáng sẽ không được cảm nhận trong cùng một mức độ. Độ sáng cao sẽ giúp cho hình ảnh chất lượng hơn, tuy nhiên các thông số khác xem như màu đen, độ phân giải, crosstalk… cũng góp phần không nhỏ. Điều này đúng cho cả hai loại nhưng kính chủ động khi xem thường tối hơn so với kính thụ động.
3. Độ phân giải ở chế độ 3D
Kính 3D thụ động phải hy sinh độ phân giải theo chiều dọc để hiển thị các hình ảnh cho mỗi mắt. Mỗi mắt kính 3D thụ động khi xem phim 1920 x 1080 sẽ chỉ còn 1920 x 540, trong khi kính chủ động lại nhận được 1920 x 1080 cho mỗi mắt.
Nghiên cứu cho rằng hình ảnh có cùng độ phân giải giúp 3D chi tiết hơn 2D. Điều này có nghĩa là các chi tiết chúng ta cảm nhận bằng hai mắt trong không gian 3D sẽ cao hơn so với các chi tiết nhận được ở mỗi mắt.
Niclas Rydell, giám đốc TCO nhận xét về các kết quả nghiên cứu: "Là một cơ quan chứng nhận với một lịch sử lâu dài trong lĩnh vực hình thái học cho màn hình, điều quan trọng là TCO đã đánh giá khách quan các công nghệ mới trong việc tác động đến trải nghiệm của người dùng. TCO Development sẽ tiếp tục nghiên cứu 3D để đưa ra một chứng nhận tốt hơn."

Khía cạnh y tế của 3D
Trải nghiệm 3D nhân tạo thường gây khó chịu cho một số người xem. Đây là một vấn đề thú vị để TCO Development nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đầu tiên về 3D, TCO chưa có kết luận về sức khỏe của con người.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: