Nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin nhạy cảm có thể bị phục hồi từ điện thoại cũ của người dùng

pegasus3390

Well-Known Member
ba9811566f6cc19cc27a44a9eefbd552.jpg


Hằng năm rất nhiều chiếc điện thoại được thay thế bởi những chiếc điện thoại mới hơn, hiện đại hơn. Những chiếc điện thoại cũ có thể được bán lại hoặc trao đổi với các điện thoại khác, và đây là lúc vấn đề xảy ra. Mặc dù việc trao đổi và mua bán lại những chiếc điện thoại cũ mang lại khả năng tiết kiệm chi phí nhưng nó cũng gây ra mối lo ngại không hề nhỏ khi mà thông tin người dùng lẫn các dữ liệu nhạy cảm có thể dễ dàng lọt vào tay người khác.

Trong một thử nghiệm của công ty Avast, họ đã mua 20 chiếc điện thoại từ cửa hiệu cầm đồ ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như New York, Paris, Barcelona và Berlin. Theo đó, chỉ với một phần mềm khôi phục dữ liệu miễn phí xem thông tin cá nhân nào có thể được khôi phục và kết quả khá là đáng lo ngại cho bất cứ ai đang muốn đổi điện thoại.

Trong số các thiết bị được thử nghiệm thì rất nhiều thông tin được tìm ra, bao gồm hơn 200 ảnh người lớn, 1,200 ảnh cá nhân, những thông tin nhạy cảm hơn như các hóa đơn, email, tin nhắn và cả một video khá “đen”. Thậm chí có một số điện thoại mà người dùng quên thoát cả tài khoản Gmail và rất khó lường trước được điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó dùng email của họ để gửi các thông tin không mong muốn.

d89ab57856fcf10217aecfb274b21886.jpg


Vấn đề là ngay cả khi họ đã dùng tính năng factory reset thì dữ liệu của họ cũng không bị xóa hoàn toàn, 50% trong số đó vẫn chứa dữ liệu cá nhân của người dùng. Nguyên nhân là do họ sử dụng điện thoại phiên bản khá cũ trong đó tính năng factory reset vẫn chưa hoàn thiện. Mặc dù các thiết bị Android mới đã cải thiện tính năng factory reset nhưng những ai còn sử dụng các phiên bản quá cũ thì cũng coi chừng. Một số người dùng còn chủ quan hơn nữa khi đơn giản chỉ là xóa dữ liệu trên bộ nhớ, thực ra họ chỉ xóa được “sự hiện diện” của dữ liệu đó (tức dữ liệu vẫn còn tồn tại trên bộ nhớ nhưng nó không hiển thị trên hệ điều hành, dữ liệu này chỉ có thể biến mất hoàn toàn khi dùng phần mềm chuyên dụng hoặc có dữ liệu khác ghi đè lên).

Chính bởi ngày nay smartphone đã quá phổ biến và là công cụ tiện lợi để ghi lại cuộc sống hằng ngày của mọi người và đôi khi có luôn cả những thông tin nhạy cảm nên gần đây Apple phải đấu tranh khá quyết liệt với FBI trong việc tạo một “cửa sau” để FBI có thể thâm nhập những chiếc iPhone mà không cần nhập mật khẩu. Tóm lại, người dùng cần phải có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của bản thân trước khi chuyển sang cho bất kỳ người nào khác.

 

nguyentuanviet

Active Member
Ðề: Nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin nhạy cảm có thể bị phục hồi từ điện thoại cũ của người dùng

nguy hiểm phết nhỉ, bị lợi dụng thì chết
 

Tuannv20

Well-Known Member
Ðề: Nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin nhạy cảm có thể bị phục hồi từ điện thoại cũ của người dùng

Quá nguy hiểm !
 
Bên trên