tuanminhcrypto87
New Member
Nếu một sàn giao dịch được phi tập trung hoá, vậy công ty sở hữu nó sẽ quản lý như thế nào?
Ngày 23/5 vừa rồi, startup mảng tiền số (cryptocurrency) nổi tiếng - Coinbase đã chính thức mua lại Paradex. Công ty này được biết đến là một sàn giao dịch phi tập trung. Loại hình mới lạ này được cho là an toàn hơn khi giao dịch tiền số, khi có hơn 4 tỷ USD đã bị đánh cắp từ các sàn giao dịch trong thời gian 2011-2017 theo ước tính từ Reuters.
Vậy làm thế nào mà một sàn giao dịch phi tập trung có tính phi tập trung hóa? Trước hết chúng ta nên hiểu rõ bản chất của một sàn giao dịch truyền thống. Cách vận hành của nó như sau: Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của một sàn giao dịch, sau đó chờ một vài ngày cho số tiền đó ghi vào tài khoản. Một khi tiền đã có trong tài khoản, khách hàng có thể tiến hành giao dịch. Trong thời gian đó, sàn giao dịch chịu trách nhiệm giữ cho tiền của khách hàng an toàn. Sau khi kết thúc giao dịch, khách hàng có thể chuyển đổi sang loại tiền pháp định và số tiền sẽ được chuyển về tài khoản ngân hàng.
Lợi ích chính mà sàn giao dịch phi tập trung mang lại đó là các trader không phải ủy thác tiền của mình cho bất kỳ ai. Thay vào đó, họ có thể trực tiếp giao dịch bằng cách sử dụng blockchain. Tiền của trader sẽ được lưu trữ trong ví điện tử, sử dụng sàn phi tập trung để thực hiện giao dịch. Điều này giúp loại bỏ rủi ro “giao trứng vào tay ác", bao gồm việc đánh mất tiền cho hacker hay cố gắng tin tưởng vào bất cứ pháp nhân nào.
Hai trường hợp trên đã xảy ra thường xuyên trong cuộc đời ngắn ngủi của thế giới tiền số. Mt.Gox - sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, đã bị hack hàng trăm triệu vào năm 2014. Năm ngoái, hai sàn giao dịch lớn nhất của Trung Quốc đã sử dụng $150 triệu trong quỹ khách hàng nhàn rỗi để mua các sản phẩm quản lý tài sản, điều đó đã dấy lên một cuộc khảo sát mở rộng bởi Ngân hàng Trung ương.
Coinbase cho biết việc mua lại Paradex sẽ mở đường cho khách hàng giao dịch hàng trăm token trong tương lai. Cùng với con số 20 triệu người dùng của Coinbase, phi vụ nói trên có thể dẫn đến một cú “đột phá" trên thị trường token.
Nhưng điều này lại dấy lên một câu hỏi: Nếu một sàn giao dịch được phi tập trung hoá, vậy công ty sở hữu nó sẽ quản lý như thế nào? Nếu bản chất của DEx chính là phi tập trung hóa hoạt động giao dịch, vậy rốt cuộc Coinbase đã mua lại cái gì đây?
Điều này đơn giản là do bản chất của vấn đề. Hiểu đúng ra, Paradex là một chủ thể - một pháp nhân tập trung. Chủ thể này có trách nhiệm nắm order từ khách hàng, rồi làm trung gian giữa người mua và người bán, sau đó giữ lại một chút lợi nhuận cho mình. Quan trọng hơn, quá trình này diễn ra “off-chain", tức không có mặt trên chuỗi hoạt động của blockchain công khai.
Đây không phải một điều quá vô lý, bởi Paradex đã xây dựng nền tảng của mình trên giao thức 0x - một toolkit có mã nguồn mở, cho phép thiết lập sàn giao dịch phi tập trung trên mạng lưới của Ethereum. Thông thường, người ta biết đến Ethereum như là đồng tiền số có giá trị thứ hai trên thế giới tiền điện tử, tuy nhiên, Ethereum cũng là một “mỏ vàng" cho một dịch vụ mới mang tên dapps (decentralised applications). Nhờ đó mà CryptoKitties xuất hiện và khuynh đảo cả thị trường tiền điện tử. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng 0X để xây dựng nên các sàn giao dịch và xử lý chúng trên blockchain của Ethereum.
Những chủ thể như thế được gọi với cái tên thân thuộc là “relay" - chính xác là việc Paradex đang làm. Relayer tự chạy order-book (cuốn sổ ghi chép lịch sử giao dịch) của riêng mình, kết hợp các yêu cầu mua bán phù hợp với nhau, sau đó đưa lên blockchain để hoàn tất giao dịch. Nhiều sàn giao dịch như EtherDelta hay Kyper cũng làm điều tương tự nhưng lại chọn cách tiếp cận khác.
Nói rõ hơn thì khách hàng của Paradex thực hiện thanh toán thực bên ngoài blockchain, và điều diễn ra trên “chuỗi khối" chỉ là thông tin giao dịch - với mục đích xác nhận giao dịch là hợp lệ. Người dùng trên các sàn phi tập trung không cần phải chuyển đi tài sản thực cho đến khi hoàn tất giao dịch - đó chính là điều các sàn truyền thống chưa làm được. Và với DEx, người dùng có thể nắm giữ “tài sản giao dịch" trong ví, và chỉ chấp nhận chuyển khoản khi lệnh của họ đã tìm ra “đối tượng" phù hợp.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng DEx cũng có những hạn chế. Thứ nhất, sàn này đang giới hạn giao dịch trong các token với nhau, tức nhà đầu tư chưa được phép đổi trực tiếp token ra tiền pháp định, ngay cả đối với một tiền tệ quá đỗi thanh khoản như euro. Thứ hai, khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc bảo quản ví của mình. Trong trường hợp ví điện tử bị hack, hay đơn giản là quên mất private key, khách hàng sẽ chẳng có ai để đổ lỗi trừ chính bản thân họ.
Vậy nên, điều đáng nói ở đây là, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một sàn giao dịch phi tập trung như Coinbase lại mua lại Paradex cả. Đây thực sự là một bước tiến của Coinbase nhằm mở rộng tập khách hàng của mình, hay ít nhất là “đa dạng hoá" sản phẩm hiện tại. Còn bây giờ, việc của chúng ta là tìm cách bảo quản private key cho thật chắc chắn ngay thôi.
Ngày 23/5 vừa rồi, startup mảng tiền số (cryptocurrency) nổi tiếng - Coinbase đã chính thức mua lại Paradex. Công ty này được biết đến là một sàn giao dịch phi tập trung. Loại hình mới lạ này được cho là an toàn hơn khi giao dịch tiền số, khi có hơn 4 tỷ USD đã bị đánh cắp từ các sàn giao dịch trong thời gian 2011-2017 theo ước tính từ Reuters.
Vậy làm thế nào mà một sàn giao dịch phi tập trung có tính phi tập trung hóa? Trước hết chúng ta nên hiểu rõ bản chất của một sàn giao dịch truyền thống. Cách vận hành của nó như sau: Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của một sàn giao dịch, sau đó chờ một vài ngày cho số tiền đó ghi vào tài khoản. Một khi tiền đã có trong tài khoản, khách hàng có thể tiến hành giao dịch. Trong thời gian đó, sàn giao dịch chịu trách nhiệm giữ cho tiền của khách hàng an toàn. Sau khi kết thúc giao dịch, khách hàng có thể chuyển đổi sang loại tiền pháp định và số tiền sẽ được chuyển về tài khoản ngân hàng.
Lợi ích chính mà sàn giao dịch phi tập trung mang lại đó là các trader không phải ủy thác tiền của mình cho bất kỳ ai. Thay vào đó, họ có thể trực tiếp giao dịch bằng cách sử dụng blockchain. Tiền của trader sẽ được lưu trữ trong ví điện tử, sử dụng sàn phi tập trung để thực hiện giao dịch. Điều này giúp loại bỏ rủi ro “giao trứng vào tay ác", bao gồm việc đánh mất tiền cho hacker hay cố gắng tin tưởng vào bất cứ pháp nhân nào.
Hai trường hợp trên đã xảy ra thường xuyên trong cuộc đời ngắn ngủi của thế giới tiền số. Mt.Gox - sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, đã bị hack hàng trăm triệu vào năm 2014. Năm ngoái, hai sàn giao dịch lớn nhất của Trung Quốc đã sử dụng $150 triệu trong quỹ khách hàng nhàn rỗi để mua các sản phẩm quản lý tài sản, điều đó đã dấy lên một cuộc khảo sát mở rộng bởi Ngân hàng Trung ương.
Coinbase cho biết việc mua lại Paradex sẽ mở đường cho khách hàng giao dịch hàng trăm token trong tương lai. Cùng với con số 20 triệu người dùng của Coinbase, phi vụ nói trên có thể dẫn đến một cú “đột phá" trên thị trường token.
Nhưng điều này lại dấy lên một câu hỏi: Nếu một sàn giao dịch được phi tập trung hoá, vậy công ty sở hữu nó sẽ quản lý như thế nào? Nếu bản chất của DEx chính là phi tập trung hóa hoạt động giao dịch, vậy rốt cuộc Coinbase đã mua lại cái gì đây?
Điều này đơn giản là do bản chất của vấn đề. Hiểu đúng ra, Paradex là một chủ thể - một pháp nhân tập trung. Chủ thể này có trách nhiệm nắm order từ khách hàng, rồi làm trung gian giữa người mua và người bán, sau đó giữ lại một chút lợi nhuận cho mình. Quan trọng hơn, quá trình này diễn ra “off-chain", tức không có mặt trên chuỗi hoạt động của blockchain công khai.
Đây không phải một điều quá vô lý, bởi Paradex đã xây dựng nền tảng của mình trên giao thức 0x - một toolkit có mã nguồn mở, cho phép thiết lập sàn giao dịch phi tập trung trên mạng lưới của Ethereum. Thông thường, người ta biết đến Ethereum như là đồng tiền số có giá trị thứ hai trên thế giới tiền điện tử, tuy nhiên, Ethereum cũng là một “mỏ vàng" cho một dịch vụ mới mang tên dapps (decentralised applications). Nhờ đó mà CryptoKitties xuất hiện và khuynh đảo cả thị trường tiền điện tử. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng 0X để xây dựng nên các sàn giao dịch và xử lý chúng trên blockchain của Ethereum.
Những chủ thể như thế được gọi với cái tên thân thuộc là “relay" - chính xác là việc Paradex đang làm. Relayer tự chạy order-book (cuốn sổ ghi chép lịch sử giao dịch) của riêng mình, kết hợp các yêu cầu mua bán phù hợp với nhau, sau đó đưa lên blockchain để hoàn tất giao dịch. Nhiều sàn giao dịch như EtherDelta hay Kyper cũng làm điều tương tự nhưng lại chọn cách tiếp cận khác.
Nói rõ hơn thì khách hàng của Paradex thực hiện thanh toán thực bên ngoài blockchain, và điều diễn ra trên “chuỗi khối" chỉ là thông tin giao dịch - với mục đích xác nhận giao dịch là hợp lệ. Người dùng trên các sàn phi tập trung không cần phải chuyển đi tài sản thực cho đến khi hoàn tất giao dịch - đó chính là điều các sàn truyền thống chưa làm được. Và với DEx, người dùng có thể nắm giữ “tài sản giao dịch" trong ví, và chỉ chấp nhận chuyển khoản khi lệnh của họ đã tìm ra “đối tượng" phù hợp.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng DEx cũng có những hạn chế. Thứ nhất, sàn này đang giới hạn giao dịch trong các token với nhau, tức nhà đầu tư chưa được phép đổi trực tiếp token ra tiền pháp định, ngay cả đối với một tiền tệ quá đỗi thanh khoản như euro. Thứ hai, khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc bảo quản ví của mình. Trong trường hợp ví điện tử bị hack, hay đơn giản là quên mất private key, khách hàng sẽ chẳng có ai để đổ lỗi trừ chính bản thân họ.
Vậy nên, điều đáng nói ở đây là, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một sàn giao dịch phi tập trung như Coinbase lại mua lại Paradex cả. Đây thực sự là một bước tiến của Coinbase nhằm mở rộng tập khách hàng của mình, hay ít nhất là “đa dạng hoá" sản phẩm hiện tại. Còn bây giờ, việc của chúng ta là tìm cách bảo quản private key cho thật chắc chắn ngay thôi.
BÀI DICH NAMI TODAY
Theo Qz