Angus_Bert
Film critic
Khi mà xu hướng của những chiếc smartphone cấu hình mạnh mẽ và đổi mới liên tục về tính năng không còn gây quá nhiều chấn động như trước đây, một hướng đi mới đầy tiềm năng lại đang nổi lên tại Photokina 2012 – Camera thông minh với khả năng chia sẻ.
Thứ gì làm nên sự phát triển của công nghệ ngày nay, sự thành công của Apple và thảm bại của Sony hay Nokia? Một chữ thôi – “thay đổi”. Vâng chính sự thay đổi là tiền đề cho mọi sự phát triển, có thay đổi thì mới có những cải tiến, đột phá để mang đến sự phát triển cho mọi thứ. Nokia hay Sony hoặc RIM đã vẫn đi theo con đường “tận dụng công thức chiến thắng”, kết quả họ đang là kẻ thua cuộc. Không phải vô cớ mà tại sự kiện IFA, hãng điện tử nổi tiếng với sự thích ứng nhanh như Samsung lại cho ra mắt một sản phẩm khá độc đáo, chiếc Galaxy Camera chạy hệ điều hành Android 4.1. Tuy là ma mới trong làng nhiếp ảnh, nhưng Samsung đang cố gắng đi tắt đón đầu ở một lĩnh vực đầy tiềm năng mà chưa ai khai phá. ![]() kẻ đi tiên phong Sự kết hợp mới mẻ... Tại sao nói một kẻ như Samsung lại là người đi khai phá mảnh đất giàu tiềm năng? Đơn giản nếu chúng ta gọi Galaxy Camera là một chiếc máy ảnh thì không phải đúng 100$, nó là một chiếc smartphone mang trên mình con mắt của một chiếc máy ảnh PnS hay có thể nhìn ngược lại là một chiếc máy ảnh PnS mang linh hồn và bộ não của một chiếc smartphone. Nếu xét trong lịch sử công nghệ, chúng ta có lẽ chưa bao giờ được chứng kiến một sự giao hợp táo bạo đến như thế, một chiếc máy lai từ camera và smartphone. Còn với nhiều nhà theo dõi công nghệ, sự đột phá manh nha từ đây. Những chiếc smartphone ngày nay như iPhone 5, Galaxy S III hay HTC One X, Lumia 920 gần như đã trở thành một người đồng hành đắc lực trong cuộc sống hàng ngày chúng ta. Không chỉ là công cụ liên lạc, smartphone còn là thiết bị giải trí nghe nhạc, lướt web, xem phim. Nhưng có lẽ công dụng có ảnh hưởng nhất là tính cơ động trong việc lưu lại khoảnh khắc và chia sẻ tức thời. Chẳng phải hàng ngày chúng ta vẫn thấy bạn bè chăm chỉ up ảnh lên Facebook của họ bằng chiếc iPhone? Cơ mà có một điều thế này, dù có xịn cỡ nào thì smartphone chụp vẫn xấu lòi hơn máy ảnh PnS thông thường nhiều. Và thế là nhu cầu xảy ra, chúng ta muốn một chiếc smartphone chụp ảnh đẹp, nhưng công nghệ bây giờ còn lạc hậu quá. Nếu dùng PnS thì up ảnh với chém gió trên Face bằng niềm tin à. Đó chính là lúc giải pháp đột phá của một chiếc Smart Camera đáp ứng nhu cầu. [video=youtube;tVApl646SA8]http://www.youtube.com/watch?v=tVApl646SA8&feature=youtu.be[/video] Một cuộc đua đang diễn ra? Nếu có dịp dạo quanh một vòng của Photokina 2012, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng gần như xu hướng của một chiếc máy ảnh được thông minh hóa đang dần trải khắp tất cả các hãng sản xuất. Không phải là một sản phẩm chạy hệ điều hành, có WiFi và cả 4G như Samsung, nhưng Nikon và Canon cũng đã có một lộ trình hẳn hoi cho vấn đề này. Những sản phẩm của họ đang được phát triển rất nhiều ứng dụng iOS hay Android, cho phép người dùng điều chỉnh cài đặt, chỉnh tiêu cự hay bấm máy chụp từ xa trên một số mẫu DSLR của mình. Nikon thì cung cấp một thiết bị WiFi rời, còn Canon thì mới đây đã giới thiệu cho cả thế giới mẫu DSLR 6D Full-Frame tích hợp WiFi và thậm chí GPS. Ở mảng sản phẩm máy ảnh PnS, Nikon có vẻ có lợi thế hơn khi sớm tung ra chiếc S800c, smart camera chạy Android tương tự như Galaxy Camera nhưng ít tính năng hơn với đối thủ. Về phần Canon thì vẫn chưa có động thái nao cho thấy họ sẽ tham gia thị trường này. Sony cũng đã tham gia vào cuộc đua trang bị tính năng kết nối mạng và chia sẻ ảnh với các sản phẩm dòng NEX của họ, NEX-6 và NEX-5R. Các ứng dụng chia sẻ chạy trên các nền tảng iOS và Android cũng đang được Sony phát triển để sớm mang đến cho người dùng. ![]() những sản phẩm như thế này ngày càng xuất hiện nhiều hơn Với những thông tin trên thì chúng ta có thể thấy rõ ràng một điều rằng, xu thế thông minh hóa đang dần trở thành một cuộc đua lớn giữa các hãng sản xuất máy ảnh. Bên cạnh những cuộc chiến truyền thống về các body máy và lens ở nhiều mức giá và tính năng khác nhau, thì việc tất cả đều nhận ra một chiếc bánh béo bở mới khiến ai cũng phải cảm thấy sốt sắng. Hiển nhiên là câu chuyện công nghệ này không hề xa lạ, nó đã từng được manh nha phát triển rồi thất bại. Tuy thế thì cách tiếp cận lần này lại hoàn toàn khác. Nếu như trước đây những mẫu máy ảnh trang bị kết nối WiFi chỉ như một món trang sức thừa thãi giúp người dùng có thể lướt web trên máy ảnh hay cùng lắm có thể giúp các nhiếp ảnh gia upload hình lên HDvietnam khoe hàng thì ngày nay chẳng mấy ai thèm quan tâm đến điều đó nữa, đơn giản là nó quá bất tiện và khó khăn. Nhưng nếu như một chiếc máy ảnh khiến người sử dụng cảm thấy công việc chia sẻ hình ảnh cực kì đơn giản, đi kèm đó là hàng loạt bổ trợ về ứng dụng, đáp ứng cho họ nhu cầu như một chiếc smartphone chính hiệu, người ta sẽ quan tâm. Một chiếc Smart Camera giúp người dùng vừa up ảnh lên Facebook mà vẫn có thể nhẹ nhàng comment chém gió với bạn bè, trong khi họ có thể đang chơi Ninja Fruit mà khi cần thì bấm phát chụp luôn chẳng phải rất đáng mơ ước sao. Khi mà cách mọi người quan niệm về nhiếp ảnh đang dần thay đổi với xu hướng chia sẻ khoảnh khắc tức thì, việc ghi lại hình ảnh bằng DSLR rồi về copy vào máy, up lên mạng lại trở nên quá rườm rà và chậm chạp. Smart Camera ra đời nhằm giải quyết triệt để nhu cầu nhanh chóng cho mọi người. Trải nghiệm tốt hơn, đa dạng và phong phú hơn là thứ mà bất kì nhà sản xuất nào cũng hướng đến cho người dùng. Đột phá sẽ là đây? Nói cho vuông thì hãy còn rất sớm sủa để có thể nói rằng xu hướng thông minh hóa máy ảnh sẽ trở thành một sự đột phá như những gì smartphone đã đạt được cách đây 5 năm. Rõ ràng với những trải nghiệm thú vị mà chúng mang lại rõ ràng là rất khả thi, trong trường hợp các sản phẩm smartphone không có những thay đổi lớn về mặt hình ảnh. Nhưng smart camera cũng sẽ thất bại thảm hại nếu nó không mang đến được những gì mà smartphone mang lại, không bắt chước được những gì smartphone đang có. Chiếc Galaxy Camera quả là ác mộng về độ dày cho những ai muốn sử dụng nó như một vật dụng hàng ngày. ![]() Angus_Bert @ HDvietnam.com đọc bài chém gió |
Chỉnh sửa lần cuối: