DeanN
Active Member
Vở nhạc kịch Miss Saigon thì quá nổi tiếng rồi, nhưng tôi lỡ dịp xem lưu diển ở Canada. Vừa rồi, nhân kỹ niệm 25 năm công diễn, vở nhạc kịch nầy được thu hình ở nhà hát Prince Edwards ở Luân đôn và ra dĩa bluray, tôi mới được xem.
Phải nói là dàn dựng “hoành tráng”, tình tiết chuyện tuy đơn giản nhưng chặt chẽ, diễn viên hát rất mạnh (kiểu opera), nhạc hay, đặc biệt là lời nhạc nhờ có phụ đề qua dĩa nên dễ hiểu hơn. Miss Saigon xứng đáng là vở nhạc kịch nên xem, thu hút được nhiều khán giả trên thế giới dù đã diễn đi diễn lại trên 25 năm, là điều không ngạc nhiên.
Nhưng đứng trên góc độ của khán giả người Việt, nhất là câu chuyện trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam, hẳn mỗi người trong chúng ta có một cái nhìn khác.
Nếu như cảnh các cô gái trong quán bar vui chơi cùng các anh chàng GI Mỹ cũng như cảnh hổn loạn trước tòa đại sứ Mỹ trong giờ tháo chạy được diễn tả một cách trung thực, thì cảnh đoàn quân giải phóng và không khí sau chiến tranh được đặt vào một bầu không khí u ám nặng nề, anh chàng hôn phu của Kim (Miss Saigon) là một hình ảnh đầy đe dọa. Điều đó cũng dễ hiểu khi vở Miss Saigon ra đời vào năm 1989, khi mà quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam chưa tái lập, hai bên còn có cái nhìn rất khác biệt so với hiện nay.
Hai nhân vật tôi chấm có diễn xuất hay nhất lại là 2 nhân vật phản diện: ông “Kỹ Sư” (the Engineer) và anh chàng hôn phu của Kim. Ông Kỹ Sư cho ta cảm giác rất gần gũi, rất người, rất hóm hỉnh. Còn anh chàng hôn phu thì diễn tả nội tâm dằn dặt, nhưng đặt nặng danh dự lên trên hơn. Hai nhân vật chính Kim và Chris chỉ diễn tròn vai, trong khi John (bạn Chris) và vợ Chris có phần trội hơn. Sướng nhất là vai Tâm (con của Kim), không cần nói chi hết, cứ đứng và được bế!
Phần hôn lễ không giống kiểu Việt lắm. Phần nói và hát tiếng Việt nếu hiểu chết liền!
Vì vở nhạc kịch được viết bởi các soạn giả Pháp, Mỹ và Tunisia, nên cái nhìn hoàn toàn theo kiểu phương Tây về quan hệ trong tình yêu và hôn nhân. Điểm duy nhất và gút của câu chuyện là cách hành xử của người mẹ Việt Nam ở đoạn kết. Nó giới thiệu cho người xem một cách mãnh liệt tình mẹ khác biệt hẳn với tình mẹ con của Âu Mỹ.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là Miss Saigon nếu được dịch thành “Hoa hậu Sài Gòn” thì e là không đúng. Không như Miss World, Miss Universal v.v…đây không có cuộc thi hoa hậu nào cả. Đây chỉ là câu chuyện tình của một người con gái quê cuốn theo một xáo trộn của thời đại, Miss Saigon nên được gọi là “Cô gái Sài Gòn”, như vô vàn cô gái khác, được yêu và được chết vì tình yêu.
Phải nói là dàn dựng “hoành tráng”, tình tiết chuyện tuy đơn giản nhưng chặt chẽ, diễn viên hát rất mạnh (kiểu opera), nhạc hay, đặc biệt là lời nhạc nhờ có phụ đề qua dĩa nên dễ hiểu hơn. Miss Saigon xứng đáng là vở nhạc kịch nên xem, thu hút được nhiều khán giả trên thế giới dù đã diễn đi diễn lại trên 25 năm, là điều không ngạc nhiên.
Nhưng đứng trên góc độ của khán giả người Việt, nhất là câu chuyện trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam, hẳn mỗi người trong chúng ta có một cái nhìn khác.
Nếu như cảnh các cô gái trong quán bar vui chơi cùng các anh chàng GI Mỹ cũng như cảnh hổn loạn trước tòa đại sứ Mỹ trong giờ tháo chạy được diễn tả một cách trung thực, thì cảnh đoàn quân giải phóng và không khí sau chiến tranh được đặt vào một bầu không khí u ám nặng nề, anh chàng hôn phu của Kim (Miss Saigon) là một hình ảnh đầy đe dọa. Điều đó cũng dễ hiểu khi vở Miss Saigon ra đời vào năm 1989, khi mà quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam chưa tái lập, hai bên còn có cái nhìn rất khác biệt so với hiện nay.
Hai nhân vật tôi chấm có diễn xuất hay nhất lại là 2 nhân vật phản diện: ông “Kỹ Sư” (the Engineer) và anh chàng hôn phu của Kim. Ông Kỹ Sư cho ta cảm giác rất gần gũi, rất người, rất hóm hỉnh. Còn anh chàng hôn phu thì diễn tả nội tâm dằn dặt, nhưng đặt nặng danh dự lên trên hơn. Hai nhân vật chính Kim và Chris chỉ diễn tròn vai, trong khi John (bạn Chris) và vợ Chris có phần trội hơn. Sướng nhất là vai Tâm (con của Kim), không cần nói chi hết, cứ đứng và được bế!
Phần hôn lễ không giống kiểu Việt lắm. Phần nói và hát tiếng Việt nếu hiểu chết liền!
Vì vở nhạc kịch được viết bởi các soạn giả Pháp, Mỹ và Tunisia, nên cái nhìn hoàn toàn theo kiểu phương Tây về quan hệ trong tình yêu và hôn nhân. Điểm duy nhất và gút của câu chuyện là cách hành xử của người mẹ Việt Nam ở đoạn kết. Nó giới thiệu cho người xem một cách mãnh liệt tình mẹ khác biệt hẳn với tình mẹ con của Âu Mỹ.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là Miss Saigon nếu được dịch thành “Hoa hậu Sài Gòn” thì e là không đúng. Không như Miss World, Miss Universal v.v…đây không có cuộc thi hoa hậu nào cả. Đây chỉ là câu chuyện tình của một người con gái quê cuốn theo một xáo trộn của thời đại, Miss Saigon nên được gọi là “Cô gái Sài Gòn”, như vô vàn cô gái khác, được yêu và được chết vì tình yêu.