Halloween đã đến, bên cạnh những bộ trang phục và kiểu hóa trang đầy ma quái thì phim ảnh là điều không thể thiếu trong những dịp như thế này. Đã bao giờ bạn tự hỏi các đạo diễn sử dụng màu sắc trong những bộ phim kinh dị như thế nào chưa?
Cảnh trích trong bộ phim Suspiria (1977)
Màu sắc phổ biến nhất mà mọi người có thể thấy trong một bộ phim kinh dị là màu đỏ. Đỏ không chỉ là màu của máu, nó còn tượng trưng cho sự chết chóc, thịnh nộ và nỗi sợ. Những thứ này luôn là gia vị không thể thiếu cho các bộ phim khiến người xem phải giật mình này.
Một trong những điều cơ bản nhất dành cho các đạo diễn phim là khơi gợi một cảm xúc nào đấy từ khán giả và đối với phim kinh dị, việc sử dụng màu đỏ một cách khéo kéo là một trong những cách hữu hiệu nhất nhằm làm cho khán giả kinh hãi hoặc lo sợ.
Tuy nhiên, phim kinh dị không chỉ dùng màu đỏ không thôi. Như trong cảnh phim dưới đây của bộ phim “The Masque of the Red Death” năm 1964, một bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn của nhà thơ Edgar Allan Poe. Ngoài màu đỏ ra, sắc trắng, vàng, xanh đậm cũng được dùng nhằm tạo cảm giác rối loạn. Bộ phim là một ví dụ tuyệt vời cho việc sử dụng màu sắc trong số những bộ phim được sản xuất bởi hãng Hammer.
Lấy bối cảnh từ thời Trung Cổ, diễn viên gạo cội Vincent Price đóng vai một ông hoàng tử ra sức chạy trốn tử thần. Chúng ta có thể thấy sắc đỏ là màu chủ đạo được chọn nhằm ám chỉ sự nguy hiểm và chết chóc: màu đỏ trên áo choàng và khuôn mặt được sơn phết của Price như làm tăng thêm cái không khí đó và có các màu khác họa theo như màu vàng của trứng, ngọc lam hay màu đen của màn đêm. Tất cả hòa cùng với màu xám nền nhằm kích thích các giác quan đặc biệt là thị giác. Đó là điều mà các nhà làm phim muốn khai thác ở khía cạnh hiệu ứng màu sắc. Bộ phim đã xuất sắc khơi gợi cảm giác mong muốn được có khi xem những bộ phim như thế này: đó là cảm giác thích thú khi chứng kiến những cảnh phim mang tính rùng rợn và màu sắc đã làm cảm giác này trở nên mạnh thêm.
Trong giới làm phim, có một đạo diễn nổi tiếng vì tài sử dụng màu sắc của ông trong những bộ phim kinh dị và đó là nhà làm phim người Ý tên Dario Argento. Những bộ phim của ông trong thập niên 70 và 80 được ví như những vòng quay đầy màu sắc và trong kho phim ấn tượng đó, có vài bộ phim nổi bật hơn cả vì cách sử dụng màu sắc đầy tính cảm hứng của ông.
Một trong những bộ phim thể hiện khả năng thiên tài của ông trong việc chọn màu sắc là “Suspiria” được sản xuất năm 1977. Bộ phim lấy bối cảnh tại một trường dạy ba-lê ở Đức chịu ảnh hưởng bởi các phù thủy cổ xưa. Phần thiết kế sản xuất và hình ảnh của phim là một ngọn lửa sáng chói với những màu sắc mang tính huyền ảo: ánh hồng tái của màu sơn tường và đồ nội thất trong khi gương mặt của nhân vật nhuốm màu ám xanh. Argento đã giúp minh họa sinh động màu sắc có vai trò quan trọng như thế nào khi đứng trên cương vị đạo diễn cho những bộ phim kinh dị. Màu sắc có thể giúp kích thích nhiều cảm giác cho khán giả và có thể liên kết tới bất kì chủ đề hay kiểu làm phim.

Cảnh trích trong bộ phim Suspiria (1977)
Màu sắc phổ biến nhất mà mọi người có thể thấy trong một bộ phim kinh dị là màu đỏ. Đỏ không chỉ là màu của máu, nó còn tượng trưng cho sự chết chóc, thịnh nộ và nỗi sợ. Những thứ này luôn là gia vị không thể thiếu cho các bộ phim khiến người xem phải giật mình này.
Một trong những điều cơ bản nhất dành cho các đạo diễn phim là khơi gợi một cảm xúc nào đấy từ khán giả và đối với phim kinh dị, việc sử dụng màu đỏ một cách khéo kéo là một trong những cách hữu hiệu nhất nhằm làm cho khán giả kinh hãi hoặc lo sợ.
Tuy nhiên, phim kinh dị không chỉ dùng màu đỏ không thôi. Như trong cảnh phim dưới đây của bộ phim “The Masque of the Red Death” năm 1964, một bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn của nhà thơ Edgar Allan Poe. Ngoài màu đỏ ra, sắc trắng, vàng, xanh đậm cũng được dùng nhằm tạo cảm giác rối loạn. Bộ phim là một ví dụ tuyệt vời cho việc sử dụng màu sắc trong số những bộ phim được sản xuất bởi hãng Hammer.
Lấy bối cảnh từ thời Trung Cổ, diễn viên gạo cội Vincent Price đóng vai một ông hoàng tử ra sức chạy trốn tử thần. Chúng ta có thể thấy sắc đỏ là màu chủ đạo được chọn nhằm ám chỉ sự nguy hiểm và chết chóc: màu đỏ trên áo choàng và khuôn mặt được sơn phết của Price như làm tăng thêm cái không khí đó và có các màu khác họa theo như màu vàng của trứng, ngọc lam hay màu đen của màn đêm. Tất cả hòa cùng với màu xám nền nhằm kích thích các giác quan đặc biệt là thị giác. Đó là điều mà các nhà làm phim muốn khai thác ở khía cạnh hiệu ứng màu sắc. Bộ phim đã xuất sắc khơi gợi cảm giác mong muốn được có khi xem những bộ phim như thế này: đó là cảm giác thích thú khi chứng kiến những cảnh phim mang tính rùng rợn và màu sắc đã làm cảm giác này trở nên mạnh thêm.

Trong giới làm phim, có một đạo diễn nổi tiếng vì tài sử dụng màu sắc của ông trong những bộ phim kinh dị và đó là nhà làm phim người Ý tên Dario Argento. Những bộ phim của ông trong thập niên 70 và 80 được ví như những vòng quay đầy màu sắc và trong kho phim ấn tượng đó, có vài bộ phim nổi bật hơn cả vì cách sử dụng màu sắc đầy tính cảm hứng của ông.
Một trong những bộ phim thể hiện khả năng thiên tài của ông trong việc chọn màu sắc là “Suspiria” được sản xuất năm 1977. Bộ phim lấy bối cảnh tại một trường dạy ba-lê ở Đức chịu ảnh hưởng bởi các phù thủy cổ xưa. Phần thiết kế sản xuất và hình ảnh của phim là một ngọn lửa sáng chói với những màu sắc mang tính huyền ảo: ánh hồng tái của màu sơn tường và đồ nội thất trong khi gương mặt của nhân vật nhuốm màu ám xanh. Argento đã giúp minh họa sinh động màu sắc có vai trò quan trọng như thế nào khi đứng trên cương vị đạo diễn cho những bộ phim kinh dị. Màu sắc có thể giúp kích thích nhiều cảm giác cho khán giả và có thể liên kết tới bất kì chủ đề hay kiểu làm phim.
