Theo Pocket-lint, 5G sẽ chạy trên một dải tần cao, sử dụng tín hiệu tần số 4G cao hơn. Băng tần mới sẽ ít bị tắc nghẽn hơn hiện tại, tuy nhiên tín hiệu sẽ không thể đi xa, vì vậy sẽ cần phải có nhiều điểm truy cập được đặt gần nhau hơn.
Công nghệ này dự kiến cũng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các nhà sản xuất thiết bị Internet of Things (IoT), vì nó sẽ luôn được bật và có thể được khai thác dễ dàng.
Những thiết bị hỗ trợ 5G
Điện thoại 5G sẽ ra mắt vào năm 2019, với Motorola là công ty đầu tiên sau khi công bố Moto Z3 đi kèm phụ kiện Moto Mod 5G, sau đó là Xiaomi Mi Mix 3. Tin đồn tiếp tục xoay quanh thông tin nói rằng ít nhất một phiên bản Galaxy S10 sẽ có khả năng 5G, trong khi OnePlus dự kiến phát hành một điện thoại 5G vào năm 2019, có thể là OnePlus 7.
Qualcomm cho biết chip mới có khả năng tải về lên đến 5 Gbps, nhanh gấp 400 lần so với tốc độ tải xuống 4G trung bình hiện tại. Qualcomm đã thông báo đang hợp tác với 18 nhà sản xuất thiết bị để sản xuất phần cứng có modem X50 vào năm 2019, bao gồm HMD Global, Sony, Xiaomi, Oppo, Vivo, HTC, LG, Asus, ZTE, Sharp và Fujitsu. Công ty cũng làm việc với các nhà mạng để thử nghiệm 5G, bao gồm AT&T, BT/EE, China Mobile, Deutsche Telekom, Orange, SK Telecom, Sprint, Telstra, Verizon và Vodafone.
Các công ty Samsung, Huawei và Apple không nằm trong danh sách vì họ thiết kế chip smartphone riêng và sử dụng modem từ nơi khác.
Lưu ý rằng 5G không hoàn toàn về điện thoại di động khi mà sẽ có một thế hệ máy tính xách tay và máy tính bảng mới tích hợp 5G, cũng như đã có những cuộc thảo luận về 5G cho tương lai của xe tự hành.
Sự cần thiết của 5G
Một trong những lợi ích chính của 5G so với 4G không chỉ là tốc độ truyền mà còn giảm độ trễ. Hiện tại mạng 4G có độ trễ 40 ms đến 60 ms dẫn đến những khó chịu cho người cần đến độ phản hồi nhanh, đặc biệt là game thủ.
Trong khi đó độ trễ của 5G có thể nằm trong khoảng từ 1 ms đến 10 ms. Điều này cho phép các khán giả ở một sân vận động bóng đá có thể xem live streaming để xem những gì đang xảy ra trên sân với độ trễ rất thấp. Điều đó cũng sẽ mở ra cánh cửa cho thế giới ảo VR và AR làm việc theo thời gian thực.
Cách 5G giúp tạo sự bùng nổ của các thiết bị
Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 50 tỉ thiết bị được kết nối (hay Internet of Things) trên toàn thế giới. Về cơ bản, IoT là các thiết bị có khả năng kết nối internet như lò vi sóng, bộ ổn nhiệt và báo động khói.
Với 5G, các điểm phát được sử dụng sẽ có cách bố trí giống như hiện nay với phạm vi lắp đặt rộng, nhưng ở các khu vực đô thị thì các điểm phát sẽ đặt ở vị trí gần nhau hơn, ở các cột đèn, trên mái nhà hàng và thậm chí bên trong gạch của các tòa nhà lớn.
Các điểm phát sẽ tự động tương tác với từng thiết bị để cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất cho dù nó ở đâu. Các thuật toán thậm chí sẽ biết thiết bị di chuyển nhanh như thế nào, do đó có thể thích ứng với tế bào nào được kết nối. Một số thiết bị sẽ yêu cầu dữ liệu quan trọng được chuyển qua lại trong khi những thiết bị khác chỉ gửi và nhận các gói thông tin nhỏ. Mạng 5G sẽ hiểu điều này và phân bổ băng thông tương ứng.
Ví dụ, một chiếc xe được kết nối có thể yêu cầu kết nối từ các điểm phát lớn để duy trì kết nối của nó mà không phải thiết lập lại liên tục trong khoảng cách, trong khi smartphone của một người có thể kết nối với các cột sóng nhỏ hơn nhưng dễ dàng và tự động chuyển trong thời gian đủ ngắn để ngăn người dùng phát hiện.
Lợi ích khác của 5G
Dung lượng cũng sẽ rất quan trọng đối với tương lai của phát trực tuyến video. Đến năm 2030, nhà mạng EE của Anh dự đoán rằng 76% lưu lượng dữ liệu của họ sẽ được sử dụng cho streaming video, với phần lớn sẽ là độ phân giải 4K Ultra HD hoặc thậm chí 8K. EE cho biết với 5G, một số ứng dụng của nhà mạng này sẽ có độ trễ thấp sẽ chưa thể được khai thác do cần phải có công nghệ tận dụng hết sức mạnh của nó.
Samsung và Intel cũng đã tham gia nhiều vào thử nghiệm và phát triển thiết bị phần cứng 5G. Samsung đã làm việc với nhà mạng Verizon của Mỹ về các thử nghiệm, và cả hai đang hợp tác để sớm triển khai công nghệ 5G ra thị trường. Intel cũng đã thử nghiệm mạng 5G tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018.
Theo Thanh Niên